Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Bộ
trưởng Quốc Phòng Mỹ Panetta viếng thăm vịnh Cam Ranh của Việt Nam vào
đầu tháng Sáu năm 2012. Đứng trên con tàu chở khí cụ USNS Richard E.
Byrd, ông Panetta đã khẳng định một điều vô cùng quan trong trước báo
chí, nguyên văn bằng Anh ngữ như sau: "Access
for United States naval ships into this facility is a key component of
this relationship, and we see a tremendous potential here for the
future" - tạm dịch là:"Tàu
hải quân của Hoa Kỳ có thể sử dụng cảng Cam Ranh là yếu tố quan trọng
của mổi quan hệ giữa hai nước và chúng ta thấy khả năng xảy ra điều này
là rất lớn trong tương lai.”
Tuyên
bố và thái độ của ông Panetta trước báo chí cho thấy Hoa Kỳ rất tự tin
và hồ hởi về việc hải quân của mình sẽ quay trở lại sử dụng cảng Cam
Ranh. Vấn đề này khi nào được chính thức sẽ chỉ là thời gian.
Điều
này cũng cho thấy rõ mọi thành phần tướng lãnh trong hàng ngũ bộ quốc
phòng Cộng Sản Hà Nội cản trở hay làm chậm lại tiến trình quay trở lại
của Hoa Kỳ sử dụng cảng Cam Ranh sẽ bị loại bỏ hay bị giới hạn quyền
hành do áp lực ngầm từ phía Hoa Kỳ.
Hoa
Kỳ có thể áp lực buộc tổng bí thư Cộng đảng là Nguyễn Phú Trọng phải
miễn cưởng sang thăm Hoa Kỳ trong năm nay bất chấp sức nặng chính trị
đang đè nặng từ phía Trung Quốc thì đủ rõ sức mạnh ảnh hưởng chính trị
bên trong đảng Cộng Sản Hà Nội của Hoa Kỳ mạnh đến chừng nào!
Trường
hợp xảy ra đối với bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh là một thí dụ
cụ thể cho thấy ảnh hưởng Hoa Kỳ bên trong bộ quốc phòng của Cộng đảng
Hà Nội.
Tướng
Thanh bị cưỡng ép vắng mặt trong chuyến đi thăm Hoa Kỳ của ông Trọng vì
thái độ ngang bướng của ông đối với việc gia tăng nỗ lực hợp tác quân
sự sâu rộng thêm với Hoa Kỳ cũng như không cùng lập trường với Hoa Kỳ về
việc xây lấn đảo trong vùng còn tranh chấp.
Tướng
Thanh phạm phải lầm lẫn, cải lại nhận định về việc xây lấn biển đảo của
đương kim bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ là ông Ashton Carter khi có mặt
hai người trong cuộc họp báo tuyên bố chung tại Hà Nội vào cuối tháng
Năm năm nay.
Việc
cãi cọ đôi co như thế khi tuyên bố chung trước báo chí cho thấy ông
Thanh quá vụng về trong phong thái ngoại giao và làm ông bộ trưởng quốc
phòng Carter quá bực mình vì hành động này đi ngược lại lời nói mà chính
ông Carter tuyên bố.
Lời tuyên bố của ông Carter trước báo chí có tướng Thanh ngồi đó đã khẳng định rõ như sau: "The US and Vietnam are working together to ensure peace and stability in this region and beyond" - Có nghĩa là: "Hoa Kỳ và Việt Nam phải LÀM VIỆC CÙNG NHAU để đảm bảo hòa bình và ổn định trong vùng và những vùng lân cận."
Ngầm
ý quan trọng của ông Carter trong lời tuyên bố này là Việt Nam không
thể hành động đơn phương mà không đàm đạo thỏa thuận trước với Hoa Kỳ về
vấn đề biển Đông.
Thế
nhưng lời phân bua của tướng Thanh trước báo chí làm Hoa Kỳ thấy thất
vọng vì không hiểu hết ý của Hoa Kỳ. Tướng Thanh tuyên bố hành động tu
bổ xây nền trên các đảo mà Việt Nam đang kiểm soát chỉ là để đối phó với
việc thủy triều lên xuống mà thôi.
Không
cần biết lời giải thích của tướng Thanh đúng hay sai, điều này khiến
báo chí nhận ra ngay tướng Thanh vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa thế nào gọi
là LÀM VIỆC CÙNG NHAU mà ông Carter ám chỉ yêu cầu. Muốn xây nền, lấp hố
gì trên các đảo này cũng được nhưng trước khi tiến hành, Việt Nam phải
đàm đạo với Hoa Kỳ và đôi bên đồng lòng thì mới tiến hành.
Nếu
bộ quốc phòng Cộng Sản Hà Nội chọn lựa hợp tác với Hoa Kỳ, thì mọi hành
động hay toan tính quân sự lớn nhỏ gì của Việt Nam trên vùng biển Đông
điều phải được đàm đạo, thảo luận với Hoa Kỳ trước, đôi bên đồng ý thì
mới tiến hành.
Thông
báo và đàm đạo với nhau mọi việc trước khi tiến hành, dưới quan niệm
của người Mỹ thì đây là phong thái làm việc cần có tạo tin cẩn giữa các
nước đồng minh. Dưới cách nhìn phong thái của người Việt còn nặng tính
bảo thủ thuờng thấy thì có nghĩa là từ đây, mọi hành động lớn nhỏ gì
cũng phải "báo cáo" cho Hoa Kỳ hay biết.
Hành
động đơn phương từ phía bộ quốc phòng Cộng Sản Hà Nội cho xây nền lấp
hố trên đảo mà không đàm đạo thỏa hiệp trước với Hoa Kỳ do tướng Thanh
chịu trách nhiệm khiến Hoa Kỳ phật lòng.
Ngay
ngày hôm sau qua đến Singapore, ông Carter đã bực mình tuyên bố nên
đình chỉ mọi tuyên bố chủ quyền của các bên liên quan tại biển Đông. Rõ
ràng, ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ muốn nhắm vào Việt Nam, một quốc
gia đang kiểm soát nhiều đảo nhất tại quần đảo Trường Sa và đã mất hẳn
Hoàng Sa đang cần Hoa Kỳ hậu thuẫn để đòi lại chủ quyền trong tương lai.
Tướng
Thanh ngay liền sau đó bị đồn là có người bắn ông tại Pháp và phải nằm
viện điều trị nên vắng mặt trong chuyến đi sang Hoa Kỳ của ông Trọng
cũng như vắng mắt các cuộc hợp của bộ Tổng Tham Mưu do bộ Quốc Phòng tổ
chức những tháng kế tiếp.
Rõ
ràng, nếu các đồng chí của tướng Thanh ra tay thì mạng của ông đã mất.
Đảng Cộng Sản khi thanh toán nội bộ thì chưa bao giờ có sơ sót. Ông còn
sống là vì các đồng chí của ông chỉ muốn cô lập ông và từ từ truất hết
ảnh hưởng của ông ra khỏi bộ quốc phòng mà thôi.
Người
ta thấy thanh tra chính phủ thừa hành lệnh của thủ tướng Nguyễn tấn
Dũng lập tức được lệnh khống chế con trai của tướng Thanh bằng cách tiến
hành thanh tra tổng công ty quân đội 319 do con tướng Thanh là đại tá
Phùng Quang Hải làm giám đốc khiến tướng Thanh không thể phản kháng và
phải nằm im thuận thảo.
Nhiều
vụ truất phế tướng lãnh đã xảy ra ngay sau đó nhằm dẹp bỏ vây cánh của
tướng Thanh ra khỏi bộ quốc phòng. Thí dụ như quân đội từ trung ương lật
đật tiến về quân khu Chín để ép buộc trung tướng Nguyễn Phương Nam,
được cho là cất nhắc bới tướng Thanh phải chịu bị kỷ luật vào cuối tháng
Bảy năm nay với lý do là kê khai tài sản thiếu trung thực và mua quá
nhiều xe hơi trái phép.
Điều
này cho thấy, áp lực của chú Sam đã làm giới chóp bu Cộng Sản ở Hà Nội
không còn lựa chọn nào khác mà phải gạt bỏ tướng Thanh dù biết tướng
Thanh rất trung thành với đảng.
Sau
tướng Thanh, Hoa Kỳ muốn nhìn thấy một vị bộ trưởng quốc phòng kế nhiệm
thân thiện hơn, có thể làm việc chung và có đủ ảnh hưởng binh quyền
ngang hàng như tướng Thanh trước đó.
Do đó, trung tướng Đỗ Bá Tỵ đang được Hoa Kỳ dòm ngó.
Đỗ
Bá Tỵ tuổi giáp ngọ tức sinh năm 1954, từng tu nghiệp khóa tham mưu cao
cấp tại học viện võ bị tại Đà Lạt năm 1992. Năm 2007, tướng Tỵ được thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng cất nhắc lên làm tư lệnh quân khu II với lon
trung tướng.
Sau
cái chết đột ngột bất ngờ của thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên vào tháng
11 năm 2010, tướng Tỵ được cử thay thế tướng Nghiên đảm nhiệm chức Tổng
Tham Mưu Trưởng. Tướng Nghiên được cho là có lập trường bảo thủ, không
muốn Hoa Kỳ can dự sâu vào nội bộ quốc phòng của Việt Nam.
Tướng Tỵ sang thăm Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 2013 không ngần ngại tuyên bố thẳng thừng như sau: "Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ toàn diện với Hoa Kỳ, trong đó có quan hệ về quốc phòng". Lời
tuyên bố này làm báo chí phương Tây rất ngạc nhiên vì đi ngược lại
chính sách BA KHÔNG mà trung tướng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố trước đó,
trong đó, có những điều khoản ngăn cản những hợp tác quân sự sâu rộng
hơn với Hoa Kỳ, kể cả việc mở cửa cảng Cam Ranh cho hải quân Hoa Kỳ sử
dụng.
BBC
cũng loan tin tướng Tỵ đàm đạo rất tâm đắc với Tổng Tham-Mưu Trưởng
liên quân Hoa Kỳ, đại tướng Martin Dempsey về các chiến lược quân sự cần
thiết của Hoa Kỳ trong tương lai khi chuyền quân vào châu Á.
Sự
thật như thế nào thì chưa biết nhưng báo chí tuyên bố như thế chỉ có
lợi cho tương lai tướng Tỵ khi mà Cộng Sản Hà Nội ngày một ngã nhiều hơn
vào bàn tay của Washington để cầu cạnh chút ân huệ bảo vệ bình an trước
âm mưu thôn tính của Trung Cộng.
Sức
mạnh quân đội của Cộng Sản Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc vào ngoại viện
ngay từ ngày thành lập đến nay bởi nền kinh tế và khoa học kỹ thuật của
Việt Nam chưa đủ mạnh để cán đáng một quân đội với đầy đủ thiết bị hiện
từ đại bác, xe tăng, máy bay, hỏa tiển, vân vân.
Trước
giờ, đảng Cộng Sản Hà Nội có thể nắm chặt được quân đội vì đảng là thế
lực chính trị duy nhất có thể cán đáng kinh phí lớn lao của quân đội từ
lương bổng, vũ khí do khả năng móc nối liên hệ của đảng đối với các đảng
Cộng Sản khác trên thế giới như Liên Xô, Trung Quốc khi cầu xin viện
trợ quân sự. Do đó, quyền lực của tổng bí thư đảng được coi là tối
thượng trong quân đội.
Từ
sau khi khối Xô-viết sụp đổ, đảng không còn đủ khả năng móc nối để có
ngoại viện cho quân đội mà mọi kinh phí quân đội phải do các mối liên hệ
mua bán sòng phẳng từ kinh phí của chính phủ. Cho nên, vai trò của thủ
tướng chính phủ lần hồi trở nên quan trọng hơn vai trò của tổng bí thư
đảng trong quân đội.
Trong
bối cảnh Trung Cộng gia tăng lấn hiếp, giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Hà
Nội không thể có cách nào khác mà phải nhờ vào phương hướng hợp tác
ngoại giao nghiêng về phía Hoa Kỳ từ kinh tế đến quân sự để có thể có
kinh phí và viện trợ.
Từ
đó, vị thế lãnh đạo của thủ tướng chính phủ của Cộng đảng Hà Nội đối
với quân đội ngày càng lấn át vị thế tổng bí thư đảng bởi thủ tướng là
người trực tiếp cung cấp kinh phí cho quân đội. Dù thủ tướng cũng từ
đảng mà ra nhưng vai trò của tổng bí thư đối với quân đội ngày càng mờ
nhạt chứ còn không uy quyền tuyệt đối trước quân đôi như trước nữa.
Giới
chóp bu trong đảng Cộng Sản Hà Nội biết rõ quyền lãnh đạo bộ quốc phòng
của tổng bí thư đảng đang ngày càng bị yếu dần đi, nhất là trong bối
cảnh Hoa Kỳ gia tăng ảnh hưởng của mình lên bộ quốc phòng về mặt nhân
sự, cho nên đảng cần phải cài người để khống chế.
Do
đó, chính ủy Ngô Xuân Lịch được phong làm đại tướng ngang hàng cùng lúc
với tướng Tỵ như là một động thái kèm kẹp của đảng đối với đường lối
của bộ quốc phòng về chiến-lược cũng như về mặt quân sự.
Tướng
Ngô Xuân Lịch chỉ anh tướng ngồi bàn giấy, rêu rao học thuyết chính trị
Mác-Lê cho quân đội và cố đảm bảo hàng ngũ nhân sự của quân đội phải
trung thành với đảng. Muốn loại bỏ ảnh hưởng của ông tướng chính ủy
không có quân trong tay ra khỏi bộ quốc phòng không phải là một điều khó
nếu Hoa Kỳ thật sự cương quyết muốn điều này xảy ra.
Một
nền quân sự tồn tại nhờ ngoại viện bấy lâu nay thì dù gì cũng cần ngoại
viện để tồn tại. Vì vậy, quân đội của Cộng đảng Hà Nội phải đi theo
"định hướng" chiến lược của quốc gia nào đang chu cấp toàn bộ kinh phí
cho quân đội.
Nay, quốc gia đó là Hoa Kỳ!
Nếu
quân đội cần một ngân khoản ngày càng lớn từ phía Hoa Kỳ để ngăn cản
sức ép thôn tính của Trung Cộng thì sự cài người ngăn cản của đảng chỉ
có tính tạm thời trước mắt. Dần dần, các tướng lãnh trong bộ quốc phòng
sẽ sẵn sàng gạt bỏ hết mọi sự kềm kẹp của đảng Cộng Sản Hà Nội nếu Hoa
Kỳ tiếp tục thúc ép buộc họ phải thi hành loại bỏ ảnh hưởng của đảng.
Việc
Hoa Kỳ loan báo sẽ tăng viện trợ để giúp bốn nước tại vùng Đông Nam Á
trong đó có Việt Nam thi hành các hoạt động tuần tiểu để thực thi luật
hàng hải trong tháng này đã lộ rõ một tương lai ảnh hưởng mạnh mẽ của
Hoa Kỳ lên bộ quốc phòng Việt Nam bao dàn từ kinh phí, chiến lược và lan
rộng ra nhân sự.
Không
có một thế lực chính trị nào có thể cưỡng lại sức mạnh và sự điều khiển
chiến lược của đồng đô la Mỹ nếu không muốn tự sát. Bộ quốc phòng của
Cộng Sản Hà Nội không thể đi ngược lại quy luật này và sự lãnh đạo tuyệt
đối của Cộng đảng lên quân đội đang lần hồi bị Hoa Kỳ xóa xổ!
Loại bỏ sự lãnh đạo của Cộng Sản Hà Nội ra khỏi quân đội hoàn toàn tùy thuộc mức độ thúc ép của Hoa Kỳ nặng hay nhẹ mà thôi!
11/10/2015
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen