Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-08-12
2014-08-12
Hội nghị đối ngoại đa phương lần đầu tiên diễn ra hôm nay tại Hà
Nội và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc cũng như chủ trì hội
nghị.
Thực tế chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời gian qua thế
nào và sắp tới Việt Nam vần phải quan hệ ra sao để có thể giữ được độc
lập, chủ quyền của đất nước
Hội nghị bàn chuyện cũ- tìm hướng mới
Chủ đề hội nghị được nêu rõ ‘Đối ngoại đa phương thế kỷ 21 và khuyến
nghị chính sách đối với Việt Nam’. Ngoài sự có mặt của thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng, còn có phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh,
nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan, nguyên Bộ trưởng Thương Mại Trương Đình
Tuyển. Bên cạnh đó còn có nguyên Tổng giám đốc Tổ chức Thương Mại Thế
giới- WTO Pascal Lamy, nguyên phó tổng thư ký Liên hiệp Quốc Jayantha
Dhanapala và nguyên bộ trưởng ngoại giao Singapore Geroge Yeo đến tham
dự.
Mạng báo Chính phủ Việt Nam cho biết trong dịp hội thảo này Hà Nội
nhìn lại giai đoạn đối ngoại đa phương gần 3 thập niên qua của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo phát biểu với báo giới của phó thủ tướng kiêm bộ trưởng
ngoại giao Phạm Bình Minh thì Việt Nam từng tham gia các hoạt động
ngoại giao đa phương để bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước từ rất
lâu, một ví dụ được ông này nêu ra là từ Hội nghị Geneve 1954 cách đây
đã 60 năm.
Việt Nam đã triển khai đồng bộ, toàn diện có hiệu quả các hoạt động đối ngoại trên các kênh song phương và đa phương, dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa ngoại giao Nhà Nước, đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dânThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Trong phát biểu khai mạc hội nghị tại Hà Nội về đối ngoại đa phương,
thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối ngoại đa phương đã có những đóng góp lớn
cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
Ông cũng nhắc lại Đại hội Đảng lần thứ 11 đánh dấu bước chuyển quan
trọng về tư duy đối ngoại của Hà Nội. Ông nói rằng Việt Nam đã triển
khai đồng bộ, toàn diện có hiệu quả các hoạt động đối ngoại trên các
kênh song phương và đa phương, dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa ngoại
giao Nhà Nước, đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân
‘Bóng đè’ ý thức hệ cộng sản?
Tuy vậy theo nhận định của nhiều đảng viên và nhiều người quan tâm
đến tình hình đất nước Việt Nam lâu nay, thì trong quan hệ quốc tế Hà
Nội luôn bị Bắc Kinh tác động ảnh hưởng, thậm chí khống chế. Và tư duy ý
thức hệ cộng sản luôn là kim chỉ nam cho khái niệm bạn- thù của đảng và
chính quyền Hà Nội.
Ông Đặng Xương Hùng, viên chức ngoại giao tại Thụy Sỹ xin tỵ nạn
chính trị ở đó, cho biết ý kiến về vấn đề đối ngoại đa phương của Việt
Nam:
Thực tế Việt Nam đã tuyên bố chính sách đa phương hóa các quan hệ
và hình thành đối tác chiến lược với hơn 10 nước, vừa rồi có đi Mỹ và
cũng muốn hình thành đối tác chiến lược với Mỹ; tuy nhiên ngay cả những
nhà ngoại giao trong nước cũng đã bình luận rằng trong thế hầu như bị cô
lập Việt Nam lại bắt đầu đi tìm hướng đối tác chiến lược với các nước
và làm giảm nhẹ đối tác chiến lược của mình đối với Trung Quốc. Đối tác
chiến lược này xuất phát một chiều từ nhu cầu của phía Việt Nam và lấy
câu chữ để đổi lấy chất lượng. Cũng có bình luận cho rằng nhiều đối tác
chiến lược quá nhiều khi lại chẳng có đối tác chiến lược thực sự nào cả!
Suốt thời gian qua, Trung Quốc, Liên xô, Cu Ba, Bắc Hàn, các nước
Đông Âu cũ- những quốc gia cùng chung ý thức hệ cộng sản với Việt Nam
luôn nhận được sự ủng hộ của Hà Nội trong nhiều vấn đề. Đối với những
nước tư bản như Hoa Kỳ, Pháp… đến nay nhiều vị lãnh đạo và cán bộ tuyên
huấn vẫn còn cho là ‘đế quốc, thực dân’….
Sau những lần Trung Quốc xua quân xuống đánh chiếm Việt Nam, gần nhất
là tại các đảo đá ở Trường Sa như trận Gạc Ma hồi năm 1988, trận chiến
biên giới phía bắc năm 1979, và chiến tranh biên giới tây- nam sau năm
1975…, đảng và chính phủ Hà Nội lại làm thân với Bắc Kinh và ký kết
những thỏa thuận mà đến nay cho thấy phần thiệt thòi rất lớn thuộc về
Việt Nam.
Trong thế hầu như bị cô lập VN lại bắt đầu đi tìm hướng đối tác chiến lược với các nước và làm giảm nhẹ đối tác chiến lược của mình đối với TQ. Đối tác chiến lược này xuất phát một chiều từ nhu cầu của phía VN và lấy câu chữ để đổi lấy chất lượng. Cũng có bình luận cho rằng nhiều đối tác chiến lược quá nhiều khi lại chẳng có đối tác chiến lược thực sự nào cảÔng Đặng Xương Hùng
Trong thời gian gần đây nhiều người từng là tướng trong quân đội và
các đảng viên cao cấp đòi hỏi Đảng phải công khai nội dung của những
thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Hà Nội như Thỏa hiệp Thành Đô mà các lãnh
đạo đảng Việt Nam và Trung Quốc ký hồi đầu tháng 9 năm 1990.
Bạn- thù có rõ?
Sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương- Thạch Du 981 vào vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp Công ước về
luật biển năm 1982 và Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông vảo năm
2002 mà Trung Quốc có tham gia ký kết , mưu đồ độc chiếm Biển Đông của
Trung Quốc lộ rõ.
Và đến lúc này mối quan hệ ‘vừa là đồng chí, vừa là anh em’ được đảng
và chính phủ luôn nhắc đến lâu nay lộ rõ thực chất của nó. Thông tin từ
truyền thông quốc tế loan tin chính tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam
muốn sang gặp chủ tịch Trung Quốc để nói về chuyện giàn khoan đưa vào
vùng biển của Việt Nam như thế, nhưng Bắc Kinh thẳng thừng từ chối. Đến
khi ủy viên quốc vụ Dương Khiết Trì của Trung Quốc sang Việt Nam thì lại
nêu rõ những chỉ thị mà Hà Nội không được làm, sau đó về nước còn cho
rằng chuyến đi nhằm dạy bảo ‘đứa con hoang’ trở về…
Trong những năm tới quan hệ Việt- Mỹ có thể nâng từ quan hệ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược. Tất nhiên cái này không phải Mỹ muốn mà được mà là con đường hai chiều. Cái này muốn hiện thực hóa thì đòi hỏi có sự chủ động rất lớn từ phía Việt NamTiến sĩ Đinh Hoàng Thắng
Trước thái độ của Trung Quốc với sự chỉ dạy của một quan chức của Bắc
Kinh như thế, Đảng cộng sản Việt Nam đã cử ông Phạm Quang Nghị, ủy viên
Bộ chính trị, bí thư thành ủy Hà Nội sang Hoa Kỳ.
Động thái đó được cho là tìm kiếm quan hệ hỗ trợ từ phía Mỹ trong
cuộc tranh chấp hiện nay với Trung Quốc. Chính tại các hội nghị ASEAN
diễn ra ở thủ đô Naypyitaw của Miến Điện, Trung Quốc tiếp tục bảo vệ
quan điểm về vấn đề Biển Đông và không chấp nhận yêu cầu mà Hoa Kỳ đề
nghị đóng băng các hành động khiêu khích, làm căng thẳng tình hình ở khu
vực.
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hòa Lan, đưa ra
đánh giá về mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong thời gian gần đây:
Về quan hệ Việt- Mỹ thì tôi thấy trong khoảng hai ba tháng gần đây
có nhiều biến động, biến chuyển theo chiều hướng tích cực. Phát biểu từ
đoàn Mỹ sang Việt Nam đều cho rằng cả hai phía đều phải có suy nghĩ
mới, cách làm mới và họ đặt ra quan hệ Việt- Mỹ phải có những đột phá để
như ông John McCain nói là trong những năm tới (chú ý điều này các báo
nói không chính xác là trong năm tới) quan hệ Việt- Mỹ có thể nâng từ
quan hệ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược. Tất nhiên cái này
không phải Mỹ muốn mà được mà là con đường hai chiều. Cái này muốn hiện
thực hóa thì đòi hỏi có sự chủ động rất lớn từ phía Việt Nam.
Thông thường để có mối quan hệ hữu nghị thực sự cần phải xây dựng
niềm tin chứ không phải lúc nào cần thì tìm đến nhau, còn không thì lơ
đi. Riêng ông Đặng Xương Hùng thì cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam hiện
nay cần phải có khôn ngoai, can đảm vượt qua việc tự trói mình vào chính
sách ba không ‘ không tham gia liên minh quân sự với nước nào, không
cho nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam, không dựa vào nước nào để
chống lại nước kia’.
Một câu nói cũng được nhắc đến nhiều hiện nay là ‘không có bạn vĩnh
viễn, không có thù vĩnh viễn mà chỉ có quyền lợi quốc gia, dân tộc là
vĩnh viễn mà thôi.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen