tka2536 post
Qatar được nhận định là quốc gia quân chủ lập hiến hoặc quân chủ chuyên chế do gia tộc Al Thani cai trị Triều đại Al Thani cai trị Qatar kể từ khi gia tộc này thành lập
vào năm 1825. Năm 2003, Qatar thông qua hiến pháp mới theo đó cho phép bầu cử
trực tiếp 30 trong số 45 thành viên của Hội đồng Lập pháp.
Emir (tiểu vương) thứ tám của Qatar là Tamim bin Hamad Al Thani, ông được cha là Hamad bin Khalifa Al Thani chuyển giao quyền lực vào ngày 25 tháng 6 năm 2013.
Tiểu vương nắm độc quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm thủ tướng và các
thành viên nội các, tức thành viên của Hội đồng Bộ trưởng. Hội đồng Bộ trưởng cũng đề xướng pháp luật, pháp luật và sắc lệnh
do Hội đồng Bộ trưởng đề nghị được chuyển cho Hội đồng Cố vấn (Majilis Al Shura) để thảo
luận và sau đó được trình lên Tiểu vương để phê chuẩn.
Hiện tại thành viên của Hội đồng Cố vấn đều do Tiểu vương bổ nhiệm.
Pháp luật Qatar không cho phép thành lập các thể chế chính trị hoặc
công đoàn.
Luật Sharia là nguồn chính của pháp luật Qatar theo nội dung Hiến pháp Qatar. Trong thực tế, hệ thống pháp luật Qatar là hỗn hợp của dân luật và luật Sharia.
Luật Sharia được áp dụng cho các luật liên quan đến gia đình, thừa
kế, và một số hành vi hình sự (như thông dâm, cướp và giết người).
Trong một số vụ tố tụng tại các toà án gia đình dựa theo luật
Sharia, lời làm chứng của một nữ giới có giá trị bằng một nửa lời làm chứng
của một nam giới. Luật gia đình được hệ thống hoá vào năm 2006.
Chế độ đa thê Hồi giáo được cho phép trong nước.
Đánh roi được sử dụng tại Qatar để trừng phạt tội tiêu thụ đồ uống có cồn
hoặc quan hệ tình dục bất hợp pháp. Điều 88 của bộ luật hình sự Qatar quy định hình phạt cho tội thông
dâm là 100 roi. Ném đá là một biện pháp trừng phạt pháp lý tại Qatar. Bội giáo là một tội có thể bị tử hình tại Qatar.[88] Báng bổ có thể bị trừng phạt đến bảy năm tù và tội khuyến dụ cải
đạo có thể bị trừng phạt đến 10 năm tù. Đồng tính luyến ái là một tội có thể bị tử hình.
Tiêu thụ đồ uống có cồn là việc hợp pháp vài nơi tại Qatar; một số khách sạn sang trọng được phép bán đồ uống
có cồn cho các khách hàng phi Hồi giáo. Người Hồi giáo không được phép tiêu thụ đồ uống có cồn tại Qatar và
nếu vi phạm có thể bị đánh roi hoặc trục xuất. Ngoại kiều phi Hồi
giáo có thể xin giấy phép mua đồ uống có cồn để tiêu thụ cá nhân.
Công ty Phân phối Qatar được phép nhập khẩu đồ uống có cồn và thịt
lợn, cửa hàng rượu duy nhất của công ty và Qatar cũng bán thịt lợn
cho người có giấy phép mua rượu. Các quan chức Qatar cũng sẵn sàng cho phép đồ uống có cồn
trong "các khu vực người hâm mộ" tại Giải vô địch bóng tròn thế giới 2022.
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, công nhân ngoại quốc tình nguyện đến
Qatar để làm lao động kỹ năng thấp hay giúp việc gia đình, song một
số người sau đó phải đối diện với tình trạng phục tùng không tự
nguyện. Một số vi phạm quyền lao động như đánh đập, không trả
lương, thu tiền của công nhân để trả các chi phí mà người chủ có
trách nhiệm, hạn chế tự do di chuyển, giam cầm tuỳ tiện, đe doạ tố
tụng, và tấn công tình dục. Nhiều công dân di cư đến làm việc tại Qatar phải trả phí quá cao
cho nhà tuyển mộ tại quê nhà.
Quan hệ ngoại giao
Là một quốc gia nhỏ bên cạnh các láng giềng lớn, Qatar nỗ lực phát huy ảnh hưởng và bảo vệ quốc gia cùng triều đại Từ năm 1760 đến năm 1971, Qatar tìm kiếm bảo hộ chính thức từ các
thế lực như Ottoman, Anh, triều đại Al-Khalifa từ Bahrain, triều
đại Wahhabi từ Ả Rập Saudi.Mức độ chú ý quốc tế gia tăng và vai trò tích cực
trong sự vụ quốc tế của Qatar khiến một số nhà phân tích nhận định
đây là một cường quốc bậc trung.
Qatar là một thành viên từ ban đầu của OPEC và là một thành viên sáng lập của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC).
Qatar cũng là một thành viên của Liên đoàn Ả Rập.
Qatar không chấp thuận thẩm quyền cưỡng chế của Tòa án Công lý Quốc tế.
Qatar cũng có quan hệ song phương với nhiều cường quốc.
Qatar có căn cứ không quân Al Udeid của Mỹ và Anh, là trung tâm của
toàn bộ hoạt động hàng không của Mỹ và Anh tại vịnh Ba Tư. Mặc dù sở hữu căn cứ chiến lược này,
Qatar không phải luôn là một đồng minh nhiệt tình của phương
Tây.
Qatar từng cho phép Taliban lập một văn phòng chính trị và có quan hệ mật thiết với Iran, bao
gồm chia sẻ một mỏ khí đốt.Theo các văn kiện bị lộ trên The New York Times, thành tích của Qatar về các nỗ lực chống khủng bố là "tệ nhất
trong khu vực".Bức điện cho rằng cơ quan an ninh của Qatar "do dự
về hành động chống lại các phần tử khủng bố đã được nhận dạng do lo
ngại tỏ ra liên kết với Hoa Kỳ và kích động trả thù".
Qatar có quan hệ hỗn hợp với các láng giềng trong khu vực vịnh Ba
Tư. Qatar ký một thoả thuận hợp tác phòng thủ với Iran, hai quốc gia chỉa sẻ mỏ khí đốt đơn lẻ lớn nhất thế giới.
Qatar là quốc gia thứ nhì sau Pháp công khai tuyên bố công nhận Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya là chính phủ hợp pháp của Libya trong bối cảnh nội chiến Libya 2011.
Năm 2014, quan hệ giữa Qatar với Bahrain, Ả Rập Saudi, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trở nên căng
thẳng do
Tính đến năm 2015, Qatar, Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ công khai hỗ
trợ Quân đội Chinh phục, một nhóm chống chính phủ trong Nội chiến Syria bao gồm Mặt trận
Al-Nusra và liên minh Salafi khác là Ahrar ash-Sham.
Qatar ủng hộ tổng thống dân cử Mohamed Morsi của Ai Cập thông qua ngoại giao và mạng lưới truyền thông Al
Jazeera trước khi ông ta bị hạ bệ do đảo chính.
Mối liên kết giữa Qatar với Hamas được báo cáo lần đầu vào đầu năm 2012, hứng chịu chỉ trích từ Israel, Hoa Kỳ, Ai Cập và Ả Rập Saudi,
"những nước buộc tội Qatar phá hoại ổn định khu vực bằng cách ủng
hộ Hamas."
BKTT
__._,_.___
Posted by: anh truong <anhdalat23@yahoo.com>
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen