Bản tin SKY News của Úc châu ghi lời Đô đốc Harris tố rằng TC xây
dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông để làm chuyện đã rồi để chiếm cứ
Biển Đông.
“Người thật chớ nên tin vào đảo giả,” theo lời Đô Đốc Harris trong bài diễn văn ở trung tâm nghiên cứu chiến lược Úc châu Australian Strategic Policy Centre tại Brisbane hôm Thứ Tư.
Ông nói, TQ đã làm hư hỏng trật tự thế giới pháp trị.
Khoảng 6.6 ngàn tỷ hàng hóa vận chuyển bằng tàu biển xuyên qua Biển Đông mỗi năm.
Đô đốc Harris nói rằng Mỹ sẽ không cho phép vùng biển sử dụng chung này trở thành khép kín đơn phương.
Tư lệnh Harris nói rằng Mỹ sẽ hợp tác khi có thể nhưng vẫn sẵn sàng kình chống khi phải chống.Cũng nên nhắc rằng, TC từng yêu cầu TT Trump lột chức Đô đốc Harris vì lập trường căm thù Hoa Lục, vì là có dòng maú Nhật Bản trong người.
Đô Đốc là sĩ quan Mỹ gốc Nhật Bản cao cấp nhất trong Hải quân Mỹ. Ông sinh tại Nhật Bản, có mẹ là người Nhật và cha là một chiến binh Hải quân Mỹ.
Trong khi đó, bản tin RFI cho biết Trung Quốc vừa hạ thủy loại khu trục hạm mới hiện đại.
Quân đội Trung Quốc hôm nay 28/06/2017 có thêm một khu trục hạm mới tự sản xuất thuộc loại hiện đại nhất, trong nỗ lực cạnh tranh với hải quân các cường quốc khác tại Á châu.
Chiếc khu trục 10.000 tấn này được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Giang Nam (Jiangnan) ở Thượng Hải. Theo Tân Hoa Xã, đây là khu trục hạm thế hệ mới đầu tiên của hải quân Trung Quốc, được trang bị hệ thống phòng không, các loại vũ khí chống hỏa tiễn, chống hạm và chống tàu ngầm.
Global Times cho biết thêm, đây là tàu khu trục đầu tiên thuộc Type 055, cấp tiếp theo của khu trục hạm tên lửa dẫn đường Type 052D vốn nhỏ hơn nhiều. Báo chí Trung Quốc đăng các hình ảnh chiếc tàu mới được phủ những dải băng sặc sỡ bên cạnh lá cờ khổng lồ và các thủy thủ xếp hàng ngay ngắn. Tướng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), chủ nhiệm Tổng Cục Phát Triển Khí Tài chủ trì lễ hạ thủy. Khu trục hạm này sẽ được thử nghiệm trước khi cho chính thức hoạt động.
RFI ghi rằng hãng tin AP dẫn thông cáo của hải quân Trung Quốc nói rằng: «Việc hạ thủy chiếc tàu này mang ý nghĩa là sự phát triển tàu khu trục của Trung Quốc đã đạt đến một giai đoạn mới». Theo AP, loại khu trục hạm này tương đương với cấp Arleigh Burke (DDGs) của Mỹ.
Reuters nhận định, Trung Quốc sản xuất các chiến hạm với tốc độ nhanh chóng trong nỗ lực hiện đại hóa hải quân – quân chủng đang đóng vai trò ngày càng lớn trong quân đội nước này. Báo chí Nhà nước cho biết hải quân đã đặt đóng 18 tàu chiến, gồm khu trục hạm, chiến hạm và tàu tên lửa dẫn đường trong năm 2016. Hồi tháng Tư, Bắc Kinh đã cho hạ thủy chiếc tàu sân bay đầu tiên tự đóng, dự kiến đến năm 2020 sẽ đi vào hoạt động.
Theo Trung tâm phân tích hải quân ở Washington DC, hải quân Trung Quốc với tham vọng bành trướng dự kiến sở hữu 265-273 tàu chiến, tàu ngầm và tàu hậu cần vào năm 2020; rút ngắn nhanh chóng khoảng cách với 275 chiến hạm Mỹ có thể triển khai tại Thái Bình Dương.
Trong khi đó, một bản tin VOA cho biết rằng hai chính phủ Hoa Kỳ và Ấn Độ hôm 27/6 kêu gọi tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải trên biển Đông một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế.
Trao đổi với các nhà báo tại Vườn Hồng, Toà Bạch Ốc sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Ấn Độ nói:
“Trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, để duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng khu vực, đây cũng là một mục tiêu khác trong quan hệ hợp tác chiến lược của hai nước chúng tôi.”
Một thông cáo chung về cuộc gặp thượng đỉnh sau đó nói rằng trong tư cách là những người tự coi có trách nhiệm đối với tình hình Ấn Độ -Thái Bình Dương, Tổng thống Trump và Thủ tướng Modi đồng ý rằng một mối quan hệ đối tác mật thiết giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ là điều thiết yếu cho hòa bình và tình trạng ổn định trong khu vực.
Bản thông cáo chung viết: “Thừa nhận sự tiến bộ đáng kể đã đạt được trong các nỗ lực này, hai nhà lãnh đạo nhất trí sẽ đề ra các biện pháp khác nữa để tăng cường quan hệ đối tác.”
Tuyên bố chung Mỹ-Ấn còn nói rằng 2 nhà lãnh đạo Mỹ-Ấn cam kết tôn trọng một số quy tắc chung cho khu vực, theo đó cần tôn trọng quyền chủ quyền và luật quốc tế và quyền của mọi quốc gia được trở nên thịnh vượng, theo tinh thần các nguyên tắc căn bản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
VOA ghi rằng:
“Tổng thống Trump và Thủ tướng Modi tái khẳng định tầm quan trọng của việc phải tôn trọng tự do hàng hải, tự do hàng không và thương mại trên toàn khu vực.”
Trong khi đó, một bản tin từ chính phủ Hà Nội cho biết các chiến binh trú đóng các đảo Biển Đông luôn luôn sẵn sàng tác chiến.
Bản tin VTV hôm Thứ Tư nói rằng chỉ cần 1 phút đồng hồ là súng sẽ nổ để giữ gìn các đảo trong vùng quần đảo Trường Sa:
“...khi tiếng kẻng báo động vang lên khắp đảo Phan Vinh, các đơn vị bộ đội đã nhanh chóng cơ động đến những vị trí chiến đấu. Chưa đến 1 phút, toàn bộ các cỡ súng trên đảo đã bám chặt mục tiêu, hình thành một lưới lửa phòng không dày đặc.”
Dường như Biển Đông chỉ có thể có hòa bình, khi nào chế độ Cộng sản Trung Quốc sụp đổ, và một chế độ dân chủ đa nguyên thiết lập ở Bắc Kinh. Vì khi người dân có quyền làm chủ, lòng dân là muốn hòa bình, chứ cớ gì đi xa chiếm đảo.
“Người thật chớ nên tin vào đảo giả,” theo lời Đô Đốc Harris trong bài diễn văn ở trung tâm nghiên cứu chiến lược Úc châu Australian Strategic Policy Centre tại Brisbane hôm Thứ Tư.
Ông nói, TQ đã làm hư hỏng trật tự thế giới pháp trị.
Khoảng 6.6 ngàn tỷ hàng hóa vận chuyển bằng tàu biển xuyên qua Biển Đông mỗi năm.
Đô đốc Harris nói rằng Mỹ sẽ không cho phép vùng biển sử dụng chung này trở thành khép kín đơn phương.
Tư lệnh Harris nói rằng Mỹ sẽ hợp tác khi có thể nhưng vẫn sẵn sàng kình chống khi phải chống.Cũng nên nhắc rằng, TC từng yêu cầu TT Trump lột chức Đô đốc Harris vì lập trường căm thù Hoa Lục, vì là có dòng maú Nhật Bản trong người.
Đô Đốc là sĩ quan Mỹ gốc Nhật Bản cao cấp nhất trong Hải quân Mỹ. Ông sinh tại Nhật Bản, có mẹ là người Nhật và cha là một chiến binh Hải quân Mỹ.
Trong khi đó, bản tin RFI cho biết Trung Quốc vừa hạ thủy loại khu trục hạm mới hiện đại.
Quân đội Trung Quốc hôm nay 28/06/2017 có thêm một khu trục hạm mới tự sản xuất thuộc loại hiện đại nhất, trong nỗ lực cạnh tranh với hải quân các cường quốc khác tại Á châu.
Chiếc khu trục 10.000 tấn này được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Giang Nam (Jiangnan) ở Thượng Hải. Theo Tân Hoa Xã, đây là khu trục hạm thế hệ mới đầu tiên của hải quân Trung Quốc, được trang bị hệ thống phòng không, các loại vũ khí chống hỏa tiễn, chống hạm và chống tàu ngầm.
Global Times cho biết thêm, đây là tàu khu trục đầu tiên thuộc Type 055, cấp tiếp theo của khu trục hạm tên lửa dẫn đường Type 052D vốn nhỏ hơn nhiều. Báo chí Trung Quốc đăng các hình ảnh chiếc tàu mới được phủ những dải băng sặc sỡ bên cạnh lá cờ khổng lồ và các thủy thủ xếp hàng ngay ngắn. Tướng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), chủ nhiệm Tổng Cục Phát Triển Khí Tài chủ trì lễ hạ thủy. Khu trục hạm này sẽ được thử nghiệm trước khi cho chính thức hoạt động.
RFI ghi rằng hãng tin AP dẫn thông cáo của hải quân Trung Quốc nói rằng: «Việc hạ thủy chiếc tàu này mang ý nghĩa là sự phát triển tàu khu trục của Trung Quốc đã đạt đến một giai đoạn mới». Theo AP, loại khu trục hạm này tương đương với cấp Arleigh Burke (DDGs) của Mỹ.
Reuters nhận định, Trung Quốc sản xuất các chiến hạm với tốc độ nhanh chóng trong nỗ lực hiện đại hóa hải quân – quân chủng đang đóng vai trò ngày càng lớn trong quân đội nước này. Báo chí Nhà nước cho biết hải quân đã đặt đóng 18 tàu chiến, gồm khu trục hạm, chiến hạm và tàu tên lửa dẫn đường trong năm 2016. Hồi tháng Tư, Bắc Kinh đã cho hạ thủy chiếc tàu sân bay đầu tiên tự đóng, dự kiến đến năm 2020 sẽ đi vào hoạt động.
Theo Trung tâm phân tích hải quân ở Washington DC, hải quân Trung Quốc với tham vọng bành trướng dự kiến sở hữu 265-273 tàu chiến, tàu ngầm và tàu hậu cần vào năm 2020; rút ngắn nhanh chóng khoảng cách với 275 chiến hạm Mỹ có thể triển khai tại Thái Bình Dương.
Trong khi đó, một bản tin VOA cho biết rằng hai chính phủ Hoa Kỳ và Ấn Độ hôm 27/6 kêu gọi tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải trên biển Đông một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế.
Trao đổi với các nhà báo tại Vườn Hồng, Toà Bạch Ốc sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Ấn Độ nói:
“Trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, để duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng khu vực, đây cũng là một mục tiêu khác trong quan hệ hợp tác chiến lược của hai nước chúng tôi.”
Một thông cáo chung về cuộc gặp thượng đỉnh sau đó nói rằng trong tư cách là những người tự coi có trách nhiệm đối với tình hình Ấn Độ -Thái Bình Dương, Tổng thống Trump và Thủ tướng Modi đồng ý rằng một mối quan hệ đối tác mật thiết giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ là điều thiết yếu cho hòa bình và tình trạng ổn định trong khu vực.
Bản thông cáo chung viết: “Thừa nhận sự tiến bộ đáng kể đã đạt được trong các nỗ lực này, hai nhà lãnh đạo nhất trí sẽ đề ra các biện pháp khác nữa để tăng cường quan hệ đối tác.”
Tuyên bố chung Mỹ-Ấn còn nói rằng 2 nhà lãnh đạo Mỹ-Ấn cam kết tôn trọng một số quy tắc chung cho khu vực, theo đó cần tôn trọng quyền chủ quyền và luật quốc tế và quyền của mọi quốc gia được trở nên thịnh vượng, theo tinh thần các nguyên tắc căn bản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
VOA ghi rằng:
“Tổng thống Trump và Thủ tướng Modi tái khẳng định tầm quan trọng của việc phải tôn trọng tự do hàng hải, tự do hàng không và thương mại trên toàn khu vực.”
Trong khi đó, một bản tin từ chính phủ Hà Nội cho biết các chiến binh trú đóng các đảo Biển Đông luôn luôn sẵn sàng tác chiến.
Bản tin VTV hôm Thứ Tư nói rằng chỉ cần 1 phút đồng hồ là súng sẽ nổ để giữ gìn các đảo trong vùng quần đảo Trường Sa:
“...khi tiếng kẻng báo động vang lên khắp đảo Phan Vinh, các đơn vị bộ đội đã nhanh chóng cơ động đến những vị trí chiến đấu. Chưa đến 1 phút, toàn bộ các cỡ súng trên đảo đã bám chặt mục tiêu, hình thành một lưới lửa phòng không dày đặc.”
Dường như Biển Đông chỉ có thể có hòa bình, khi nào chế độ Cộng sản Trung Quốc sụp đổ, và một chế độ dân chủ đa nguyên thiết lập ở Bắc Kinh. Vì khi người dân có quyền làm chủ, lòng dân là muốn hòa bình, chứ cớ gì đi xa chiếm đảo.
__._,_.___
Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen