Việt Nam lạm dụng chức năng báo cáo của Facebook để bóp nghẹt những ý
kiến đối lập
Tech Dirt
Timothy Geigner
Hoàng Thuyên lược dịch
Hoàng Thuyên lược dịch
Ngày 1 tháng 8, 2014
Thật là buồn cười khi thấy những nhà
nước độc đoán, trên lý thuyết có thể vượt qua lề thói quan liêu khiến các xứ
cộng hòa dân chủ chậm lụt, vậy mà đã không thể phản ứng nhanh chóng khi không
kiểm soát internet được và cũng không biết lùi như thế nào. Thỉnh thoảng chúng
ta lại thấy những ví dụ của nhà cầm quyền dùng các biện pháp toàn trị đối với
dân của họ trên internet và các mạng xã hội, rồi sau đó thấy rằng các biện pháp
đó không hữu hiệu, để rồi thay vì thoái lùi họ lại chỉ nhích xa một chút. Một ví
dụ điển hình gần đây là Ukraine, khi họ cố gắng theo dõi và đe dọa những người
biểu tình qua tin nhắn nhanh và qua công an, trước khi phải dẹp bỏ vụ tin nhắn
nhanh, và rồi cuối cùng phải đầu hàng trước cuộc cách mạng làm thay đổi chế
độ.
Việt Nam có vẻ đang trong tiến trình
học cùng bài học. Quốc gia này thích tự khoác cho mình là một xã hội tự do, vậy
mà họ mướn những người được gọi là "dư luận viên" trong hàng ngũ của cán bộ nhà
nước. Công việc của họ là xem xét 25 triệu trang Facebook để tìm những ai có ý
kiến đối lập và sau đó báo cáo các tài khoản này đến Facebook, mà dường như
Facebook tuân theo bằng cách đóng các tài khoản này lại. Chuyện báo cáo này chỉ
là một việc có tầm vóc nhỏ của nỗ lực ngăn chận của nhà nước.
- Với sự tham gia của 25 triệu người dùng, Facebook đã trở thành mạng xã
hội chính yếu tại quốc gia này. Kể từ ngày Facebook cất cánh tại Việt Nam năm
2009, giới chức trách đã thất bại trong nỗ lực kềm chế sự phát triển vượt bực
của Facebook đang đóng vai trò làm môi trường cho tự do ngôn luận. Những nỗ lực
ban đầu của giới chức trách để ngăn chận Facebook đã thất bại và chỉ khuyến
khích giới cư dân mạng học cách vượt tường lửa và trở nên quen thuộc về việc bất
tuân dân sự.
Thật là trớ trêu. Bạn cố gắng gây khó khăn cho người sử dụng
internet và điều này chỉ làm cho họ rành hơn trong việc qua mặt bạn. Đấy là
chuyện bình thường chứ không phải ngoại lệ. Nhưng thay vì rút tỉa từ bài học,
nhà nước lại đi theo hướng độc đoán đóng tài khoản và cỏ vẻ như có sự tuân thủ
của Facebook. Cần nói cho rõ, chủ nhân các tài khoản chỉ nói lên những điều bất
bình chứ không là những người khủng bố.
Vào năm 2013, Đinh Nhật Uy, 30 tuổi, được biết đến là nhà
hoạt động đầu tiên bị bắt giam vì các hoạt động của anh trên Facebook. Anh bị
tuyên án là "lợi dụng các quyền tự do dân chủ" qua các cập nhật tình trạng (stt)
kêu gọi thả người em trai của mình đã từng dùng mạng xã hội để nói lên những ý
kiến đối lập. Việc giam giữ anh Uy đã gây nhiều chú ý, nhưng vẫn không làm giảm
đi sự ưa chuộng dùng mạng xã hội này cho việc thảo luận chính trị và tổ
chức.
Nói cách khác, các nỗ lực của nhà nước vẫn không đi đến đâu.
Những nỗ lực để bóp nghẹt những sự bất bình với nhà nước như vầy chỉ sản sinh ra
thêm những tác động cấp số nhân trên trong việc đối kháng mà chúng ta đã thấy
tại Ukraine, Ai Cập, Tunisia, vân vân và vân vân, muôn đời và mãi mãi, amen. Đó
là kết quả. Tôi không phải là thầy bói, nhưng đừng ngạc nhiên nếu bạn trông thấy
các cuộc biểu tình nở rộ hàng loạt, hệ quả của phương cách độc đoán này. Và nếu
nhà cầm quyền còn nghĩ đến quyền hành thì xoay chiều ngay lập tức là điều cần
phải làm.
Và, dĩ nhiên, chúng ta cũng đừng để Facebook qua một bên trong
vụ này. Đã đến lúc mạng xã hội khổng lồ này phải lên tiếng về việc bịt miệng có
động cơ chính trị quá hiển nhiên này. Họ phải giữ lập trường ý thức hệ lỏng lẻo
nếu muốn hoạt động toàn cầu, tuy nhiên cũng có những việc đi quá đà và hành vi
của nhà cầm quyền Việt Nam rõ ràng là loại việc đi quá đà mà mọi người có thể dễ
dàng lên tiếng để chống lại.
Dẫu cách nào đi nữa cuối cùng cũng không có biện pháp nào hữu
hiệu cả. Trong tương lai gần hãy đón chờ những bài viết khác của chúng tôi hả hê
về vụ này.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen