KHI ĐỒ TỂ LÂM BỆNH NẶNG
Bảng Đỏ
Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường – một nhà văn nổi tiếng của chế độ cộng sản hiện đã lâm bệnh nặng do bị tai biến hô hấp.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời gia đình cho hay, tình trạng bệnh của ông Tường hiện nay là rất nặng.
Cơn
tai biến đã xảy ra chỉ 1 tuần sau khi ông này được gia đình đưa từ Sài
Gòn về lại Huế - nơi ông Tường bị cáo buộc là thủ phạm gây ra cuộc thảm
sát kinh hoàng do quân đội cộng sản gây ra vào dịp tết Mậu Thân năm
1968.
Thảm sát Mậu Thân 1968 tại Huế
Cùng
thời điểm này, Tạp Chí Văn Chương Da Màu đã cho đăng một bài phỏng vấn
đặc biệt, trong đó Hoàng Phủ Ngọc Tường phủ nhận vai trò liên quan trong
cuộc thảm sát Mậu Thân 68.
“Mình không có giết ai trong chiến tranh” ông Tường khẳng định trong bài phỏng vấn vừa được công bố sau 7 năm.
Tại thời điểm quân đội cộng sản ra tay thảm sát dân thường vô tội, Hoàng Phủ Ngọc Tường nói rằng ông ta không có mặt tại Huế:
“Họ
dự định sau khi vụ Mậu Thân thành công thì sẽ đưa chúng tôi về ra mắt
công chúng. Nhưng cuộc tiến công bị chặn lại vì phía Mỹ và Việt Nam Cộng
hòa phản kích dữ dội quá…”
“Vì việc không thành nên tôi không được đưa về Huế để ra mắt quần chúng.”
Đồ Tể Hoàng Phủ Ngọc Tường
Đối
với người dân Huế, đặc biệt là người nhà của những nạn nhân vô tội, đây
chỉ là những lời dối trá và chạy tội của Hoàng Phủ Ngọc Tường lúc cuối
đời.
Đồ tể
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 29/2/1982, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại khẳng định đã có mặt tại Huế vào tết Mậu Thân năm 1968.
Video
cho thấy, ông này nhiều lần nhấn mạnh vai trò của mình như một ‘chứng
nhân’ tham gia công việc ‘thi hành bản án cách mạng’ đối với những
thường dân.
Ông này còn kể rõ tường tận như: “Tôi
đã đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn
lên thì toàn là máu... Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút
ra...”
Sau 25 ngày kinh hoàng, quân đội cộng sản đã dùng nhiều biện pháp man rợ để giết hại khoảng 6 ngàn người dân Huế vô tội.
Hoàng
Phủ Ngọc Tường cùng em trai mình là Hoàng Phủ Ngọc Phan, cùng với
Nguyễn Đắc Xuân… bị coi là những đồ tể gây ra vụ thảm sát.
Tuy
nhiên, trong cuộc phỏng vấn đăng trên Da Màu, ông Tường lại nói rằng
bản thân ông này ‘không chứng kiến’ những vụ giết người tại Huế:
“Còn những vụ giết người hàng loạt, tôi chỉ nghe nói chứ không chứng kiến, nhưng tôi biết là mình không thể hành động như thế” , Hoàng Phủ Ngọc Tường nói.
Chối tội
Sau
năm 1975, cũng như nhiều nhân vật đi theo ‘mặt trận dân tộc giải phóng
miền Nam’, Hoàng Phủ Ngọc Tường gần như bị chế độ CSVN loại bỏ. Đến năm
1987 thì ông này lại làm đơn xin gia nhập đảng.
Trong bài phỏng vấn, ông Tường nói rằng đã ‘thôi sinh hoạt đảng’ 3 năm sau đó – tức năm 1990, nhưng không có giấy tờ chính thức.
Năm
1989, ông này bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người và phải ngồi xe
lăn. Sau đó, được gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống.
Trong
suốt những năm tháng cuối đời, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã luôn tìm cách
chạy tội cho cá nhân và đồng bọn của ông ta trong cuộc thảm sát Mậu Thân
68. Trong khi đó, chế độ CSVN vẫn tiếp tục dùng sự kiện này để ăn mừng
trên xác những người dân vô tội, thậm chí chúng còn trơ trẽn dùng cả bộ
máy tuyên truyền nhằm đổ lỗi cho ‘Mỹ-Nguỵ’ đã gây ra cuộc thảm sát.
Ở
đời, con người thì ai cũng có lúc sẽ phải trở về với cát bụi. Tuy
nhiên, sẽ thật là một điều bất công nếu Hoàng Phủ Ngọc Tường được chết.
Không
phải vì hận thù hay muốn trả thù, cá nhân tôi cho rằng Hoàng Phủ Ngọc
Tường và đồng bọn ông ta cần phải sống cho đến ngày công lý được thực
thi.
Ngược
lại, muốn được nhắm mắt ra đi, thì đây là cơ hội cuối cùng để Hoàng Phủ
Ngọc Tường nói ra sự thật, xem như một lời tạ lỗi cuối cùng trước khi
lìa đời.
Bảng Đỏ
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen