Dienstag, 10. Juni 2014

TRUNG QUỐC GỬI CÔNG THƯ LÊN LHQ TỐ CÁO VIỆT NAM


Thứ hai, ngày 9/6/2014, một phái đoàn của Trung Quốc đã gửi công thư đến Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, trưng ra các tài liệu cho rằng Việt Nam đang khiêu khích Trung Quốc, đồng thời, nêu rõ lập trường của Trung Quốc về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Trong công thư, Vương Mân (Wang Min), Phó Đại diện Thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, yêu cầu ông Ban Ki-moon phổ biến các tài liệu của Trung Quốc đến toàn thể các nước thành viên của Liên Hợp Quốc, như là tài liệu chính thức của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Trong số các tài liệu này, có một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ra ngày chủ nhật, 8/6, với tựa đề “Hoạt động của giàn khoan dầu HYSY 981: Sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc”. Kèm theo đó, có phụ lục là tài liệu chứng minh quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) là một phần của lãnh thổ Trung Quốc.

“Trung Quốc gửi công thư này để nói lên sự thật cho cộng đồng quốc tế biết, để họ hiểu đúng về tình hình” – Vương Mân phát biểu với báo giới sau khi trao công thư thứ hai của Trung Quốc cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, tố cáo các hành động khiêu khích của Việt Nam trên biển. Công thư đầu tiên đã được gửi tới ông Ban Ki-moon từ ngày 22/5.

Vương Mân nhấn mạnh rằng hành động của phía Việt Nam là bất hợp pháp và làm gián đoạn hoạt động của (giàn khoan dầu) phía Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, đe dọa nghiêm trọng an toàn cá nhân của người Trung Quốc cũng như giàn khoan dầu HYSY 981, và vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế có liên quan, gồm Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, và Công ước năm 1988 về ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp đe dọa an ninh hàng hải, Nghị định thư về ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp đe dọa sự an toàn của những công trình cố định trên thềm lục địa.

“Những hành động như vậy cũng phá hoại tự do và an toàn của việc đi lại trong vùng biển này, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực” – Vương Mân bổ sung thêm.

Phái đoàn Trung Quốc nhấn mạnh rằng quần đảo Hoàng Sa là một phần cố hữu của lãnh thổ Trung Quốc, không có tranh chấp nào cả.

Vương Mân trích dẫn tài liệu cho biết, trước năm 1974, chưa từng có một chính quyền nào của Việt Nam phản đối chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.

“Việt Nam đã chính thức công nhận Tây Sa quần đảo là một phần của lãnh thổ Trung Quốc từ rất lâu rồi. Quan điểm này được phản ánh trong các tuyên bố của nhà nước, các công thư, cũng như báo chí, bản đồ và sách giáo khoa của họ”.
Vương Mân nói: Tuy nhiên, đến giờ chính quyền Việt Nam lại muốn nuốt lời, bằng cách tung ra các yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Tây Sa của Trung Quốc – đây là sự vi phạm trắng trợn các nguyên tắc luật pháp quốc tế, trong đó có cả nguyên tắc estoppel, cũng như các chuẩn mực căn bản điều chỉnh quan hệ quốc tế.

Vương Mân nhấn mạnh thêm rằng, Trung Quốc là một lực lượng vững vàng với chức năng bảo vệ hòa bình và ổn định trên Biển Đông, thúc đẩy hợp tác và phát triển giữa các nước trong khu vực.

Vương Mân cũng nói Trung Quốc muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, tuy nhiên có những nguyên tắc mà Trung Quốc không thể từ bỏ.

Ông ta nhấn mạnh: Trung Quốc yêu cầu Việt Nam hãy ghi nhớ trong đầu lợi ích tổng thể của mối quan hệ song phương; hòa bình và ổn định trên Biển Đông, hãy tôn trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc; ngừng ngay lập tức mọi hình thức phá hoạt động của giàn khoan dầu của Trung Quốc; và rút tất cả các tàu bè, nhân sự khỏi hiện trường; tiến tới làm giảm căng thẳng và phãn hồi trật tự trên biển càng sớm càng tốt.

“Trung Quốc sẽ tiếp tục các nỗ lực giao thiệp với Việt Nam, nhằm giải quyết cho phù hợp tình hình hiện nay” – Vương Mân nói.



China Sends Note to UN over Vietnam Provocation
english.cri.cn
A Chinese envoy on Monday sent a note to UN Secretary-General Ban Ki-moon, presenting documents making clear Vietnam's provocation and China's stance regarding the Xisha Islands in the South China Sea.In the note, Wang Min, China's deputy permanent representative to the United Nations, also asked Ba…
 

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen