Paulus Lê Sơn (Danlambao) - Trong bối cảnh Formosa gây ra thảm họa môi trường biển tại miền
Trung Việt Nam, cả nhà nước CSVN và công ty Formosa đều buộc phải
nhận trách nhiệm trong việc xử lý và đi đến chấm dứt hoàn toàn thảm
họa này.
Võ Kim Cự, Nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh nói việc cấp phép 70 năm
cho Formosa là đúng trình tự, liên quan đến việc này, có 2 văn bản
do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký cho phép địa phương thực hiện
việc cấp chứng nhận đầu tư. Lãnh đạo Hà Tĩnh cũng thông tin là việc
này đã báo cáo Chính phủ và được đồng ý.
Vào tháng 4/2016, cá chết hàng loạt ở miền Trung do Formosa gây ra
tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) bắt đầu từ ngày 6 tháng 4 năm 2016
và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế,
thậm chí vào tận trong Đà Nẵng.
Cuộc điều tra sau đó cho thấy, nguồn thải lớn từ tổ hợp nhà máy của
Công ty Formosa Hà Tĩnh chứa độc tố tạo thành một dạng phức hợp, di
chuyển vào Nam làm hải sản ở tầng đáy biển chết, là nguyên nhân gây
ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển này.
Sau đó, lãnh đạo công ty Formosa nhận lỗi việc xả chất thải mà nhà
máy Formosa tại Hà Tĩnh đã làm thiệt hại nặng nề về môi trường biển
và đền bù 500 triệu Mỹ Kim. Nhà nước CSVN cho rằng Formosa thải ra
biển tác động đến cuộc sống của hơn 200 ngàn người dân, trong đó có
41 ngàn ngư dân.
Trước thảm họa đó, nhân dân cả nước đã có những chỉ trích, lên án
mạnh mẽ, thậm chí diễn ra các cuộc biểu tình chống Formosa đồng
loạt khắp cả nước. Tuy nhiên, nhà cầm quyền đã không lắng nghe dân,
trái lại còn đàn áp, dập tắt tiếng nói của người dân.
Với tư cách là Thủ tướng Chính phủ, Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố
“Nếu Formosa tái phạm, sẽ kiên quyết đóng cửa” hôm 01.07.2016.
Khoản đền bù 500 triệu Mỹ Kim của Formosa được chia đều cho các địa
phương bị thiệt hại. Tuy nhiên, người dân tại Nghệ An và Hà Tĩnh
vẫn đi khiếu kiện Formosa vì không đền bù thỏa đáng hoặc không được
đền bù.
Tháng 2 năm 2017, người dân lại phát hiện Formosa xả thải ra biển
khiến nước biển tại miền Trung khiến nước biển biến màu khi vàng,
khi đỏ. Mặc nhiên, nhà cầm quyền vẫn không lên tiếng hoặc không xác
nhận công bố sự việc tiến hành thực hiện như lời tuyên bố của Thủ
tướng Phúc.
Có thể so sánh thảm họa Formosa gây ra cho biển miền Trung mà người
dân phải gánh chịu tương tự tai họa hạt nhân tệ hại nhất trên thế
giới kể từ vụ Chernobyl vào năm 1986 hay Ba lò phản ứng tại nhà máy
Fukushima của Tepco bị tan chảy sau khi trận động đất mạnh 9 độ
Richter gây sóng thần tàn phá một dãi bờ biển đông bắc Nhật Bản làm
hơn 15.000 người thiệt mạng.
Nó không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển mà còn ảnh
hưởng rất lớn đến nhân khẩu học, phá tan không gian văn hóa, suy
kiệt hệ thống kinh tế, an ninh quốc phòng bị đe dọa, an ninh thực
phẩm và hệ lụy sức khỏe vô cùng to lớn cho thế hệ tương lai của khu
vực miền Trung.
Có phải chăng đảng và nhà cầm quyền CSVN không màng đến sự đe dọa
tàn phá thiên nhiên của công ty Formosa?
Nạn nhân trực tiếp của Formosa đã đâm đơn kiện rất nhiều lần, nhưng
Tòa án từ chối hoặc hệ thống nhà cầm quyền vào cuộc để ngăn cản,
đàn áp, tệ hơn là đánh đập, khủng bố người dân.
Nếu ở Việt Nam có một thể chế tam quyền phân lập thì việc Tòa án
chấp nhận đơn kiện của các nguyên đơn để xử lý trước các chứng cứ
rõ ràng về chủ thể chủ quan và khách thể khách quan để đưa ra phán
quyết nhà nước và Formosa phải chịu trách nhiệm, các nguyên đơn
thắng kiện trong vụ kiện Formosa.
Khi dân tộc Việt Nam còn bị cai trị bởi chế độ độc tài của đảng
cộng sản thì hiển nhiên điều vừa nói trên chỉ là một ý niệm không
tưởng mà thôi. Muốn một Chính phủ có trách nhiệm với dân thật sự
thì trước hết cần phải dẹp bỏ sự cai trị độc tôn của đảng cộng
sản.(NPH tô đậm và tô mầu)
25.03.2017
danlambaovn.blogspot.com
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen