Hội đồng Liên tôn Việt Nam
ủng hộ Bản Nhận định của Hội đồng Giám mục Việt Nam
về Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016
(18-06-2017)
Tín đồ Công giáo nói riêng lẫn Đồng bào Việt Nam nói chung vừa đọc
được Nhận định của Quý Hội đồng Giám mục về Luật Tín ngưỡng, Tôn
giáo 2016 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một
luật mà chỉ có chế độ cộng sản độc tài toàn trị, vô thần chiến đấu
mới nghĩ ra, ban hành và áp đặt lên mọi tôn giáo và mọi tín hữu.
Với ý thức hiệp thông trong công lý và sự thật, chúng tôi, Hội đồng
Liên tôn Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự quy tụ nhiều chức sắc
của 5 tôn giáo nhằm mục đích đấu tranh cho tự do tôn giáo và dân
chủ nhân quyền, xin kính gởi đến Quý Hội đồng Giám mục những tâm
tình và ý tưởng của chúng tôi về văn kiện lịch sử mà Quý Hội đồng
vừa gởi tới nhà cầm quyền, đồng thời cũng đưa ra cho cộng đồng Công
giáo và cộng đồng Dân tộc.
Như đã từng lên tiếng trước đây về Luật Tín ngưỡng Tôn giáo ấy
(20-10-2016), nay chúng tôi hân hoan vì Nhận định của Quý Hội đồng
Giám mục chẳng những đã nhắm vào thực chất và ý đồ của Luật Tín
ngưỡng Tôn giáo mà còn nhắm vào nguyên tắc và não trạng của chế độ
vô thần toàn trị hiện nay tại Việt Nam, nguồn phát xuất của Luật
đó.
1- Quý Hội đồng đã cho thấy Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo thực chất là nỗ
lực hợp pháp hóa và củng cố hóa cơ chế xin-cho hết sức bất công,
phi lý và ngang ngược của một nhà cầm quyền luôn tuyên bố là “của
dân, do dân, vì dân”. Việc tráo đổi ngôn từ (từ “xin phép” và “cho
phép” sang “đăng ký, thông báo, đề nghị”) rốt cục vẫn không che
giấu được ý đồ làm cho cơ chế xin-cho càng thêm vững mạnh, thậm chí
hơn cả Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo 2004. Đúng là “cơ chế này cho thấy tự do tín ngưỡng tôn giáo không thật sự được
coi là quyền của con người nhưng chỉ là ân huệ cần phải xin và được
ban phát. Chính cơ chế đó hợp pháp hóa sự can thiệp của chính quyền
vào sinh hoạt nội bộ và kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động tôn giáo” (Nhận định, số 3). Mục đích là làm cho mọi Giáo hội không ngừng
lệ thuộc nhà cầm quyền, ngoan ngoãn để được ban ơn và cuối cùng trở
nên công cụ của chế độ hay chí ít cũng quên đi bản chất và sứ mạng
của mình.
2- Quý Hội đồng đã nhân những bất cập của Luật Tín ngưỡng Tôn giáo để
nói thẳng với nhà cầm quyền cũng như tỏ rõ với toàn dân là mãi cho
tới nay, trước sau như một, họ luôn xem mọi tổ chức tôn giáo chúng
ta như những lực lượng đối kháng, chẳng những từ quan điểm chính
trị độc tài toàn trị mà còn từ quan điểm triết lý duy vật vô thần.
Chính vì thế, nhà cầm quyền “đã tiêu tốn biết bao nhiêu tiền của và nhân lực để theo dõi, dò
xét, kiểm soát mọi hoạt động tôn giáo, đồng thời sử dụng các tổ
chức tôn giáo như công cụ của chế độ”; trình bày các Tôn giáo tại nhiều cơ sở đào tạo cán bộ và sinh
viên “với những thành kiến thù nghịch, tạo nên nhận định sai lầm và hình
ảnh biến dạng về Giáo Hội Công giáo [lẫn các Giáo hội khác] nơi thế hệ trẻ”; đã không đánh giá đúng mức, thậm chí ngăn cản “những hoạt động của các tôn giáo trong lĩnh vực từ thiện, y tế và
giáo dục”; và nay, với những điệp khúc đậm màu chính trị và những từ ngữ mơ
hồ cố ý của Luật Tín ngưỡng tôn giáo, nhà cầm quyền sẵn sàng quy
kết trách nhiệm và lên án bất công các tổ chức lẫn nhân sự tôn giáo
như họ đã và đang làm. “Cách nhìn và cách hành xử như vậy có nguy cơ làm mất bản sắc đích
thực của các tôn giáo, gây chia rẽ trong nội bộ các tôn giáo cũng
như giữa các tín đồ và người ngoài tôn giáo” (Nhận định, số 4).
3- Quý Hội đồng đã xác định ý nghĩa đích thực của việc đồng hành với
dân tộc mà nhà cầm quyền luôn kêu gọi. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý
rằng “đồng hành với dân tộc là đồng hành với những con người cụ thể đã và
đang làm nên dân tộc này, nhất là những người cùng khổ và bị quên
lãng”, mà trong thực tế là những đồng bào đang bị trấn áp vì niềm tin,
bị giam cầm vì công lý, bị tước đoạt đất nhà, bị bóc lột sức lao
động, bị điêu đứng vì môi trường ô nhiễm… Chúng tôi cũng nhất trí:
“Đồng hành với dân tộc là đồng hành với những giá trị làm nên di sản
tinh thần và văn hóa của dân tộc Việt Nam: chống ngoại xâm, gìn giữ
bờ cõi, chống cường quyền, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách…”. (Nhận định, số 5). Việc bảo vệ những di sản tinh thần và văn
hóa này đang trở nên hết sức cấp thiết trong bối cảnh Trung Quốc đe
dọa đất nước mọi mặt, bộ máy cai trị ức hiếp lộng hành và cuộc sống
nhân dân ngày càng điêu đứng vì bao khủng hoảng kinh tế và xã hội.
4- Quý Hội đồng đã mạnh mẽ khẳng định -trước một nhà cầm quyền tiếp
tục tuyên truyền tôn giáo là thuốc phiện và thậm chí là lực lượng
phản động- “rằng các tôn giáo nói chung… luôn đồng hành với dân tộc, vì các tôn
giáo khơi dậy những giá trị tinh thần cao quý trong lòng người, dạy
các tín đồ của mình tôn trọng công bằng và lẽ phải, sống từ bi bác
ái, tôn trọng mọi người vì chính phẩm giá của họ, và như thế, góp
phần phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, cộng tác
tích cực vào việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.
Đúng là như thế trong quá khứ lẫn trong hiện tại, nhất là nếu người
ta so sánh với tất cả những gì mà cái chế độ phi nhân này đã và
đang gây ra cho đất nước và dân tộc từ hơn 70 năm qua.
Kính thưa Quý Hội đồng Giám mục,
Nhận định của Quý Hội đồng là một ánh sáng chiếu soi tâm trí mọi
người, từ nhà cầm quyền đến các tín đồ và cả toàn dân về quyền tự
do tôn giáo, một quyền tự do có thể nói là cơ bản hơn hết, vì khi
tâm hồn con người đã ra xấu -do không được các tôn giáo dạy dỗ- thì
chẳng có gì nên tốt cả. Ngoài ra, Nhận định của Quý Hội đồng -xuất
phát từ bản chất của mọi tôn giáo, từ nội dung của mọi giáo lý- là
một sức mạnh xây dựng dân chủ, cổ vũ tự do, thăng tiến nhân quyền,
như đã được chứng minh qua các Giáo hội Đông Âu thời chế độ Cộng
sản và qua nhiều Giáo hội tại Á châu trong những thập niên gần đây.
Làm tại Việt Nam ngày 18 tháng 06 năm 2017.
Các Thành viên trong Hội đồng Liên tôn Việt Nam đồng ký tên.
Cao đài:
- Chánh trị sự Hứa Phi (điện thoại: 0163.3273.240)
- Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân (điện thoại: 0988.971.117)
- Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (điện thoại: 0988.477.719).
- Thông sự Đoàn Công Danh (điện thoại: 0977.961.750)
Công giáo:
- Linh mục Ta-đê-ô Nguyễn Văn Lý (điện thoại: 0932211438)
- Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi (điện thoại: 0984.236.371)
- Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại (điện thoại: 0935.569.205)
- Linh mục An-tôn Lê Ngọc Thanh (điện thoại: 0993.598.820)
- Linh mục Phao-lô Lê Xuân Lộc (điện thoại: 0122.596.9335)
- Linh mục Giu-se Nguyễn Công Bình (điện thoại: 01692498463)
Phật giáo:
- Hòa thượng Thích Không Tánh (điện thoại: 0165.6789.881)
- Thượng tọa Thích Viên Hỷ (điện thoại: 0937.777.312)
- Thượng tọa Thích Đồng Minh (điện thoại: 0933.738.591)
- Thượng tọa Thích Vĩnh Phước (điện thoại: 0969.992.087)
- Thượng tọa Thích Đức Minh (điện thoại: 0165.348.2276)
Phật giáo Hoà hảo:
- Ông Nguyễn Văn Điền (điện thoại: 0122.870.7160)
- Ông Lê Quang Hiển (điện thoại: 0167.292.1234)
- Ông Lê Văn Sóc (điện thoại: 096.4199.039)
- Ông Phan Tấn Hòa (điện thoại: 0162.6301.082)
- Ông Bùi Văn Luốc (điện thoại: 0169.612.9094)
- Ông Hà Văn Duy Hồ (điện thoại 012.33.77.29.29).
- Ông Trần Văn Quang (điện thoại 0169.303.22.77)
Tin lành:
- Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa (điện thoại: 0121.9460.045)
- Mục sư Đinh Uỷ (điện thoại: 0163.5847.464)
- Mục sư Đinh Thanh Trường (điện thoại: 0120.2352.348)
- Mục sư Nguyễn Trung Tôn (điện thoại: 0162.838.7716)
- Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng (điện thoại: 0906.342.908)
------------------------------ ------------------------------ -
__._,_.___
Posted by: 8406news <khoi8406hoaky@gmail.com>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen