Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm sẽ đi về đâu và biết kêu ai sau 175 năm hiện diện?
Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm10/23/2015
Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm10/23/2015
Từ những cuộc chạy loạn…
Hội
Dòng Mến Thánh Giá (MTG) Thủ Thiêm là Hội dòng MTG đầu tiên của giáo
phận Sài Gòn và là Hội dòng MTG thứ hai của giáo tỉnh miền Nam (sau MTG
Cái Nhum thành lập năm 1800). Trong suốt chiều dài 175 năm hình thành và
phát triển, các nữ tu MTGTT đã đối mặt với vô vàn thử thách và thăng
trầm nhưng các chị vẫn sống khó nghèo, hiền lành, khiêm tốn với tinh
thần hăng say truyền giáo…
Thủ Thiêm ngày ấy là một khu rừng
hoang vắng, ven sông rải rác vài ba mái nhà lụp xụp và một vài ngôi
chùa, miễu của người Miên và người Thổ. Khúc sông này là bến uống nước
của voi và trâu rừng. Lo ngại thú rừng, các chị tạm rời gốc me theo kinh
Lắp đến tá túc tại kênh chợ Vãi. Mãi đến năm 1863, sau thời gian tạm
trú tại Bến Thành, các chị trở về Thủ Thiêm và bắt đầu lại từ đầu. Nhờ
sự hỗ trợ của các chủng sinh tại Xóm Chiếu, các chị cất được một nhà
nguyện mái tranh vách ván và một dãy nhà được ngăn ra nhiều gian để ở.
Theo
các tài liệu xưa, thời vua Minh Mạng, đạo Công Giáo bị bách hại dữ dội,
nhất là trong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi vào năm 1833. Các nhà thờ,
tu viện bị tàn phá tan hoang, linh mục, tu sĩ, giáo dân ly tán khắp nơi,
trong số đó có không ít các nữ tu Mến Thánh Giá. Tại miệt Bến Thành,
một số chị gặp nhau ở Thủ Thiêm và dừng chân ở đây. Đến năm 1840, nhà
dòng MTTG Thủ Thiêm chính thức được thành lập do cha Giuse Niên là bề
trên tiên khởi và bà Maria Phước là bà Nhất đầu tiên. Nhà ở ban đầu của
các chị chỉ là chòi lá dựng gần gốc me (cây me hiện vẫn xanh tươi trong
khuôn viên nhà dòng), nhờ sự cần cù và chuyên chăm lao động, khai hoang
vỡ đất… nên nhà cửa ngày một rộng thêm. Về đời sống thiêng liêng, các
chị chỉ suy ngẫm nửa giờ mỗi ngày nhưng đọc kinh rất nhiều. Một tờ báo
Pháp vào năm 1845 đã mô tả các nữ tu MTG như sau: “Các nữ tu MTG không
hề giữ nội vi, ngay cả vào thời bình. Những lời khấn mà họ tuyên thệ để
dâng mình cho Thiên Chúa và dấn thân từ nay sống tiết dục, là những lời
khấn đơn. Các phụ nữ đạo đức này đã phải lo việc giáo dục các trẻ nữ; và
ngày nay nữa, họ bận tâm lo nâng đỡ kẻ bệnh hoạn và việc trở lại cho
các phụ nữ bê bối. Họ sinh sống bằng công việc tay chân của mình, chỉ
dùng hai bữa ăn thanh đạm mỗi ngày. Họ ăn chay các ngày thứ 6 và thứ 7
mỗi tuần. Hằng ngày, họ dâng lên Thiên Chúa những lời kinh dài và sốt
sắng”.
Sáng ngày 22.10.2015, nhà cầm quyền quận 2 huy động rất đông lực lượng công quyền khoảng hơn 50 người đến đập phá cơ sở trường học của các sơ DMTGTT, đã bị buộc ‘hiến tặng’ cho nhà cầm quyền với mục đích giáo dục, nhưng không hiến đất.
Sáng ngày 22.10.2015, nhà cầm quyền quận 2 huy động rất đông lực lượng công quyền khoảng hơn 50 người đến đập phá cơ sở trường học của các sơ DMTGTT, đã bị buộc ‘hiến tặng’ cho nhà cầm quyền với mục đích giáo dục, nhưng không hiến đất.
Tại
cơ sở nhà trường thuộc DMTGTT đang tranh chấp, nhà cầm quyền cho lực
lượng thi công mang xe cần cẩu vào đập phá các tài sản của trường bấp
chấp sự phản đối của các sơ. Sơ Maria Đặng Thị Mỹ Hạnh, thư ký DMTGTT,
cho biết: “Sáng nay, khi Nhà dòng nghe thấy tiếng đào bới trong sân
trường thì các sơ đến trường, gặp họ thì bà Chủ tịch Giàu cho biết đang
làm cột đèn, nhưng họ lại đóng cổng không cho các sơ vào và các sơ yêu
cầu không được đụng đến tài sản của các sơ. Sau đó, họ đưa xe cần cẩu
vào trong trường, đóng cổng trường lại…”
Bên trong khuôn viên trường, lực lượng thi công lấy những tấm tôn che chắn, ngăn cách giữa khu vực nhà trường và Nhà dòng.
Ngay sau đó, cha G.B Lê Đăng Niêm –cha sở giáo xứ Thủ Thiêm, 79 tuổi, liệt hai chân- và hơn 30 sơ quy tụ trước cổng trường cầm băng rôn, yêu cầu nhà cầm quyền không được đập phá các tài sản của trường thuộc sở hữu hợp pháp của Nhà dòng. Cha Niêm và nhiều sơ lớn tuổi, không đi được phải ngồi xe lăn, sức khỏe kém cũng ra hiệp thông đọc kinh, cầu nguyện giữa cái nắng oi bức. Cha Niêm bật khóc chia sẻ:
Bên trong khuôn viên trường, lực lượng thi công lấy những tấm tôn che chắn, ngăn cách giữa khu vực nhà trường và Nhà dòng.
Ngay sau đó, cha G.B Lê Đăng Niêm –cha sở giáo xứ Thủ Thiêm, 79 tuổi, liệt hai chân- và hơn 30 sơ quy tụ trước cổng trường cầm băng rôn, yêu cầu nhà cầm quyền không được đập phá các tài sản của trường thuộc sở hữu hợp pháp của Nhà dòng. Cha Niêm và nhiều sơ lớn tuổi, không đi được phải ngồi xe lăn, sức khỏe kém cũng ra hiệp thông đọc kinh, cầu nguyện giữa cái nắng oi bức. Cha Niêm bật khóc chia sẻ:
“Tại vì tôi giữ vai
trò chủ chiên và các dì là những người ở bên cạnh giáo xứ của tôi trong
địa bàn của tôi, tôi thấy mình là chủ chiên thì không thể để cho sói nó
vồ chiên của mình mà mình lại làm thinh được. Trước đây, dân của tôi đã
bị cưỡng chế, bị di dời ra khỏi khu vực, mặc dầu có những người không
nằm trong quy hoạch thì cũng bị cưỡng chế di dời rồi. Do đó, tôi thấy có
sự bất công đó, tôi phải lên tiếng bênh vực quyền lợi chính đáng của
các dì theo lẽ công bằng và sự thật. Một người như tôi không còn sống
bao lâu nữa, tôi thấy rằng tôi phải dùng hết sức lực của tôi để bênh vực
sự thật và công lý cho mọi người. Tôi thấy dân bị áp bức, các dì bị lấn
áp thì tôi không thể ngồi yên được. Tôi nhớ đến dân của tôi, càng ngày
càng quá khổ, dân nghèo và càng ngày càng rất nghèo.
Khi nghe tin, quý Thầy bên Chùa Liên Trì đã qua bên Nhà dòng đồng hành với quý sơ nhưng đã bị lực lượng công an ngăn chặn, không cho quý thầy vào Nhà dòng.
Khi nghe tin, quý Thầy bên Chùa Liên Trì đã qua bên Nhà dòng đồng hành với quý sơ nhưng đã bị lực lượng công an ngăn chặn, không cho quý thầy vào Nhà dòng.
Kiên quyết giữ đất
Giữa cái nắng chang chang
của buổi trưa, quý sơ già luân phiên thay nhau vào ăn cơm trưa, sau đó
tiếp tục ra trước cổng trường ngồi lần hạt cùng với các sơ trẻ. Hai sơ
lớn tuổi với dáng người lom khom, lụm khụm, cầm dù, dìu nhau đi một cách
chậm chạp và nói: “Đi ra ngoài kia biểu tình cùng với chị em. Mình lớn
tuổi, mình ở đây lâu rồi, nên biết cái này cái nọ. Sơ cảm thấy buồn lắm
bởi vì đây là một di sản của Nhà dòng.”
Trưa
nắng, chiều thì lại mưa to gió lớn, nhưng vẫn không cản được tinh thần
bảo vệ đất Nhà dòng của quý sơ, đặc biệt quý sơ già. Một sơ lớn tuổi
chia sẻ: “Hồi xưa, còn nhỏ như chúng con, khổ như chúng con thì mới có
các nhà đó, bây giờ người ta lấy nhà mình thì mình phải lấy lại.”
Một
sơ khác thổ lộ: “Họ lấy tài sản của nhà dòng đập phá, chị em chúng tôi
rất bức xúc. Tất cả chị em nhà dòng từ bà lớn tuổi nhất đến các em nhỏ
tuổi nhất đều có quyền bảo vệ cơ sở của Nhà dòng không cho cộng sản lấy
được. Cho nên tất cả chị em chúng tôi đều có quyền tranh đấu cho Nhà
dòng. Tất cả chúng tôi đều sống chết vì Nhà dòng.”
Sơ Trần Thị Tê, 75 tuổi, ngậm ngùi: “Tôi tên là Trần Thị Tê, 75 tuổi, tôi rất tức giận, tại sao nhà của chúng tôi, đã mượn chúng tôi, chúng tôi đã cho mượn một thời gian, chưa có một lời cám ơn mà bây giờ lại đòi đập phá nhà chúng tôi. Cho nên dù tôi không đi được tôi cũng phải ra đây xem thế nào.”
Sơ Trần Thị Tê, 75 tuổi, ngậm ngùi: “Tôi tên là Trần Thị Tê, 75 tuổi, tôi rất tức giận, tại sao nhà của chúng tôi, đã mượn chúng tôi, chúng tôi đã cho mượn một thời gian, chưa có một lời cám ơn mà bây giờ lại đòi đập phá nhà chúng tôi. Cho nên dù tôi không đi được tôi cũng phải ra đây xem thế nào.”
Về đồng hành với Nhà dòng
Được tin nhà cầm
quyền đập phá các cơ sở vật chất của Nhà dòng, nhiều giáo dân Thủ Thiêm
-đã di dời đi nơi khác- liền về lại quê nhà để đồng hành với Nhà dòng.
Một giáo dân của giáo xứ Thủ Thiêm bày tỏ: “Khi tôi đang ở nhà nghe tin
nhà cầm quyền đập phá tài sản của các sơ thì tôi cảm thấy bức xúc, lên
đây để xem tình thế như thế nào, thì công an, dân phòng không cho mọi
người đi vào trong đây, nhưng tôi mạnh dạn chạy vào trong này. Mưa gió
đến đây để đọc kinh cầu nguyện hiệp thông bảo vệ tài sản của Nhà dòng.”
Cùng ý kiến với người giáo dân trên, một phụ nữ thổ lộ: “Tôi ủng hộ các sơ nên xuống đây để cùng đòi lại đất cho các sơ.”
Cùng ý kiến với người giáo dân trên, một phụ nữ thổ lộ: “Tôi ủng hộ các sơ nên xuống đây để cùng đòi lại đất cho các sơ.”
Một
giáo dân khác cho hay: “Trước năm 1975, các cơ sở trường học của các sơ
đã dạy học cho nhiều thế hệ cha ông chúng tôi ở đây. Một khi nhà nước
mượn danh là tôn trọng pháp luật, tôn trọng luật lệ thì phải tôn trọng
những gì pháp luật đã đề ra là tôn trọng sự công bằng và không lấy tài
sản của người dân cũng như của các nữ tu. Nếu như nhà nước chưa có những
đền bù thỏa đáng cho các nữ tu mà đập phá như vậy, thì đây là hình thức
phá hoại và cướp tài sản của Giáo Hội Công Giáo, cũng như cướp tài sản
của các nữ tu DMTGTT.”
Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm trở thành dân oan
Tháng
7.2012, UBND phường mời Nhà dòng lên làm việc, ông Hứa Ngọc Thảo –lúc
bấy giờ là phó Chủ tịch- nói rằng, trường đã công lập rồi, không được
lấy lại và không có cơ sở nào cho thấy đây là tài sản của Nhà dòng, và
các trường này nằm trong khu quy hoạch giải tỏa nên không trả lại ba
trường này cho Nhà dòng. Nhưng quan điểm của Nhà dòng là hiến trường với
mục đích giáo dục chứ không hiến đất, và nếu nằm trong khu vực giải tỏa
thì phải đền bù thỏa đáng theo đúng luật đất đai cho Nhà Dòng.
Tháng 11.2012, nhà cầm quyền Thủ Thiêm đập phá, cào bằng trường Nam Thủ Thiêm –nằm bên cạnh nhà thờ Thủ Thiêm. Hiện nay, đang là một bãi đất trống, hỏ hoang, cỏ mọc um tùm.
Tháng 11.2012, nhà cầm quyền Thủ Thiêm đập phá, cào bằng trường Nam Thủ Thiêm –nằm bên cạnh nhà thờ Thủ Thiêm. Hiện nay, đang là một bãi đất trống, hỏ hoang, cỏ mọc um tùm.
Sau cuộc họp đó, nhà cầm quyền không có phản hồi gì thêm với quý sơ. Và, quý sơ liên tục làm đơn khiếu nại đến các cấp có thẩm quyền nhưng không nhận được lời phúc đáp nào.
Mãi đến ngày 21.10.2015, nhà cầm
quyền địa phương mới mời Nhà dòng lên làm việc với nội dung chính cũng
được lập lại như năm 2012. Tuy nhiên, trong cuộc họp này, họ đề nghị các
sơ không được yêu cầu nhà nước ‘đền bù’ hay ‘bồi thường’ mà là nhà nước
sẽ ‘hỗ trợ’ cho Nhà dòng nếu Nhà dòng yêu cầu. Nhưng Nhà dòng luôn kiên
quyết tỏ rõ lập trường rằng, đất của Nhà dòng, yêu cầu họ phải bồi
thường thỏa đáng, không được làm thay đổi, tháo gỡ các hiện trạng của
các trường này nếu như chưa có quyết định bồi thường thỏa đáng. Khi nào
bên phía nhà nước có văn thư bồi thường cho Nhà dòng thì khi đó Nhà dòng
sẽ có văn thư giao đất cho nhà nước.
Mong muốn
Nhà dòng kiên quyết yêu cầu nhà cầm quyền phải trả lại đất các cơ sở trường học này cho Nhà dòng, nếu họ không trả lại thì phải có quyết định bồi thường một cách thỏa đáng. Sơ Hạnh quả quyết: “Mong muốn tài sản của Nhà dòng thì phải trả về cho Nhà dòng, đó là mồ hôi nước mắt của các bà, mình là thế hệ trẻ thì phải bảo vệ tài sản của các bà. Công sức của các bà đến đây là hai bàn tay trắng đã cố gắng tạo lập, tích lũy mua thêm đất cho nhà dòng. Mong mọi người can thiệp vào để can thiệp cho các sơ để họ đền bù thỏa đáng cho nhà dòng”.
Mong muốn
Nhà dòng kiên quyết yêu cầu nhà cầm quyền phải trả lại đất các cơ sở trường học này cho Nhà dòng, nếu họ không trả lại thì phải có quyết định bồi thường một cách thỏa đáng. Sơ Hạnh quả quyết: “Mong muốn tài sản của Nhà dòng thì phải trả về cho Nhà dòng, đó là mồ hôi nước mắt của các bà, mình là thế hệ trẻ thì phải bảo vệ tài sản của các bà. Công sức của các bà đến đây là hai bàn tay trắng đã cố gắng tạo lập, tích lũy mua thêm đất cho nhà dòng. Mong mọi người can thiệp vào để can thiệp cho các sơ để họ đền bù thỏa đáng cho nhà dòng”.
Những trò khủng bố |
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen