Cập nhật: 08:10 GMT - thứ năm, 10 tháng 7, 2014
Buổi điều trần diễn ra hôm thứ Tư 9/7
Việt Nam lại bị chỉ trích tại buổi điều trần về
nhân quyền ở Đông Nam Á hôm 9/7 tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.
Các nguồn tin cho hay ba vị dân biểu là Ed Royce, Chủ
tịch ủy ban và chủ toạ của buổi điều trần, Elliot Engel và Christopher Smith
đều đã có các phát biểu nhắm vào tình trạng nhân quyền ở Việt Nam
mà họ cho là "tồi tệ".
Ông Royce được dẫn lời nói rằng có nhiều bằng chứng
cho thấy "tình hình đang trở nên tồi tệ hơn" ở Việt Nam, nơi chính
quyền tiếp tục đàn áp những người chỉ trích chế độ.
Vị dân biểu này cho rằng chính phủ Việt Nam trấn áp gần
như mọi ý kiến bất đồng, và hành động này ông đã trực tiếp chứng kiến
trong những chuyến đi Việt Nam của mình.
Ông Ed Royce, dân biểu đảng Cộng Hòa, tiểu bang
California, nói Việt Nam và Hoa Kỳ đã có 18 cuộc gặp trong khuôn khổ
Đối thoại Nhân quyền song phương nhưng "không có tiến bộ".
Ông kêu gọi Việt Nam chấm dứt ngay việc vi phạm
nhân quyền và trả tự do lập tức cho các tù chính trị.
Dự luật nhân quyền Việt Nam
Dân biểu Ed Royce là người đứng
đầu Ủy ban Đối ngoại Hạ viện
Hồi tháng Ba, dân biểu Royce cũng là người đã đệ
trình dự luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam ra Quốc hội Hoa Kỳ.
Dự luật 4254 bao gồm các chế tài đối với quan
chức chính phủ Việt Nam, bị cho là có trách nhiệm trong các vụ vi
phạm nhân quyền ở Việt Nam. Theo đó, các cá nhân trong danh sách vi
phạm sẽ không được cấp thị thực nhập cảnh vào Hoa Kỳ và không được phép làm ăn
với các công ty Mỹ.
Việt Nam luôn bác bỏ các cáo buộc về nhân quyền
và gọi các dự luật tương tự, vốn chưa bao giờ qua được lưỡng viện,
là "sai trái".
Trên trang mạng của tổ chức Cứu trợ Thuyền nhân
BPSOS, mà đại diện là ông Nguyễn Đình Thắng đã tham dự buổi điều
trần hôm 9/7 với tư cách nhân chứng, ông cho biết đã có động thái vận
động từ phía chính phủ Việt Nam.
Trang Mạch sống cho hay: "Ở phần kết thúc buổi điều
trần, dân biểu Christopher Smith nêu vấn đề chính quyền Việt Nam đã bỏ ra 180
nghìn Mỹ kim để thuê hãng chuyên vận động hành lang Podesta Group vận động chống
lại đạo luật nhân quyền cho Việt Nam".
Ông Thắng nói cộng đồng người Việt chống cộng ở
Mỹ sẽ có hành động "vận động chính phủ Hoa Kỳ nhập cuộc bảo vệ an
ninh và hòa bình ở Biển Đông cũng như đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền".
Người đứng đầu BPSOS kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ nắm bắt
cơ hội khi căng thẳng xung quanh giàn khoan 981 đang thu hẹp các chọn lựa
của Việt Nam.
“Việt Nam không còn nhiều chọn lựa lúc này... Họ chỉ còn
có thể ngả theo Tây Phương mà dẫn đầu là Hoa Kỳ. Họ đang cầu cạnh Hợp tác Xuyên
Thái Bình Dương, tức TPP, hơn lúc nào hết.”
Theo ông Hoa Kỳ cần gây áp lực mạnh hơn để Việt
Nam tôn trọng nhân quyền, trước mắt phải đưa Việt Nam vào loại danh
sách các quốc gia gây quan ngại về tự do tôn giáo (CPC).
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen