Montag, 9. Juni 2014

Mưu đồ của TQ khi bố trí 2 đội tàu Hải cảnh trên đảo Hải Nam

alt
 
Hải Nam đang dần trở thành trung tâm trong các mưu đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc khi có đến 2 đội tàu Hải cảnh được bố trí ở hòn đảo này.
Đảo Hải Nam có diện tích 33.920 km2, là tỉnh nhỏ nhất ở điểm cực Nam của Trung Quốc. Do đặc điểm địa lý là một hòn đảo nằm trên khu vực biển Đông nên đảo Hải Nam ngày càng có vai trò quan trọng, mang tầm chiến lược đối với âm mưu độc chiếm biển Đông của Bắc Kinh.
Hòn đảo này là nơi đặt căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớn nhất Trung Quốc. Căn cứ này được xây dựng bằng các đường hầm nằm sâu bên trong lòng núi có khả năng chứa đến 20 tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Căn cứ quân sự khổng lồ trên đang gây ra nhiều mối quan ngại đối với các nước trong khu vực về bản chất thực sự của quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.
Bên cạnh căn cứ tàu ngầm hạt nhân lớn nhất, đảo Hải Nam còn được xem là tiền đồn của Hải cảnh Trung Quốc, lực lượng tiên phong trong âm mưu thôn tính biển Đông. Hải Nam tuy là tỉnh nhỏ nhất của Trung Quốc nhưng lại được bố trí đến 2 đội tàu Hải cảnh.
2 đội tàu Hải cảnh Trung Quốc bố trí ở đảo Hải Nam có trụ sở tại Hải Khẩu và Tam Á, 2 thành phố lớn nhất của hòn đảo này. Hai đội tàu Hải cảnh trên được trang bị khá mạnh với rất nhiều tàu tuần tra cỡ lớn. Nòng cốt là các tàu tuần tra trước đây thuộc biên chế của lực lượng Hải giám và Cảnh sát biển thuộc Cục Quản lý Biên phòng.
Hậu thuẫn cho Hải cảnh Hải Nam là 3 đội tàu Hải cảnh khác bố trí ở tỉnh Quảng Đông, ngay sát đảo Hải Nam. 3 đội tàu Hải cảnh Quảng Đông có trụ sở tại Quảng Châu, Sán Đầu và Trạm Giang. Hải cảnh Quảng Đông sẽ phối hợp cùng Hải cảnh Hải Nam trong mưu đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.
Dựa vào lực lượng hùng hậu, Chính quyền Hải Nam luôn tự cho mình cái “quyền” đặt ra những quy định riêng mà không cần phải dựa theo bất kỳ văn bản pháp luật quốc tế nào. Điển hình là trong tháng 11/2012, chính quyền tỉnh Hải Nam đã ban hành một quy định mới về an ninh ven biển đặt ra những thách thức nghiêm trọng về tự do hàng hải trên biển Đông.
Cụ thể, Hải cảnh Trung Quốc đồn trú ở đảo Hải Nam được “quyền” kiểm tra, bắt giữ, trục xuất các tàu thuyền nước ngoài hoạt động "bất hợp pháp" trong cái họ gọi là “vùng biển thuộc chủ quyền” của Trung Quốc bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
 
Chưa dừng lại ở đó, chính quyền Hải Nam hàng năm còn ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên khu vực mà họ gọi là “vùng biển thuộc quyền quản lý của đảo Hải Nam” trải dài trên một diện tích mặt nước lên đến 2 triệu km2, chiếm đến hơn một nửa diện tích biển Đông. Lực lượng Hải cảnh Hải Nam được giao nhiệm vụ thực hiện quy định hết sức phi lý này của chính quyền.
Bình luận về quy định trên của chính quyền đảo Hải Nam, ông M. Taylor Fravel một giáo sư khoa học chính trị, thành viên của Chương trình nghiên cứu an ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ nhận xét “Nếu được thực hiện, các biện pháp trên sẽ kiểm soát toàn bộ hoạt động đánh cá trong khu vực rõ ràng là không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982”.
 
Đến cuối năm 2013, chính quyền Hải Nam tiếp tục đặt ra một quy định “trên trời” khác, đó là yêu cầu các tàu thuyền đánh
Tàu Hải cảnh-1003 được chuyển đổi từ tàu khu trục nhỏ Type-053. Sắp tới sẽ có thêm nhiều tàu loại này được chuyển loại cho Hải cảnh Trung Quốc.
Tàu Hải cảnh 1003 được chuyển đổi từ tàu khu trục nhỏ Type-053.
Sắp tới sẽ có thêm nhiều tàu loại này được hoán cải cho Hải cảnh Trung Quốc.
cá nước ngoài phải được phép của họ trước khi hoạt động tại vùng biển "do họ quản lý" bao trùm đến 80% diện tích biển Đông.
Những quy định bất chấp luật pháp quốc tế trên của Chính quyền đã “cổ vũ” cho các hành động ngày càng hung hăng của Hải cảnh Trung Quốc trên biển Đông khi họ liên tục quấy rối hoạt động đánh bắt hải sản hợp pháp của ngư dân Việt Nam trên vùng biển chủ quyền đất nước.
Nền kinh tế phát triển với tốc độ “chóng mặt” đã cho phép Trung Quốc đầu tư mạnh cho các lực lượng hoạt động trên biển trong đó Hải cảnh là một trong hai ưu tiên hàng đầu trong chiến lược đại dương của Trung Quốc.
Hải cảnh Trung Quốc đang được đầu tư đóng các tàu tuần tra ngoài khơi cỡ lớn có lượng giãn nước từ 4.000 - 5.000 tấn, thậm chí lên đến 12.000 tấn trong kế hoạch phát triển lực lượng tuần duyên ngang bằng với lực lượng tuần duyên Mỹ và vượt qua Nhật Bản.
Bên cạnh việc đóng tàu tuần tra mới, Trung Quốc đang có kế hoạch chuyển đổi các tàu khu trục nhỏ Type-053 lớp Giang Hồ thành tàu tuần tra cho Hải cảnh. Do đặc thù là tàu quân sự nên vỏ tàu được làm bằng thép cường độ cao, có khả năng chống chịu va đập rất tốt.
Những tàu khu trục chuyển đổi này sẽ là công cụ hiệu quả khi thực hiện hành động đâm, húc, chèn ép mà Hải cảnh Trung Quốc đang thực hiện đối với các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam trong sự kiện hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. Đến nay, đã có ít nhất đã có 2 tàu khu trục nhỏ lớp Giang Hồ được chuyển giao cho Hải cảnh Trung Quốc.
Hải cảnh Hải Nam lực lượng chủ đạo hộ tống giàn khoan HD-981 tấn công các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam.
Hải cảnh Hải Nam - Lực lượng chủ đạo hộ tống giàn khoan Hải Dương 981
tấn công các tàu Cảnh sát biểnKiểm ngư của Việt Nam.
Hải cảnh Hải Nam được xác định sẽ là một trong những đơn vị ưu tiên nhận trang bị các tàu tuần tra cỡ lớn và các tàu quân sự chuyển đổi nhằm đạt được các tham vọng chủ quyền phi lý của họ. Hành động đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là bước đi cụ thể đầu tiên trong mưu đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.
Trung Quốc huy động nhiều tàu lớn dàn hàng ngang quanh khu vực giàn khoan.
 
Giàn khoan Hải Dương được đặt ở vị trí cách đảo Lý Sơn của Việt Nam chỉ 120 hải lý về phía đông, xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Những ngày qua, các tàu Hải cảnh Trung Quốc đi theo hộ tống giàn khoan Hải Dương 981 đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ căn cứ trên đảo Hải Nam.
Qua sự việc trên, một lần nữa cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của đảo Hải Nam đối với các âm mưu thâm độc của Trung Quốc trên biển Đông. Đây sẽ là tiền đồn, là nơi xuất phát các hoạt động xâm lấn, gây hấn tiếp theo của Trung Quốc mà Hải cảnh vẫn là lực lượng đóng vai trò trung tâm.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen