Chiều
ngày 23/7/2014, Lãnh đạo Tập đoàn Besra Việt Nam chính thức công bố
ngừng hoạt động 2 nhà máy sản xuất vàng lớn nhất nước tại Quảng Nam.
Việc đóng cửa hai nhà máy khai thác vàng đã khiến cho hơn 1000 công nhân
rơi vào cảnh thất nghiệp.
Là
người Việt chắc hẳn chúng ta ai cũng sẽ bực mình khi đọc bản tin “Hàng
tấn vàng ròng bị đào bán ra nước ngoài” đăng trên tờ báo điện tử
Vietnamnet. Theo tờ này, chỉ trong vòng 4 năm, từ 2008 đến cuối 2012,
tổng lượng vàng tại hai nhà máy khai thác vàng lớn nhất nước ở Quảng Nam
là Bồng Miêu và Đắk Sa (Phước Sơn) của Tập đoàn Besra Việt Nam đã đào
được hơn 4,430 tấn vàng. Và tờ báo này đặt ra câu hỏi số vàng đã bán hết
thì tiền đi đâu?
Ngoài
những con số đã nêu trên, khối lượng vàng đào được trong năm 2013 và 6
tháng đầu năm 2014 tại hai nhà máy này vẫn đang là điều bí mật.
Cty
khai thác vàng Bồng Miêu được cấp phép đầu tư bởi UBND tỉnh Quảng Nam
vào 6/2008 với tổng số vốn đầu tư 40 triệu USD, phía nước ngoài chiếm
85%.
Cty
khai thác vàng Phước Sơn được cấp phép thăm dò năm 1999, chính thức
khai thác vào 6/2011 với tổng số vốn đầu tư 73,4 triệu USD, trong đó số
vốn nước ngoài chiếm 80%
Tập
đoàn Besra Việt Nam bị báo chí nhảy vào nói xấu là vì họ đã trây ì, nợ
thuế lên đến hàng trăm tỷ đồng nhưng lại không chịu trả. Số tiền mà họ
nợ đã lên đến 300 tỷ đồng nên Cục Thuế Quảng Nam vừa phải áp dụng các
biện pháp cưỡng chế thu hồi thuế. Nhưng ngay sau đó, các công ty này đã
đóng cửa nhà máy để gây áp lực lên ngành thuế.
Đây
chưa phải là lần đầu tiên các công ty của Tập đoàn Besra cho đóng cửa
nhà máy. Theo tờ Dân Trí cho biết, vào cuối tháng 11/2013, Công ty khai
thác vàng Bồng Miêu đã gửi văn bản cho tỉnh Quảng Nam và các ban ngành
liên quan thông báo việc nhà máy này phải tạm ngưng hoạt động để sửa
chữa tình trạng sạt lở đường và nhiều hạng mục khác trong nhà máy do bão
lũ. Trước đó, Tập đoàn Besra đã có thông báo gửi đến các cơ quan truyền
thông và kiến nghị lên Bộ Tài chính phản đối việc tăng thuế suất tài
nguyên vàng từ 15-25%. Họ còn dọa sẽ đóng cửa nếu kế hoạch thuế suất
khoáng sản tăng lên vào năm 2014.
Không
những phản đối việc tăng thuế tài nguyên, Besra còn kiến nghị giảm mức
thuế suất cũ từ 15% xuống còn 6%, thuế thu nhập doanh nghiệp từ 40%
xuống 32%.
Cục
Thuế Quảng Nam cho biết, tổng số tiền thuế các loại mà hai nhà máy khai
thác vàng Bồng Miêu và Đắk Sa nộp vào ngân sách là hơn 650 tỷ đồng, sau
khi đưa ra nước ngoài tiêu thụ hơn 4,430 tấn vàng thành phẩm.
Chiều
ngày 23/7/2014, Lãnh đạo Tập đoàn Besra Việt Nam chính thức công bố
ngừng hoạt động 2 nhà máy sản xuất vàng lớn nhất nước tại Quảng Nam.
Việc đóng cửa hai nhà máy khai thác vàng đã khiến cho hơn 1000 công nhân
rơi vào cảnh thất nghiệp.
Ngày
26/7/2014 tức là chỉ ba ngày sau khi tuyên bố đóng cửa 2 nhà máy khai
thác vàng Phước Sơn và Bồng Miêu, người dân địa phương huyện Phước Sơn
đã xông vào kho vật tư của Cty vàng Phước Sơn “cướp” hơn 15 ngàn khay
sắt đựng mẫu đá quặng thăm dò (250 ngàn/khay), cùng với khung sắt kê
mẫu, máy vẽ sơ đồ địa chất, thùng đựng mẫu, cửa kéo…
Lãnh
đạo Cty đã tố lên chính quyền, và cho rằng người dân đã cướp tài sản
của Cty dẫn đến thiệt hại hàng tỷ đồng. Ngay lập tức, lãnh đạo UBND
huyện Phước Sơn đã phản bác gay gắt và cho biết không hề có vụ cướp nào
xảy ra tại nhà máy khai thác vàng này.
Tờ
Đời Sống và Pháp Luật dẫn lời ông Hoàng Hoa, Chánh văn phòng UBND huyện
Phước Sơn, khẳng định: “Một số người dân ở khối 1, thị trấn Khâm Đức
(huyện Phước Sơn) sau khi nghe tin Cty ngừng hoạt động, thấy các vật
dụng để ngoài trời không có ai quản lý nên đã vào lấy để bán phế liệu”.
Cũng
theo ông Hoa, đây là những người dân bị nhà máy khai thác vàng nợ tiền
nhiều năm nay. Khi nghe nhà máy đóng cửa, nên họ tập trung chờ lãnh đạo
Cty để đòi nợ.
Trên
tờ Lao Động cho hay, ngày 4/8/2014, Cục Thuế Quảng Nam đã có buổi làm
việc với đại diện Cty vàng Phước Sơn và Cty vàng Bồng Miêu (là những con
ty con của Besra) để giải quyết vấn đề cưỡng chế thuế sau khi tỉnh
Quảng Nam có công văn yêu cầu tháo gỡ khó khăn theo hướng nghiên cứu cho
phép gia hạn trả nợ dần nhưng tối đa không quá 24 tháng. Tuy nhiên,
phía doanh nghiệp thì đề nghị Cục thuế phải tháo cưỡng chế thuế ngay lập
tức thì công ty mới thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế phát
sinh từ 9/2014, còn đối với các khoản nợ cũ, cty không cam kết trả.
Theo
ông Ngô Bốn, Cục trưởng Cục Thuế Quảng Nam: “Đây là yêu sách hết sức vô
lý, không có cơ sở xử lý. Quan điểm của cơ quan thuế là sẽ tiếp tục báo
cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, UBND tỉnh Quảng Nam xem xét”.
Cũng
theo tờ Lao Động, việc Cty vàng Phước Sơn, Bồng Miêu nợ thuế, thậm chí
là nợ người dân, doanh nghiệp địa phương mãi không chịu trả, rồi đóng
cửa nhà máy để gây sức ép đã gây bức xúc tại địa phương. Ngoài số vàng
công khai làm căn cứ tính thuế, khối lượng vàng đào được tại 2 mỏ vàng
lớn nhất nước ở Quảng Nam của 2 Cty trên cũng không thể kiểm soát.
Dư
luận đang rất bực mình khi một nhà máy lớn, có công nghệ hiện đại nhưng
tiền thuế chỉ bằng một ban quản lý chợ nộp cho nhà nước. Một lượng
khoáng sản lớn tại mỏ Bồng Miêu, Phước Sơn đang bốc hơi hàng năm trong
khi hiệu quả từ những nhà máy này mang lại cho xã hội lại rất ít đó là
chưa nói trong cách quản lý của chính quyền địa phương quá yếu kém, dẫn
đến việc không thể kiểm soát được hai nhà máy nói trên. Nó có đáng để
cho chính quyền Quảng Nam đánh đổi?
Người Quan Sát
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen