Lời
người viết :
Lâu rồi các bạn bè thân hữu mỗi khi gặp tôi
cứ hỏi “Liệu ông có viết
lại các mẫu chuyện về Ca
Sĩ Sài Gòn trước năm 75
được không ?”. Bởi dù gì
ngày trước ở Sài Gòn tôi
viết chuyên mục về điện
ảnh tân nhạc cho nhiều
báo và tạp chí, mà nhật
báo Trắng Đen với số bán
chạy nhất thời đó là chủ
chốt; đồng thời cũng là
một trong các sáng lập
viên “Nhóm thân hữu ký
giả Điện ảnh Tân nhạc
Việt Nam” (như Huy Vân
TTK báo Tiền Tuyến tức
Binh Cà Gật, Nguyễn
Toàn, Tương Giang, Phạm
Hồng Vân, Phi Sơn….)
thuộc “thiên lý nhãn”….
trăm tai ngàn mắt thời
đó.
Viết về giới ca nhạc sĩ
Sài Gòn thời trước 1975,
là viết những chuyện
đằng sau hậu trường,
những chuyện dính dáng
vào đời tư nhưng không
đến nỗi phải bồi thường
“một đồng danh dự”; có
thể có những vụ việc đã
từng được đăng hoặc chưa
được đăng trên báo, viết
về người còn ở lại và
người đã xa quê hương,
quả thật hết sức phức
tạp ! Lý do “sự thật hay mích lòng”, nhưng đã
hơn 30 năm xin cứ coi
đây là kỷ niệm, thật hư
thế nào chính người
trong cuộc sẽ hiểu !….
Nhưng vì một lẽ giản đơn
“không muốn vạch áo cho
gười xem lưng” đó thôi
!?
Cuối cùng, những phần hồi ký này chỉ trích
đăng từng phần, nếu có
dịp xin sẽ viết tiếp… và
viết ra để những người
về sau tham khảo và biết
về các Nhạc Sĩ & Ca
Sĩ trước 1975, đang ở
VN, Hải ngoại đã thành
danh như thế nào. (NV)
CA SĨ SAIGON – XUẤT HIỆN TỪ
ĐÂU ?
Nói
đến ca sĩ từ đâu đến hay
nôm na từ đâu mà thành
danh. Tôi chợt nhớ đến Chế
Linh đầu tiên, nhớ ngay
cái ngày một thanh niên
gốc Chàm khúm núm đến gặp
Tùng Lâm ở hậu trường rạp
Olympic, một sân khấu đại
nhạc hội do quái kiệt Tùng
Lâm tổ chức song song với
Duy Ngọc ở bên rạp Hưng
Đạo vào mỗi sáng chủ nhật.
Tôi
nhớ buổi sáng chủ nhật hôm
đó khi anh chàng da ngâm
đen tóc quăn, ăn mặc
nguyên bộ đồ jean. Đến
Tùng Lâm cũng không hiểu
tại sao anh ta, một người
lạ mặt vào được tận bên
trong hậu trường. Còn đang
ngạc nhiên thì anh chàng
người Chàm đã tới gặp ngay
Tùng Lâm xin cho được hát
vào những lúc ca sĩ còn
chạy show chưa kịp đến.
Tùng
Lâm quyết liệt từ chối, dù
lúc đó phải đóng màn chờ
ca sĩ cũng không dám cho
anh chàng người Chàm này
lên hát, một phần do anh
ta là người dân tộc thiểu
số và cũng chưa từng nghe
anh ta hát bao giờ.
Nhưng
kế tiếp những tuần sau,
anh chàng người Chàm lì
lợm vẫn đều đặn xuất hiện
xin Tùng Lâm cho được hát,
và rồi Tùng Lâm cũng đành
chào thua sự lì lợm quá
mức này, đành chấp nhận
cho anh ta hát một bài để
thử, với lời dặn chỉ hát
một bài và không có tiền
“cát sê”
Tôi
chứng kiến các buổi anh
chàng người Chàm đến và cả
buổi đầu tiên được Tùng
Lâm cho lên hát một nhạc
phẩm của Duy Khánh, với
tên được giới thiệu là Chế
Linh. (nghệ danh này sau
mới rõ nó có hai nghĩa,
nghĩa thứ thứ nhất là họ
Chế để khẳng định là”con
cháu” của Chế Mân, Chế
Bồng Nga. Nghĩa thứ hai có
nghĩa là “lính chê” bởi
người thiểu số được miễn
hoãn quân dịch).
Không
rõ Chế Linh có được học
hát hay có thiên bẫm hát
theo đĩa hay băng nhạc mà
nhiều nam nữ mầm non ca sĩ
thường hát nhái đến thuộc
lòng, đến khi bài hát chấm
dứt thì hàng loạt tiếng vỗ
tay nổi lên tán thưởng kèm
theo những tiếng gào “bis,
bis” nổi lên ầm ỉ nơi hàng
ghế khán giả.
Nhưng
nhìn những người ái mộ vỗ
tay gào thét kia lại chính
là đồng hương của Chế
Linh, do chính Chế Linh bỏ
tiền ra mua vé cho họ vào
xem và chờ đợi cái ngày
hôm đó, để chỉ làm một
động tác vỗ tay hoan hô và
gào lên những tiếng bis,
bis.
Do
không được ai lăng xê,
không được ai kèm cặp, Chế
Linh thường hát nhái theo
giọng ca Duy Khánh và cả
những bài hát tủ của Duy
Khánh từng thành đạt. Và
nhờ những đồng hương hàng
tuần đến vỗ tay, sau này
Chế Linh được Tùng Lâm
nhận làm “đệ tử” trong lò
đào tạo ca sĩ của mình
(?).
Từ
lúc đó Chế Linh mới được
uốn nắn rèn giũa lại chính
giọng ca của mình.
Khi
nói đến những lò “đào tạo
ca sĩ” thường là những nơi
có môi trường “lăng xê”,
như nhạc sĩ Nguyễn Đức có
hai chương trình trên Đài
truyền hình số 9 là Ban
Thiếu nhi Sao Băng và
chương trình Nguyễn Đức,
cùng hai chương trình trên
Đài phát thanh là Ban Việt
Nhi, ban ABC. Còn quái
kiệt Tùng Lâm có Đại nhạc
Hội, và chương trình Tạp
Lục trên truyền hình. Nhạc
sĩ Nguyễn Văn Đông với
đoàn văn nghệ Hoa Tình
Thương của TC/CTCT mà Song
Ngọc đứng đầu tàu.
Đây
là những lò nhạc giới
thiệu nhiều ca sĩ nhất
trong thời gian đó.
Như lò
Nguyễn Đức có một lô ca sĩ
họ Phương gồm Phương Hồng
Loan, Phương Hoài Tâm,
Phương Hồng Hạnh, Phương
Hồng Quế, Phương Hồng Ngọc
(Cẩm Hồng) hay trước đó là
Hoàng Oanh có cả nghệ sĩ
hài như Thanh Hoài, Trần
Tỷ.
Lò
Tùng Tâm giới thiệu Trang
Thanh Lan, Trang Mỹ Dung,
Trang Kim Yến rồi Chế
Linh, Giang Tử.
Lớp nhạc
Bảo Thu có Thanh Mai,
Thanh Tâm sau này Kim
Loan;
Hoàng Thi Thơ có Sơn
Ca, Bùi Thiện, Họa Mi v.v…
Trở
lại với Chế Linh, tuy quái
kiệt Tùng Lâm có môi
trường “lăng xê” nhưng về
chuyên môn dạy thanh âm
cho ca sĩ lại “mù tịt”;
qua đó đã liên kết với
nhạc sĩ Bảo Thu và Duy
Khánh đào tạo hay lăng xê
Chế Linh trở thành một
danh ca như từng đào tạo
lăng xê ra những Trang
Thanh Lan, Trang Mỹ Dung,
Trang Kim Yến… Vì từ lò
Bảo Thu (còn là ảo thuật
gia Nguyễn Khuyến) cùng
Duy Khánh (khi đó ở chung
cư Trần Hưng Đạo) đã cho
“ra lò” nhiều ca nhạc sĩ
như Quốc Dũng, Thanh Mai,
Thanh Tâm, Kim Loan…
Việc liên kết giữa Tùng
Lâm – Bảo Thu – Duy Khánh
làm cho nhiều lò đào tạo
ca sĩ bấy giờ lên cơn sốt,
bởi ở đây có đủ môi trường
để các tài năng trẻ thi
thố tài năng, Tùng Lâm có
sân khấu đại nhạc hội, Bảo
Thu có chương trình truyền
hình; dạy thanh âm và cung
cách biểu diễn. Chế Linh
nhờ vào “lò” Tùng Lâm mà
thành danh cho đến ngày
nay. Tuy nhiên ngoài những
lò “đào tạo ca sĩ” nói
trên cũng có những ca sĩ
thành danh từ những phòng
trà khiêu vũ trường, trong
phong trào văn nghệ học
đường, đại hội nhạc trẻ,
những đoàn văn nghệ do
chính quyền thành lập. Như
Vi Vân, Julie Quang, Carol
Kim, Đức Huy, Ngọc Bích,
Thúy Hà Tú (Khánh Hà – Anh
Tú), Thanh Tuyền, hài có
Khả Năng, Thanh Việt, Phi
Thoàn, Xuân Phát…
Elvis Phương nổi danh từ
l1972 thời gian vào lúc do
Thanh Thúy đang khai thác
phòng trà Queen Bee cùng
với ông Tuất (sau thời kỳ
Khánh Ly), nhưng Elvis
Phương đã tạo cho mình một
chỗ đứng lúc còn là học
sinh cùng với ban nhạc trẻ
học đường. Sau đó Elvis
Phương đi hát cho nhiều
phòng trà nhưng do không
ai dìu dắt lăng xê đến nơi
đến chốn nên vẫn chỉ là
cái bóng của những đàn anh
đàn chị.
Khi Thanh Thúy khai thác
Queen Bee, có nhạc sĩ Ngọc
Chánh làm trưởng ban nhạc
Shotguns cùng Cao Phi
Long, Hoàng Liêm, Đan Hà;
và hội nhập vào làng sản
xuât băng nhạc 1972. Elvis
Phương mới được biết đến
từ đó (1969). Tuy vậy Ngọc
Chánh không cho mình đã
tạo ra tên tuổi Elvis
Phương, anh chỉ có công
“lăng xê” còn giọng hát
của Elvis Phương là do
thiên phú hay từ môi
trường văn nghệ học đường
mà thành công. Các lò đào
tạo ca sĩ ngoài những môi
trường để dễ dàng “lăng
xê” gà nhà, nhưng muốn
lăng xê một ca sĩ còn phải
qua nhiều cửa ải khác, như
tìm một nhạc phẩm thích
hợp với giọng ca để ca sĩ
chọn làm bài hát tủ như
người ta thường ví đo ni
đóng giày.
Bài hát tủ như
khi
nghe Phương Dung hát
chỉ có bài Nổi Buồn Gác
Trọ là nổi bật,
nghe Túy
Hồng biết đang hát nhạc
của Lam Phương (cũng là
chồng của Túy Hồng),
nghe
Thanh Thúy lúc nào cũng có
bản Ngăn Cách của Y Vân,
Thanh Lan với các ca khúc
Bài không tên cuối cùng
của Vũ Thành An hay Tình
khúc… của Từ Công Phụng,
Lệ Thu với Nữa hồn thương
đau của Phạm Đình Chương,
Thái Thanh thì chỉ có Dòng
Sông Xanh nhạc Việt hóa
của Phạm Duy,
Khánh Ly
ngoài những nhạc phẩm của
Trịnh Công Sơn, thường tìm
cho mình con đường mới là
hát nhạc tiền chiến của
Đoàn Chuẩn – Từ Linh, Văn
Cao. Phương Hồng Quế với
Phố Đêm, Những chuyện tình
không suy tư của Tâm Anh
v.v…
Sau
khi ca sĩ có những bài hát
tủ, các lò còn phải nhờ
báo chí viết bài ca tụng
tán dương, bỏ tiền cho các
tạp chí lên ảnh bìa hay
nhờ báo chí cho đứng tên
một mục thường xuyên nào
đó như phụ trách trang nhi
đồng, giải đáp tâm tình,
trả lời thư tín, nhưng các
ông bầu đào tạo thường
trao đổi ca sĩ cho nhau
giữa các show truyền hình
truyền thanh, vì ít tốn
kém và hiệu quả, tạo đến
tai nghe mắt nhìn cho khán
thính giả một cách thực
tế, được chú ý hơn.
Một Phương Hồng Quế có
thời gian chiếm lĩnh trọn
vẹn trên truyền hình, từ
show này đến show khác,
được phong tặng ”Tivi Chi
Bảo“, giữ trang Vườn Hồng,
Họa Mi trên báo Tin Điển,
Chuông Mai, Trắng Đen,
Đồng Nai, Hòa Bình cùng
Phương Hồng Hạnh.
Nhưng ai
có biết Nguyễn Đức đã bỏ
ra bao nhiêu tiền để
Phương Hồng Quế, Phương
Hồng Hạnh dược như thế ?
Chị em Thanh Thúy, Thanh
Mỹ giữ mục Trả lời thư tín
trên báo Tiếng Dân, sau
này cô em út là Thanh Châu
trên báo Trắng Đen v.v..
Tất cả chỉ là cái tên trên báo, vì đã có
người làm giúp viết giúp
và lãnh tiền giúp, đó là
những ngón nghề lăng xê ca
sĩ từ các lò ”đào tạo ca
sĩ“.
Đa số các lò nhạc chỉ thích lăng xê ”nữ ca
sĩ ” hơn nam vì có nhiều
lý do, nhưng lý do dễ hiểu
nhất đa số… các ông thầy
đều có máu dê.
Có một giai thoại, người ta đồn một nhạc sĩ
gốc mật vụ đệ tử Trần Kim
Tuyến thời Ngô Đình Diệm,
rất thích các nữ nghệ sĩ,
muốn cô nào từ ca sĩ đến
kịch sĩ là nhờ bọn đàn em
mời về cơ quan hứa hẹn
dành cho họ nhiều ưu đãi
trong nghề nghiệp với điều
kiện cho ông ta được
”thưởng thức“, sau đó giữ
bí mật chuyện giữa ông ta
với nàng.
Chuyện bí mật đó là gì ? Trước đó tức trước
khi Ngô Đình Diệm bị lật
đổ, có lần ông nhạc sĩ mật
vụ còn cao hứng đòi lấy
một nữ kịch sĩ làm vợ,
khiến cô nàng sợ quá vọt
trốn ra nước ngoài sống
mấy năm mới dám về Sài Gòn
hoạt động kịch nghệ trở
lại (cũng nhờ ra nước
ngoài mà sau này được
trọng vọng thành người
thân cộng ).
Không phải người nữ nghệ sĩ này không khoái
ông sĩ quan mật vụ, mà
không khoái khi nghe ông
bầu show là quái kiệt Trần
Văn Trạch của “Đại nhạc
hội một cây” nói đến tính
bất lực của ông ta. Vậy mà
sau này có những con thiêu
thân “ca sĩ mầm non” đang
bán phở hủ tíu, chấp nhận
cho ông ta được “thưởng
thức” để có môi trường trở
thành nữ danh ca ..
TOÀN
CẢNH TÂN NHẠC MIỀN NAM
Bước
vào những năm 63 – 70 của
thập kỷ trước, phong trào
Kich Động Nhac và Nhạc trẻ
bắt đầu xâm nhập mạnh, các
ca khúc lãng mạn hay lá
cải gần như chìm lắng
nhường cho nhạc ngoại quốc
được Việt hóa, lý do bộ
thông tin & tâm lý
chiến bấy giờ ra lệnh các
nhạc phẩm VN phải có lời
mang tính ca tụng người
lính hay tính chiến đấu.
Những
nhạc phẩm sặc mùi chiến
tranh tâm lý chiến như
Lính dù lên điểm, Người ở
lại Charlie, Đám cưới nhà
binh, Hoa biển, Anh không
chết đâu em, Câu chuyện
chiếc cầu đã gãy, Kỷ vật
cho em, Mùa thu chết v.v..
ra đời.
Loại
kích động nhạc, nhạc VN
tâm lý chiến có Trần Trịnh
viết cho Mai Lệ Huyền lúc
đó đang còn sống chung
(sau Mai Lệ Huyền lấy một
đạo diễn trên Đài truyền
hình số 9 rồi mới vượt
biên), hát cặp với Hùng
Cường thuộc loại ăn khách.
Nhật
Trường – Trần Thiện Thanh
viết cho chính anh cùng
với Thanh Lan. Còn Khánh
Ly, Lệ Thu chỉ nỉ non hát
những bài của Phạm Duy như
Mùa Thu Chết, Kỷ vật cho
Em, Giọt mưa trên lá… Các
nhạc sĩ khác không có nhạc
phẩm mới chỉ cho ca sĩ
nhai đi nhai lại các bài
hát cũ.
Vì vậy nhạc Pop Rock –
Việt hóa ăn khách do không
nằm trong lệnh của bộ
thông tin & tâm lý
chiến. Những ca khúc trữ
tình như Hởi người tình
La-ra nhạc phim Dr.Zivago,
Roméo Juliette, Giàn thiên
lý đã xa, Khi xưa ta bé,
Lịch sử một chuyện tình…
được ra đời. Trước đó xuất
hiện cùng những ca sĩ ban
nhạc Black Caps, Les
Vampires, Rockin Stars,
The 46, Fanatiques,
Spotlights, và phong trào
Viet Hóa như Phượng Hoàng,
Mây Trắng (Lê Hựu Hà,
Nguyễn Trung Cang, Trung
Hành, Elvis Phương), CBC
(Bích Liên), Crazy Dog
(Những đứa con của cặp
nghệ sĩ Việt Hùng – Ngọc
Nuôi với Ngọc Bích đầu
đàn)
Ba
Con Mèo (có Vi Vân, Julie
và Mỹ Hòa), Tú Hà Thúy (
Anh Tú, Khánh Hà, Thuy’
Anh) và những ”thủ lãnh”
phong trào lúc đó là Nhac
Trẻ: Trường Kỳ, Tùng
Giang, Đức Huy, Kỳ Phát,
Nam Lộc.
Nên phải nói rằng nền ca
nhạc ở Sài Gòn từ những
năm 60 đến 75 mới thực sự
có nhiều điều để nói, vì
trước đó thời TT Ngô Đình
Diệm cấm mở khiêu vũ
trường, nên sinh hoạt tân
nhạc còn trong phạm vi thu
hẹp chỉ có Đài phát thanh,
Phòng trà và Đại Nhạc Hội.
Trong thời gian này có Ban
Thăng Long với Hoài Trung,
Hoài Bắc, Thái Thanh, Thái
Hằng, nhạc hài hước có
Trần Văn Trạch, song ca
Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu
Thiết hay Thúy Nga với
tiếng đàn phong cầm (sau
thành vợ Hoàng Thi Thơ ),
Duy Trác, Bạch Yến, Thanh
Thúy, Minh Hiếu, Phương
Dung, Ánh Tuyết, Cao Thái…
Do
thiếu hụt ca sĩ, các tay
tổ chức Đai Nhạc Hội
thường đưa vào các tiết
mục múa của Lưu Bình, Lưu
Hồng, Trịnh Toàn, kịch nói
chưa phát hiện ra Kim
Cương, Thẩm Thúy Hằng, La
Thoại Tân, Vân Hùng… chỉ
có những nghệ sĩ gần đứng
tuổi như Phùng Há, Bảy
Nam, Năm Châu, Ba Vân, Bảy
Nhiêu, Hoàng Mai, Anh Lân,
Kim Lan, Kim Cúc, Túy Hoa,
Xuân Dung hay cua-rơ
Phượng Hoàng Lê Thành Cát
(một kịch sĩ nghiệp dư)
chiếm lĩnh sân khấu cùng
kịch sĩ đất Bắc như Lê
Văn, Vũ Huân, Vũ Huyến…
Thời
gian 1965 – 1975 giới
thưởng thức tân nhạc bắt
đầu chia khán giả cho từng
loại ca sĩ :
-
SVHS thì thích những giọng
hát của Thanh Lan, Khánh
Ly, Lệ Thu, Xuân Sơn, Anh
Khoa, Jo Marcel, Sĩ Phú,
Paolo Tuan, Elvis Phương
bởi khi hát có chọn lọc
nhạc phẩm mang tính nghệ
thuật cao cấp.
-
Đại đa số quần chúng lại
thích nghe Thanh Thúy,
Minh Hiếu, Phương Dung,
Thanh Tuyền, Túy Hồng,
Nhật Trường, Thái Châu hát
những nhạc phẩm bậc trung
nẳm giữa nghệ thuật và thị
hiếu.
Còn
lại các ca sĩ như Chế
Linh, Duy Khánh, Hùng
Cường, Mai Lệ Huyền,
Phương Hồng Quế, Sơn Ca,
Giang Tử, Trang Thanh Lan,
Thanh Hùng, Trang Mỹ Dung,
Thiên Trang hát các bài
được soạn theo kiểu tiểu
thuyết lá cải như Chuyện
tình Lan và Điệp, Nhẫn cỏ
cho em, Đồi thông hai mộ,
Rước tình về với quê hương
… được giới bình dân ưa
thích. (gọi là “nhạc sến”)
Cho nên giới sản xuất băng
nhạc bấy giờ rất kén ca sĩ
hát cho nhãn băng nhạc,
nếu nhãn băng nhạc nào có
những Lệ Thu, Khánh Ly,
Elvis Phương, Thanh Lan
v.v… thì sẽ không có những
Chế Linh, Giao Linh, Trang
Mỹ Dung, Giang Tử, Duy
Khánh v.v…
Khán
thính giả đã phân chia
hạng bậc ca sĩ nhạc phẩm
để thưởng thức. Ông bầu
Ngọc Chánh liền cho ra
nhiều nhãn hiệu băng mong
chiếm trọn thị trường, vì
làm băng nhạc phải nhạy
bén với lớp người thưởng
ngoạn do đã phân chia ra
từng lớp :
-
Shotguns dành cho lớp
người có trình độ thưởng
thức cao.
-
Nhãn băng Thanh Thúy dành
cho mọi tầng lớp khán
thính giả.
-
Nhãn băng Hồn Nước có Chế
Linh, Duy Khánh, Trang Mỹ
Dung, Phương Hồng Quế v.v…
- Phục vụ thành phần cao
niên hoài cổ có băng nhạc
Tơ Vàng của Văn Phụng Châu
Hà, quy tụ những ca sĩ di
cư từ đất Bắc như Duy
Trác, Châu Hà, Kim Tước,
Thái Thanh, Sĩ Phú qua
những nhạc phẩm tiền chiến
của Văn Cao, Đoàn Chuẩn,
Từ Linh, Dương Thiệu Tước,
Nghiêm Phú Phi, Phạm Duy,
Phạm Đình Chương… vừa có
nhạc tiền chiến vừa có
nhạc hiện đại của những
nhạc sĩ tên tuổi.
- Tầng lớp SVHS có nhãn
bang hiệu Shotguns, Khánh
Ly, Jo Marcel để nghe nhạc
phẩm Phạm Duy, Phạm Đình
Chương, Trịnh Công Sơn, Vũ
Thành An, Từ Công Phụng,
Ngô Thụy Miên, Y Vân, Phạm
Thế Mỹ, Nguyễn Ánh 9.
- Giới bình dân có rất nhiều nhãn hiệu băng
như Hoàng Thi Thơ, Họa Mi,
Hồn Nước, Chế Linh, Âm
Thanh, Trường Sơn, Nguồn
Sống qua nhạc phẩm Châu
Kỳ, Mạnh Phát, Anh Việt
Thu, Đỗ Lễ, Trầm Tử
Thiêng, Vinh Sử, Tú Nhi,
Hàn Châu, Song Ngọc, Duy
Khánh, Thanh Sơn, Y Vũ,
Trần Trịnh, Tâm Anh, Đynh
Trầm Ca…
- Nhạc trẻ có nhóm Trường Kỳ, Tùng Giang,
Kỳ Phát đều có nhãn băng
nhạc riêng, riêng kiosque
của chị em Thúy Nga (không
phải vợ Hoàng Thi Thơ) lúc
đó chỉ chuyên sang nhạc
đĩa nhac Ngoai Quốc nước
ngoài mang nhãn Selection
hay Anna / Hon Hoang . Thế
giới ca nhạc Saigon VN đã
phân chia thứ bậc theo sự
thưởng ngoạn, ca sĩ cũng
được phân chia ngôi thứ rõ
ràng, đó là đặc tính của
tân nhạc miền Nam ngày
trước… tháng 04 /1975.
CẶP
TRỊNH CÔNG SƠN
& KHÁNH LY
Từ
ngày tôi viết báo và làm
báo đến ngày Sài Gòn “đứt
phim” nhiều lần tôi viết
về Trịnh Công Sơn, dù đến
bây giờ giữa tôi và họ
Trịnh chưa một lần tiếp
xúc, có lẽ vì Trịnh Công
Sơn quá cao ngạo thường
nghĩ mình là cái “rún” của
nền âm nhạc Việt Nam từ
trước và sau 1975, đồng
thời họ Trịnh còn phân
biệt địa phương chỉ thích
giao tiếp với người gốc
Huế hay gốc Bắc di cư 1954
sau này 1975, còn người
làm báo miền Nam (ngày xưa
có hai phe báo Nam báo
Bắc, có cả 2 nghiệp đoàn
ký giả Nam Bắc khác nhau),
họ Trịnh tỏ ra không mặn
mà để giao tế hay tiếp
xúc.
Tôi
nhớ vào khoảng năm 1964-65
phong trào Sinh Viên Học
Sinh xuống đường đang bộc
phát mạnh từng ngày. Ngày
nào SVHS cũng xuống đường
đòi xé Hiến chương Vũng
Tàu của tướng Nguyễn
Khánh, rồi một Quách Thị
Trang nữ sinh trường Bồ Đề
(Cầu Muối) ngã xuống do
lạc đạn tại bồn binh chợ
Bến Thành trong một đêm
đầy biến động với lựu đạn
cay và cả tiếng súng thị
oai của cảnh sát bót Lê
Văn Ken, và từ đó nổi lên
phong trào hát du ca, toàn
ca khúc phản chiến.
Cũng
từ đó quán cà phê Văn được
hình thành trên một bãi
đất gò rộng lớn, bãi đất
này từ thời Pháp từng được
dùng làm khám lớn còn gọi
bót Catinar bên hông pháp
đình Sài Gòn. Bãi đất được
chính quyền Nguyễn Khánh
mà mị ve vuốt cấp cho SVHS
làm trụ sở Tổng Hội Sinh
Viên do Lê Hữu Bôi, Nguyễn
Trọng Nho đang lãnh đạo
phong trào SVHS xuống
đường, để đổi lấy sự yên
tĩnh cho thủ đô.
Quán
cà phê Văn nằm sau trường
Đại Học Văn Khoa, lúc đó
do nhóm sinh viên đang
theo học tại đây dựng lên
và đặt thành tên gọi, được
đông đảo anh chị em SVHS
ủng hộ hàng đêm cả ngàn
người đứng ngồi trên bãi
cỏ, mở đầu nghe phong trào
hát du ca của cặp Trịnh
Công Sơn – Khánh Ly qua
những Ca khúc Da Vàng.
Trịnh
Công Sơn và Khánh Ly mới
từ Đà Lạt vào Sài Gòn.
Phong cách biểu diễn của
Khánh Ly lúc đó rất bụi,
chân đất, miệng phì phà
điếu thuốc Salem và hát
những bài do Trịnh Công
Sơn sáng tác và đệm đàn.
Bấy giờ người ta đã đặt
cho Khánh Ly cái tên “ca
sĩ cần sa”, “tiếng hát ma
túy” v.v… vì giới SVHS
thời đó, nhất là giới nữ
chưa thấy một ai dám cầm
điếu thuốc hút phì phèo
nơi công cộng như thế, xem
như một cuộc cách mạng
trong giới trẻ.
Trước thời gian này họ
Trịnh tuy đã có nhiều sáng
tác nhưng chưa được ai
biết đến như bài Ướt mi,
Lời Buồn Thánh, Xin mặt
trời ngủ yên (liên hoàn
khúc) chưa hội nhập được
vào giới ca sĩ phòng trà.
Nên biết rằng, ca sĩ thời
đó thường hát các nhạc
phẩm của những nhạc sĩ đã
thành danh như Phạm Duy,
Phạm Đình Chương, Dương
Thiệu Tước, Hoàng Thi Thơ,
Lam Phương, Mạnh Phát,
Châu Kỳ, Văn Phụng, Lê
Dinh, Anh Bằng, Y Vân, Lan
Đài… những nhạc phẩm mang
tính đại chúng, còn nhạc
và tên tuổi của họ Trịnh
hãy còn quá xa lạ với mọi
người; các ca sĩ không dám
hát sợ rằng khán thính giả
sẽ tẩy chay khi hát những
nhạc phẩm của người không
tên tuổi.
Lúc
đó Khánh Ly cũng như Trịnh
Công Sơn đều chưa có chỗ
đứng trong sinh hoạt tân
nhạc, khán thính giả chỉ
biết đến những ca sĩ như
Thái Thanh, Hà Thanh, Mai
Hương, Châu Hà, Duy Trác,
Ngọc Cẩm, Nguyễn Hữu
Thiết, Hoài Trung, Hoài
Bắc hoặc trẻ trung như
Thanh Thúy, Minh Hiếu,
Phương Dung v.v…
Khi
được giới SVHS chào đón
trên bãi đất Văn, bấy giờ
Trịnh Công Sơn – Khánh Ly
mới được mọi người để ý,
bởi lời nhạc và cung cách
biểu diễn của cả hai đang
cách tân truyền thống cũ;
nhưng tiếp đó cặp Vũ Thành
An – Thanh Lan rồi Từ Công
Phụng, Ngô Thụy Miên tuy
đi sau nhưng lại nổi đình
nổi đám cũng từ phong trào
hát du ca này. Các nhạc sĩ
sau soạn nhạc cũng dành
cho giới trẻ cho tầng lớp
người mới có kiến thức.
Lời nhạc không rên siết
bởi tiếng bom đạn mà rất
du dương tình tứ đến lãng
mạn gieo đến tâm hồn người
nghe ngọn gió mới.
Sau
đó quán cà phê Văn đâm ra
“hắt hủi” cặp Trịnh Công
Sơn – Khánh Ly, vì tính
theo tần suất ái mộ, giới
SVHS bắt đầu thích nghe
“Những bài không tên”,
“Bây giờ tháng mấy”, “Áo
lụa Hà Đông” hơn “Gia tài
của mẹ”, “Ca khúc da vàng”
v.v…
Các
nhạc sĩ trẻ Vũ Thành An,
Từ Công Phụng, Ngô Thụy
Miên đã khai phá nguồn gió
mới cho quán Văn, ngược
với dòng nhạc và phong
cách sáng tác nhạc phản
chiến của Trịnh Công Sơn
chống chiến tranh. Lúc này
giới trẻ SVHS cảm thấy
dòng nhạc của các nhạc sĩ
trên có lời ca rất lãng
mạn trữ tình luôn qua
tiếng hát của Thanh Lan.
Chính vì vậy Thanh Lan có
nhiều lợi thế hơn Khánh Ly
vì được giới SVHS ủng hộ
đông đảo hơn, một phần do
Thanh Lan là sinh viên Văn
Khoa và cà phê Văn như sân
nhà. Sau đó còn có cặp
ca nhạc sĩ Lê Uyên và
Phương v…v…
Trịnh Công Sơn – Khánh Ly
bắt buộc phải chuyển thể
theo trào lưu, không hát
nhạc phản chiến, cả hai
muốn lấy lại tư thế “người
của mọi người” nên chuyển
đề tài qua tình ca như
dòng nhạc của Vũ Thành An,
Từ Công Phụng hay Ngô Thụy
Miên; và Diễm Xưa lại được
Khánh Ly thể hiện xem như
ca khúc lãng mạn của Trịnh
Công Sơn nhằm đối kháng
với “Những bài không tên”,
“Bây giờ tháng mấy”, “Áo
lụa Hà Đông”, sau Diễm Xưa
tiếp tục với Lời Buồn
Thánh, Mưa hồng, Biển nhớ,
Tình xa, Một ngày như mọi
ngày…
Nói
như vậy cho thấy Trịnh
Công Sơn đi trước về sau
qua những bản nhạc tình.
Cuối
cùng tôi gặp Trịnh Công
Sơn vào trưa ngày 30/4/75
tại Đài phát thanh Sài
Gòn. Trưa hôm ấy có lẽ
Trịnh Công Sơn muốn đến
kêu gọi giới văn nghệ sĩ
(vì vẫn coi mình là cái
“rún” của nền âm nhạc miền
Nam ?) bình tĩnh và ủng hộ
chính quyền quân quản, còn
tôi đến để lấy tin làm
báo, vì tờ báo tôi được uỷ
quyền còn ra đến số báo đề
ngày 2/5/75. Và đúng như
bài của Trịnh Cung viết về
Trịnh Công Sơn, trưa đó họ
Trịnh chẳng nói được lời
nào sau micro, còn Tôn
Thất Lập có nói gì với họ
Trịnh không thì tôi “bó
tay”
do lúc này ở phòng thu
người chật như nêm, ai
cũng muốn chen vào muốn
“có tiếng nói” làm “ông kẹ
ba mươi tháng tư” kể cả
tên mặt rô ở chợ Cầu Muối
cũng có mặt muốn kêu gọi
bạn hàng chợ Cầu Ông Lãnh,
chợ Cầu Muối hợp tác với
ban quân quản.
Sau
ngày 30/4 ai cũng thấy rõ
chiến tuyến của họ Trịnh
và Khánh Ly. Quả thật
Trịnh Công Sơn phản chiến
vì thân cộng, còn Khánh Ly
lại thuộc thành phần chống
cộng. Có người hỏi tại sao
Khánh Ly lại ra đi không
cùng họ Trịnh ở lại để
hưởng phước lộc trong xã
hội chủ nghĩa, khi cả hai
từng có công trạng gián
tiếp xúi giục mọi người
phản chiến, thanh niên
trốn quân dịch; vì cả hai
như cặp bài trùng ?
Khi
hỏi cũng đã có câu trả
lời, vì khi phong trào du
ca không còn tồn tại, chỉ
còn nhóm “Hát cho đồng bào
tôi nghe” của Nguyễn Đức
Quang, Miên Đức Thắng, Tôn
Thất Lập “hát chui” ở đâu
đó. Còn Trịnh Công Sơn và
Khánh Ly đã tách ra thành
hai, bởi cả hai đâu phải
đôi “thanh mai trúc mã”,
một người bị chứng bất lực
còn một người đang tràn
trề sinh lực của lứa tuổi
thèm yêu.
Trước đó Khánh Ly đã lấy
một đại úy biệt kích to
con lực lưỡng làm chồng,
còn là một bảo kê cho
phòng trà khiêu vũ trường
của vợ trên đường Nguyễn
Huệ (Queen Bee) sau chuyển
qua đường Tự Do (Khánh
Ly). Do vậy Khánh Ly phải
xa họ Trịnh để đến đất
nước của Nữ thần tự do,
còn nếu ở lại với lý lịch
lấy chồng sĩ quan ngụy
quân sẽ bị trù dập “ngóc
đầu lên không nổi”.
Tuy vậy khi qua Mỹ, Khánh Ly không còn nhớ
đến người chồng biệt kích
còn đang học tập cải tạo ở
quê hương, liền lấy ngay
một ký giả từ Sài Gòn cũng
vừa di tản để cả hai tiếp
tục hô hào chống cộng.
Còn Trịnh Công Sơn, khoảng thời gian mười
năm sau ngày Sài Gòn “đứt
phim”, họ Trịnh lại bắt
đầu nổi tiếng (?), còn tại
sao nổi tiếng khi Trịnh
Công Sơn chỉ có những bản
nhạc “nhạt như nước ốc”
sáng tác cổ động cho phong
trào thanh niên xung phong
hay học đường theo huấn
thị của ông Sáu Dân, việc
này mọi người đã biết tôi
không nói thêm nữa.
Sự trở lại với nền âm nhạc sau nhiều năm
vắng bóng để Xuân Hồng,
Trần Long Ẩn… làm mưa làm
gió, nên mọi người còn nhớ
Trịnh Công Sơn và báo chí
lại đưa tên tuổi họ Trịnh
lên chín tầng mây. Và mặc
dù bị chứng bất lực nhưng
cũng có vài con thiêu thân
chịu sa ngã để được “dựa
hơi”, mong “hơi hám” của
họ
Trịnh sẽ cho mình chút hư danh,
như
cô ca sĩ HN vừa loé lên đã
tắt lịm, bởi nhạc cũ họ
Trịnh thì chưa được hát
còn nhạc mới lại nhạt nhẻo
chỉ dành cho thiếu nhi hay
hát vào mỗi lúc hô “khẩu
hiệu”mà thôi.
Biết
rằng nhạc không còn hồn,
không còn sôi nổi cuốn hút
người nghe như thời trước
1975, Trịnh Công Sơn mở
quán cà phê trên đường
Phạm Ngọc Thạch tức đường
Duy Tân cũ, rồi bắt đầu vẽ
hươu vẽ nai rồi nhờ mấy
tên ký giả cà phê
“lăng-xê” nét vẽ không
thua gì những Phạm Cung,
Trịnh Cung… có người đòi
mua cả vài ngàn đô ?!. Vậy
là hết cuộc đời âm nhạc để
rồi chết vì nghiện rượu,
mà tác phẩm để lại được
mọi người còn nhớ đến toàn
nhạc phẩm của những ngày
trước 30/4.
Nguyễn
Việt
|
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen