Montag, 11. November 2013

VIỆT NAM PHẢI TIẾN BỘ VỀ NHÂN QUYÊN...

08/11/13 | Tác giả: 

“VN phải tiến bộ về nhân quyền để tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ”

US Official Says Vietnam Must Progress on Rights to Deepen US Ties
Michael Lipin

Người dịch: Nguyễn Quốc Khải
nhaquyenVN
Chà đạp nhân quyền tại Việt Nam
Một nhà ngoại giao cao cấp Hoa Kỳ nói rằng Việt Nam phải thực hiện “tiến bộ có thể chứng minh được” (demonstrable progress) về nhân quyền trong những tháng tới, nếu nước này muốn tăng cường quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ, một nước cựu thù trong thời chiến.
Trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt với VOA, quyền Trợ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao đặc trách về Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động Scott Busby đã nói rằng ông nhấn mạnh về sự quan trọng của nhân quyền với những viên chức Việt Nam trong một chuyến đi Việt Nam vào tuần vừa qua.
Ông Busby thăm Việt Nam từ 29-10 đến 2-11. Ông đến Hà Nội và thành phố HCM để gặp các đại diện chính phủ và những nhóm xã hội dân sự Việt Nam.

Hoa Kỳ đòi hỏi hành động
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày Thứ Tư, Ông Busby đã nói rằng Hoa Kỳ cần Việt Nam chứng tỏ những dấu hiệu của sự tiến bộ về nhân quyền trong “tương lai gần” (“near term”).
Ông Busby nói “Những dấu hiệu như thế bao gồm trả tự do cho một số người đã bị bắt giữ hay tù đầy vì thực thi quyền tự do phát biểu một cách ôn hòa; ký, thông qua và thi hành quy ước chống tra tấn, bãi bỏ bất cứ và tất cả những giới hạn về Internet, cải thiện tình trạng tự do tôn giáo, và cho phép xả hội dân sự được hoạt động tự do.”
Ông Busby đã nói ông cũng “khuyến khích mạnh mẽ” Việt Nam bắt đầu làm việc với bốn điều tra viên quốc tế về nhân quyền được bổ nhiệm bởi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại Geneva.
Tòa Đại Sứ tại Washington của chính phủ Việt Nam đã không bình luận gì về những buổi nói chuyện với Ông Busby khi được VOA tiếp súc.
Lập trường của Việt Nam
Chủ Tịch Việt Nam Trương Tấn Sang mới đây đã nói rằng chính quyền của ông đã thực hiện những “cố gắng bền bỉ để bảo vệ và thăng tiến nhân quyền.” Ông Sang đã bình luận như vậy tại một buổi họp lịch sử với Tổng Thống Hoa Kỳ tại Nhà Trắng vào ngày 25-7.
Buổi họp này đã tạo cho Ông Sang cái vinh dự làm nhà lãnh đạo thứ hai của Việt Nam đã thảo luận với một tổng thống Hoa Kỳ tại Washington kể từ khi hai quốc gia cựu thù bình thường hóa ngoại giao vào năm 1995.
Ông Sang nói Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn có những khác biệt về nhân quyền và đã có những “thảo luận thẳng thắn và cởi mở” (“straightforward, open discussions”) về vấn đề này.
Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ và nhóm nhân quyền kết án chính phủ Việt Nam đã gia tăng sự đàn áp những người bất đồng chính kiến và những nhà lãnh đạo tôn giáo trong những năm vừa qua.
Chú trọng về những cuộc bắt giữ
Ông Busby đã nói rằng những vụ bắt giữ và quấy rỗi những người hoạt động xã hội Việt Nam là một “chủ đề chính” trong những buổi họp của ông với các viên chức chính phủ Việt Nam.
Ông Busby nói “Họ không chia sẻ những tin tức về ai đã bị bắt giữ và ai đã bị giam cầm và tại sao những người này lại bị giam cầm. Tôi có thể nói rằng, những viên chức Việt Nam mô tả tổng quát những hành động của họ là những cố gắng để thi hành luật pháp và bảo vệ an ninh quốc gia của họ.”
Ông Busby nói rằng bảo vệ việc làm của những nhóm xã hội dân sự là một ưu tiên cao đối với Washington.
Ông Busby tuyên bố “Chúng tôi nhấn mạnh với chính quyền [Việt Nam] về sự quan trọng của những hoạt động xã hội dân sự, bao gồm việc hành đạo, thực thi quyền tự do ngôn luận, vận dộng nhân quyền, hoặc tổ chức những công tác nhân đạo. Chúng tôi đã biểu lộ rõ ràng sự quý trọng đối với những hoạt động này. Chúng tôi cũng hỗ trợ xã hội dân sự như chương trình đã hoạch định mặc dầu tôi không thể đi vào chi tiết.”
Thu hút những nhà hoạt động Việt Nam
Ông Busby nói rằng ông đã gặp nhiều thành viên xã hội dân sự khác nhau và cảm kích về những điều mà ông gọi là “nghị lực, lạc quan và can đảm” của họ trước những ngăn cấm của chính phủ.
Ông Busby nói những ngăn cấm này ảnh hưởng đến việc tổ chức những buổi họp của ông.
Ông Busby tuyên bố “Người ta phải cẩn thận. Chính quyền [Việt Nam] không cho phép xã hội dân sự làm tất cả những gì mà xã hội dân sự muốn. Và quả thật như vậy, có những cá nhân không thể gặp tôi vì những ngăn cấm này. Chúng tôi không cho chính phủ biết những ai chúng tôi gặp. Chúng tôi cứ cố gắng gặp bất cứ ai muốn gặp chúng tôi.”
Một “blogger” Việt Nam đã gặp viên chức Hoa Kỳ tại thành phố HCM vào ngày Thứ Sáu là Phạm Chí Dũng. Nói với VOA bẳng điện thoại, Ông Phạm cho biết ông đã cố gắng giúp Ông Busby hiểu ông và những nhà hoạt động khác muốn hoàn thành được những gì.
Mục tiêu của phong trào nhân quyền
Ông Phạm nói “Mục tiêu chính của xã hội dân sự ở Việt Nam là giúp giải quyết những vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị. Xã hội dân sự giúp nói lên điều người dân quan tâm liên quan đến chủ quyền quốc gia, quyền căn bản của con người, quyền đất đai của nông dân, và quyền lợi chính đáng của công nhân, cũng như vấn đề tham nhũng.”
Ông Phạm nói rằng những người muốn giúp những nhà hoạt động Việt Nam nên cẩn thận về thứ trợ giúp mà họ có thể cung cấp.”
Ông Phạm nói “Xã hội dân sự của Việt Nam không muốn trợ giúp về tài chánh từ Hoa Kỳ hay của bất cứ một chánh phủ ngoại quốc nào, nhưng cần sự hỗ trợ về tinh thần cho những hoạt động liên quan đến xã hội dân sự như thiết lập văn hóa dân sự hay diễn đàn dân sự trực tuyến hay độc lập với Internet. Nếu chúng tôi được hỗ trợ tài chánh, chúng tôi sẽ bị kết tội là nhận tiền của chánh phủ ngoại quốc để lật đổ chính quyền [Việt Nam].”
Gương mẫu của Miến Điện
Ông Phạm nói với Ông Busby rằng Miến Điện là mô hình địa phương tốt đẹp nhất cho Việt Nam noi theo về phương diện phát triển dân chủ. Chính phủ dân sự Miến Điện lên cầm quyền vào năm 2011, chấm dứt chế độ quân phiệt trong nhiều thập niên và đề xướng những cải tổ chính trị ngày càng được Phương Tây hỗ trợ.
Ông Busby nói ông xem Miến Điện là một mô hình để chuyển hóa một xã hội độc tài sang một xã hội tự do.
Ông Busby tuyên bố “Tôi không nhớ đã xem Miến Điện là một mô hình tốt nhất, bởi vì có những mô hình khác như Nam Dương mà tôi nghĩ có thể được phác họa theo. Chúng tôi có thảo luận về những phát triển tích cực tại Miến Điện và những gì có thể học hỏi về cách làm thế nào để điều này có thể được áp dụng tại Việt Nam.”
Sự hợp tác của Liên Hiệp Quốc
Ông Busby nói rằng những viên chức Việt Nam cũng hứa chấp nhận một cuộc viếng thăm của một trong những điều tra viên của Liên Hiệp Quốc mà ông khuyến khích họ phối hợp: Phúc trình Viên Đặc Biệt trong lãnh vực quyền văn hóa Farida Shaheed của Pakistan.
Ba điều tra viên khác bao gồm Phúc Trình Viên Đặc Biệt về quyền tự do phát biểu Frank La Rue của Guatemala, Phúc Trình Viên Đặc Biệt về quyền tự do tập hợp ôn hòa và lập hội Maina Kiai của Kenya, và Phúc Trình Viên Đặc Biệt về sự độc lập của thẩm phán và luật sư Gabriela Knaul của Brazil.
Việt Nam đang muốn trở thành một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền gồm 47 người trong một cuộc bỏ phiếu của Đại Hội Đồng LHQ vào ngày 12-11.
Nhà ngoại giao Hoa Kỳ nói chính phủ Việt Nam bảo ông rằng Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ hỗ trợ sự ứng cử của quốc gia này. Nhưng ông nói Washington không muốn tiết lộ Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu như thế nào về những vấn đề như thế trước thời hạn.
Những điều khác trong nghị trình
Về những vấn đề khác, Ông Busby nói rằng Việt Nam “tái xác nhận cam kết của Việt Nam” về việc tham gia và quy ước chống lại tra tấn.
Ông Busby cũng hỏi những viên chức chính quyền và những nhà hoạt động về nghị định Tháng Tám của chính phủ nhắm giới hạn sự tiếp cận Internet. Ông nói ông biết rằng biện pháp này “còn đang ở trong tiến trình được thực hiện” và ông không biết có trường hợp nào đã được áp dụng cho tới nay.
Trong lãnh vực tự do tôn giáo, nhà ngoại giao nói rằng ông thúc giục Việt Nam đẩy mạnh tiến trình đăng ký đối với các nhà thờ và chùa trên toàn quốc.
Ông Busby nói ông hi vọng sẽ trở lại Việt Nam trong năm tới.
© Đàn Chim Việt
 
 
 

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen