Được biết chính quyền đã mời đại diện Hội Cựu tù nhân lương tâm
Việt Nam làm việc trong hai ngày 24 và 29/4, sau đó đưa ra năm kết luận. Thứ
nhất, ở Việt Nam không có « tù nhân lương tâm » mà chỉ có những người vi phạm
pháp luật vị xử lý hình sự, việc đặc xá là chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà
nước. Thứ hai, chính quyền có quyền tiếp xúc với gia đình người vi phạm để vận
động uốn nắn.
Cơ quan chức năng cũng yêu cầu không được đưa tin về nội dung
các cuộc làm việc với an ninh, và yêu cầu gỡ thông cáo báo chí có nêu tên một
người sĩ quan an ninh. Cuối cùng, Hội Cựu tù nhân lương tâm cũng được yêu cầu
chấm dứt hoạt động vì không có giấy phép của Nhà nước.
Theo bản tuyên bố trên, thì những người lên tiếng phản đối
những luật lệ chỉ nhằm đàn áp lương tâm con người, là tù nhân lương tâm. Bỏ các
điều 79,88, 258 và các điều luật mơ hồ khác dùng để bịt miệng người bất đồng
chính kiến mới là tôn trọng nhân quyền thực sự. Thứ hai, trong quá khứ các vụ
chính quyền vận động thân nhân người bất đồng chính kiến hầu hết đều trở thành
những cuộc quấy nhiễu, răn đe. Bên cạnh đó, do giấy mời làm việc của công an
không mang tính bắt buộc nên người được mời hoàn toàn có quyền thông tin.
Cuối cùng, Hội Cựu tù nhân lương tâm được thành lập dựa trên
Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết, Hiến pháp
Việt Nam và các quy định của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nên Nhà nước
phải tôn trọng quyền tự do lập hội. Tuyên bố cũng đề nghị Quốc hội Việt Nam khẩn
trương ban hành Luật lập hội.
Thông cáo được 13 tổ chức xã hội dân sự đồng ký tên. Đó là Hội
Cựu tù nhân lương tâm, Hội Phụ nữ Nhân quyền, Hội Anh em Dân chủ, Diễn đàn Xã
hội Dân sự, Truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế, Cao trào Nhân bản, Bôxit Việt Nam,
Khối 8406, Hiệp hội Dân oan, Hội Bầu bí Tương thân, Hội Ái hữu Cựu tù nhân chính
trị và tôn giáo, Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập, Quỹ Bạch Đằng
Giang.
Trả lời RFI Việt ngữ, tiến sĩ Phạm Chí Dũng, người phát ngôn
của Hội Cựu tù nhân lương tâm cho biết :
|
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen