Công nhân KCN Bình Dương đình công biểu tình TQ
Gia Minh, biên tập viên RFA
2014-06-17
2014-06-17
Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, hôm nay đến Việt Nam
tham gia phiên họp thứ bảy, Ủy ban Chỉ đạo Song Phương Việt Nam- Trung
Quốc.
Phiên họp diễn ra trong
lúc tình hình Biển Đông căng thẳng không có dấu hiệu giảm bớt khiến dư
luận trong nước không mấy lạc quan về lần gặp này.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
trong phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 5, cũng như tại cuộc họp báo
quốc tế lần thứ tư hôm ngày 5 tháng 6 vừa qua, phía Việt Nam cho biết đã
có hơn 30 cuộc điện đàm các cấp với phía Trung Quốc nhằm giải quyết vấn
đề giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động trái phép trong
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Tin
tức từ nước ngoài cũng cho hay tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Việt
Nam muốn được sang gặp lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh để nói chuyện
giàn khoan Hải Dương 981; thế nhưng phía Trung Quốc từ chối.
Nay ông Dương Khiết Trì, Ủy viên
Quốc vụ Trung Quốc, sang Hà Nội. Mục đính chính được nói là tham gia
phiên họp thứ 7, Ủy ban Chỉ đạo Song Phương Việt Nam- Trung Quốc. Phiên
họp này lẽ ra phải diễn ra hồi tháng 5, sau một năm phiên họp thứ 6 diễn
ra ở Bắc Kinh hồi năm ngoái, tuy nhiên do căng thẳng giàn khoan HD981
giữa hai phía nên nay mới được tiến hành.
Ai cũng biết ông Dương Khiết Trì và ông Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm rất gay gắt, mỗi bên đều bảo vệ quan điểm của mình. Còn tình hình thì căng lên thôi chứ không giảm đi...Ông này cấp cao hơn là ủy viên quốc vụ phụ trách vấn đề đối ngoại nên cuộc họp lần này sẽ có nhiều vấn đề hệ trọngTS.Đinh Hoàng Thắng
Tiến
sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nhắc lại bối
cảnh tình hình từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại vùng thềm lục
địa và khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam và suy luận về tầm quan trọng
của phiên họp lần này:
Ai cũng biết ông Dương Khiết Trì và ông
Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm rất gay gắt, mỗi bên đều bảo vệ quan
điểm của mình. Còn tình hình thì căng lên thôi chứ không giảm đi. Trong
cuộc họp báo hôm qua (16/6) Việt Nam cũng đưa ra những tố cáo.
Ông này cấp cao hơn là ủy viên
quốc vụ phụ trách vấn đề đối ngoại nên cuộc họp lần này sẽ có nhiều vấn đề hệ trọng chứ không phải đơn giản.
Tại
cuộc họp báo quốc tế vừa qua ở Hà Nội, phía Việt Nam đã bác bỏ những
lập luận của Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa (ảnh nld.com.vn)
Kỳ vọng của chuyên gia
Ông Đinh Kim Phúc một nhà nghiên cứu Biển
Đông từ Sài Gòn đưa ra nhận định về chuyến đến Việt Nam của ông Dương Khiết Trì kỳ này như sau:
Tôi
thấy rằng với quyết tâm giải quyết việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào
khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà Việt Nam đã nhiều
lần kêu gọi Trung Quốc giải quyết, bằng cách đối thoại kể cả cấp cao thì
đợt ông Dương Khiết Trì sang, tôi nghĩ danh nghĩa Ủy ban Hỗn hợp Hai
Bên chỉ là lý do. Có khả năng Trung Quốc rất sợ Việt Nam đưa vấn đề này
ra tòa án quốc tế hoặc trọng tài quốc tế thì Trung Quốc sẽ bẽ mặt.
Và tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội
rất tốt để phía Việt Nam trình bày tất cả những chính kiến của mình.
Đây là một dịp may ‘ngàn năm có một’ để đấu tranh với Trung Quốc. Còn
nếu chuyến này vì lý do ‘tinh thần 4 tốt, 16 chữ vàng’… mà Việt Nam tiếp
tục nhượng bộ Trung Quốc thì tôi nghĩ rằng chẳng những giàn khoan 981
không được kéo đi, hoặc có kéo đi rồi 982, 943,944 lại đưa vào, muôn đời
sẽ không giải quyết được chuyện trên Biển Đông và Việt Nam sẽ mất
trắng, chẳng những bị xâm phạm chủ quyền mà khả năng còn mất trắng cả
Trường Sa với những âm mưu và thủ đoạn của Trung Quốc.
Đây là một cơ hội rất tốt để phía VN trình bày tất cả những chính kiến của mình. Đây là một dịp may ‘ngàn năm có một’ để đấu tranh với TQ. Còn nếu chuyến này vì lý do ‘tinh thần 4 tốt, 16 chữ vàng’… mà VN tiếp tục nhượng bộ TQ thì tôi nghĩ rằng chẳng những giàn khoan 981 không được kéo đi, hoặc có kéo đi rồi 982, 943,944 lại đưa vàoÔng Đinh Kim Phúc
Theo
tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng phiên họp lần này chưa thể có hứa hẹn gì và
ông nhắc lại cuộc đấu tranh với Trung Quốc của dân tộc Việt Nam như
lịch sử chứng minh là một cuộc đấu tranh lâu dài với bao thăng trầm của
nó. Việt Nam cần phải tận dụng mọi biện pháp tổng hợp trong cuộc đấu
tranh này.
Kêu gọi đối với Đảng và chính phủ
Hôm nay, thiếu tướng Nguyễn Trọng
Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh trước kia, đã có thư ngỏ gửi
cho tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Theo
thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng quá tin
giới lãnh đạo Trung Quốc, quá trung thành với phương châm 16 chữ vàng,
tinh
thần 4 tốt do chính phía Trung quốc đề ra. Thiếu tướng Nguyễn Trọng
Vĩnh nói thẳng với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là quá tin vào cơ sở hai
đảng cùng chung ý thức hệ cộng sản và đã không làm gì khiến họ mất
lòng.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh khẳng
định lại là từ khi ông Đặng Tiểu Bình lên tiếng phát biểu rằng ‘mèo
trắng hay mèo đen, miễn bắt được chuột là tốt’. Như thế Trung Quốc đã từ
bỏ chủ nghĩa xã hội và đi theo con đường tư bản chủ nghĩa; mặc dù về
mặt lý thuyết Bắc Kinh vẫn nói là ‘xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu
sắc Trung Quốc.
Tôi thấy cái mới của phía TQ là họ bỏ chủ nghĩa Mác- Lê Nin đi rồi, và tư tưởng Mao Trạch Đông cũng bỏ đi rồi. Thế nhưng ông tổng bí thư của chúng tôi lúc nào cũng nói chủ nghĩa Mác- Lê Nin. Tôi không biết tới đây thế nào, nhưng TQ đã bỏ câu ấy rồi...từ khi Đặng Tiểu Bình nói rằng ‘mèo trắng cũng như mèo đen, miễn là bắt được chuột đều là mèo tốt’Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Điều này cũng được thiếu
tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói với chúng tôi trong một cuộc phỏng vấn trước đây:
Tôi
thấy cái mới của phía Trung Quốc là họ bỏ chủ nghĩa Mác- Lê Nin đi rồi,
và tư tưởng Mao Trạch Đông cũng bỏ đi rồi. Thế nhưng ông tổng bí thư
của chúng tôi lúc nào cũng nói chủ nghĩa Mác- Lê Nin. Tôi không biết tới
đây thế nào, nhưng Trung Quốc đã bỏ câu ấy rồi, đáng lẽ từ lâu rồi
kia, từ khi Đặng Tiểu Bình nói rằng ‘mèo trắng cũng như mèo đen, miễn là
bắt được chuột đều là mèo tốt’.
Nghĩa là Đặng Tiểu Bình đã đi con đường
tư bản chủ nghĩa rồi. Hiện nay xã hội Trung
Quốc cũng là xã hội tư bản, họ chỉ nói tiếng là ‘xã hội chủ nghĩa mang
màu sắc Trung Quốc’ là bịp thế thôi. Còn thực chất không còn xã hội chủ
nghĩa ở Trung Quốc nữa, mà là xã hội tư bản rồi.
Trong
thư ngỏ gửi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thiếu tướng Nguyễn Trọng
Vĩnh, nói rõ ông không phản đối tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước,
nhưng ông phản đối các thế hệ cầm quyền của Trung Quốc luôn ấp ủ mưu đồ
nô dịch Việt Nam.
Ông Nguyễn Trung, cựu đại sứ Việt
Nam tại Thái Lan và nguyên thành viên ban cố vấn của cưu thủ tướng Phan
Văn Khải, trong bài viết
hôm ngày 15 tháng 6 vừa qua, kêu gọi mọi người phải ‘mở mắt to ra’.
Xin mượn câu kêu gọi trong bài đó của ông Nguyễn Trung để kết thúc phần trình bày này:
“Đất nước ta dứt khoát phải thoát ra khỏi
sự kìm kẹp của ý thức hệ, vươn lên tự do dân chủ để tìm đường đi vào
một thời kỳ phát triển mới trong một thế giới đã chuyển giai đoạn và
trong tình hình Trung Quốc đang đặt nước ta trước những thách thức mới’.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen