Đăng bởi Eric hwang on Thứ Hai, ngày 04 tháng 8 năm 2014 | 4.8.14
Trung Quốc đã xua gần hơn 4 vạn tàu cá xuống biển Đông (Ảnh minh họa) |
Sau
khi kết thúc 75 ngày áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương, 12h00 ngày
1-8, Trung Quốc đã lùa hơn 44.000 tàu cá xuống tràn ngập biển Đông,
Số
tàu cá ra khơi đợt này chủ yếu là của 4 tỉnh ven biển, gồm Hải Nam,
Quảng Đông, Quảng Tây và Phúc Kiến. Đây là 4 tỉnh có số lượng tàu cá
hoạt động nhiều nhất ở ngư trường biển Đông, chính vì vậy lễ xuất quân
ra khơi năm nay cũng được chính quyền các tỉnh này tổ chức cực kỳ long
trọng.
Tại Hải Nam, ngay sau khi “tiếng còi” khai cuộc mùa đánh bắt mới bắt đầu vào lúc 12h ngày 1-8, đã có 8994 tàu
cá các
loại đồng loạt khởi hành hướng tới Ngư trường biển Đông.
Còn
tại Quảng Tây hơn 3000 tàu cũng đã ra khơi. Được biết, Quảng Tây có
tổng số 3083 tàu cùng 18837 ngư dân đã về cảng nghỉ ngơi sau khi
có lệnh cấm đánh bắt (từ 12h ngày 16-5). Trong đó thành phố Bắc
Hải là 2448 tàu, thành phố Khâm Châu 274 tàu và thành phố cảng
Phòng Thành 361 tàu.
Phúc
Kiến được coi là tỉnh có tổng số tàu ra khơi nhiều nhất với hơn
18.000 tàu, chiếm 80% trong tổng số hơn 22.500 tàu trên phạm vi toàn
tỉnh. Tiếp đó là tỉnh Quảng Đông với 14.000 tàu.
Trung Quốc đã xua gần hơn 4 vạn tàu cá xuống biển Đông (Ảnh minh họa)
|
Được
biết, số tàu cá ra khơi đợt này bao gồm cả tàu vỏ gỗ và tàu vỏ thép,
hoạt động rất đa dạng và chính quy theo đội hình đánh bắt trên ngư
trường, số tàu này còn được nhà nước hỗ trợ xăng dầu và nhiều trang
thiết bị đánh bắt hiện đại.
Hiện
nay, Trung Quốc đang đẩy mạnh tốc độ đóng mới các loại tàu vỏ thép giúp
Ngư dân vươn khơi, đánh bắt xa bờ, đặc biệt những tàu vỏ thép này lại
được nhà nước “bật đèn xanh”, khuyến khích tìm đến những vùng biển đang
có tranh chấp để đánh bắt.
Việc
nghiên cứu đóng mới tàu vỏ thép thay thế tàu vỏ gỗ được Bắc Kinh phát
động rầm rộ từ năm 2011 bởi Cục đăng kiểm tàu cá thuộc Bộ Nông nghiệp
Trung Quốc, và ngay sau đó năm 2012 nước này đã chọn ra 10 mẫu trong số
22 loại tàu vỏ thép được khảo sát để chính thức đưa vào sản xuất.
Bao
gồm: 1 - Tàu cá lưới kéo vỏ thép 41,38 mét; 2- Tàu cá
lưới quây dùng đèn vỏ thép 43,60 mét; 3 - Tàu cá lưới quây dùng đèn,
một boong 37,8 mét; 4 - Tàu cá lưới kéo composit 32,98 mét; 5 - Tàu cá
lưới kéo composit 21,3 mét; 6 - Tàu cá du lịch composit 16 mét; 7- Tàu
cá lưới kéo hai boong vỏ thép 36,8 mét; 8- Tàu cá lưới kéo vỏ thép 34
mét; 9- Tàu cá lưới kéo giàn cột-thanh ngang SH 821; 10 - Tàu câu mực xa
bờ 65 mét.
Đội tàu cá của thành phố Quế Lâm - tỉnh Quảng Tây
|
Trong
10 loại tàu đó, có loại số 1, 2, 3 được thiết kế với vùng hoạt động chủ
đích là Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt
Nam, tàu số 7,10 hoạt động viễn dương nên có thể tính cả vùng Trường
Sa, tàu số 4, 5, 8, 9 hoạt động vùng Đông Hải và Hoàng Hải, tàu số 6 nhỏ
chuyên hoạt động ven bờ.
10
loại tàu này nói chung đều có kết cấu theo hệ thống ngang, một đáy, một
boong, có sống chính. Cứ cách bốn khoảng sườn lại có một sườn khỏe và
đà ngang khỏe. Kết cấu hợp lý, quy cách đơn giản, không có những chỗ tập
trung ứng suất, dễ đóng, dễ kiểm tra, giảm giá thành bảo dưỡng sau này.
Chính vì vậy mà các loại tàu vỏ thép này không ngần ngại gây ra những vụ va chạm
trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Điều này chúng ta đã thấy trong đợt giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, những tàu này đã không ngần ngại đâm húc cả tàu cá và tàu công vụ của ta.
Điều này chúng ta đã thấy trong đợt giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, những tàu này đã không ngần ngại đâm húc cả tàu cá và tàu công vụ của ta.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen