Tham tiền bán
hết gạo đi, rốt cuộc chỉ còn tiền mà tiền khg nhai được. Tháng Ba đói đã xẩy ra
y như thế.
But Xuân
CẦN THƠ (NV) - Một sự kiện lạ
lùng chưa từng có, tàu vận chuyển gạo tấp nập ra-vào tại cảng Cần Thơ trong
những ngày qua. Số lượng tàu bốc dỡ gạo tại đây đếm được trung bình mỗi ngày
khoảng 30 chiếc.
Báo Một Thế Giới dẫn lời ông Trương Thanh Phong, cố vấn Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam, viết tắt là VFA nói rằng, có thể vì lo ngại tình hình căng thẳng ở biển Ðông mà thương nhân Trung Quốc hối hả mua gạo Việt Nam để dự trữ.
Báo Một Thế Giới dẫn lời ông Trương Thanh Phong, cố vấn Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam, viết tắt là VFA nói rằng, có thể vì lo ngại tình hình căng thẳng ở biển Ðông mà thương nhân Trung Quốc hối hả mua gạo Việt Nam để dự trữ.
Họ có mặt tại cảng Cần Thơ đích thân chỉ huy việc thu mua, gom vét gạo thường và cả gạo tấm của nông dân Việt Nam.
Gạo được chuyển đến cảng Cần Thơ, bốc lên tàu rầm rộ chuyển ra biên giới phía Bắc.
Gạo Việt Nam ồ ạt xuống tàu sang Trung Quốc. (Hình: báo Một Thế Giới)
Báo Một Thế Giới cho hay,
việc thương nhân Trung Quốc ồ ạt thu mua gạo của Việt Nam những ngày qua đã làm
giá gạo tại thị trường nội địa vọt lên 2.5%, từ 8,100 đồng, lên 8,300 đồng,
tương đương 41 cent một kí.
Theo ông Trương Thanh Phong, cố vấn Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam, đây là hiện tượng lạ chưa từng xảy ra tại Việt Nam suốt thời gian qua.
Dư luận đồn rằng thương nhân Trung Quốc sợ tình hình biển Ðông căng thẳng ảnh hưởng đến lưu lượng gạo nhập cảng từ Việt Nam nên lo vét mua gạo đưa về nước.
Một số thống kê cho thấy, Trung Quốc đang dẫn đầu các quốc gia nhập cảng gạo Việt Nam nhiều nhất thế giới 5 tháng đầu năm 2014.
Tổng số gạo Việt Nam được nước này nhập cảng 5 tháng qua lên tới xấp xỉ 1 triệu tấn, trị giá hơn 10 tỉ đồng, tương đương 500,000 đô la.
Riêng trong năm 2013, Việt Nam đã bán cho Trung Quốc 2.2 triệu tấn gạo chính ngạch, chiếm 33% tổng lượng gạo của Việt Nam xuất cảng khắp thế giới.
Theo tài liệu của VFA, số lượng gạo của Việt Nam xuất cảng trong 5 tháng đầu năm 2014 đã tăng thêm 50% so với cùng giai đoạn của năm 2013. Ðó là chưa tính số lượng gạo xuất cảng qua con đường phi mậu dịch qua các cửa khẩu phía Bắc, sang Trung Quốc.
Dư luận cho rằng, tín hiệu trên là không đáng mừng.
Thực tế cho thấy, các thị trường truyền thống của hạt gạo Việt Nam là Châu Phi, nay đã rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh, nhất là Thái Lan.
Tình trạng này xảy ra vì gạo Việt Nam không còn chiếm ưu thế về giá cả cũng như về phẩm chất, so với các quốc gia lân bang thuộc vùng Ðông Nam Á. (PL)
Theo ông Trương Thanh Phong, cố vấn Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam, đây là hiện tượng lạ chưa từng xảy ra tại Việt Nam suốt thời gian qua.
Dư luận đồn rằng thương nhân Trung Quốc sợ tình hình biển Ðông căng thẳng ảnh hưởng đến lưu lượng gạo nhập cảng từ Việt Nam nên lo vét mua gạo đưa về nước.
Một số thống kê cho thấy, Trung Quốc đang dẫn đầu các quốc gia nhập cảng gạo Việt Nam nhiều nhất thế giới 5 tháng đầu năm 2014.
Tổng số gạo Việt Nam được nước này nhập cảng 5 tháng qua lên tới xấp xỉ 1 triệu tấn, trị giá hơn 10 tỉ đồng, tương đương 500,000 đô la.
Riêng trong năm 2013, Việt Nam đã bán cho Trung Quốc 2.2 triệu tấn gạo chính ngạch, chiếm 33% tổng lượng gạo của Việt Nam xuất cảng khắp thế giới.
Theo tài liệu của VFA, số lượng gạo của Việt Nam xuất cảng trong 5 tháng đầu năm 2014 đã tăng thêm 50% so với cùng giai đoạn của năm 2013. Ðó là chưa tính số lượng gạo xuất cảng qua con đường phi mậu dịch qua các cửa khẩu phía Bắc, sang Trung Quốc.
Dư luận cho rằng, tín hiệu trên là không đáng mừng.
Thực tế cho thấy, các thị trường truyền thống của hạt gạo Việt Nam là Châu Phi, nay đã rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh, nhất là Thái Lan.
Tình trạng này xảy ra vì gạo Việt Nam không còn chiếm ưu thế về giá cả cũng như về phẩm chất, so với các quốc gia lân bang thuộc vùng Ðông Nam Á. (PL)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen