Josef Bordat (Blog jobo72)
Nguyễn Trọng Toàn (Diễn Đàn Việt Nam 21) chuyển ngữ
Nguyễn Trọng Toàn (Diễn Đàn Việt Nam 21) chuyển ngữ
LGT: 21/06/2015 - Sự kiện Tạ Phong Tần tuyệt thực trong nhà tù được truyền thông lề dân Việt Nam cũng như báo chí quốc tế liên tục đưa tin hôm 8/6/2015 và những ngày sau đó. Đến khi biết được tin này, một người luôn bênh vực cho nhân quyền ở Việt Nam, blogger Đức Josef Bordat đã viết trên blog cảm nghĩ của mình về cộng đồng Việt Nam ở Đức cũng như về Tạ Phong Tần.
Điều tình cờ là ngày 15/06/2015 khi Tiến sĩ Josef Bordat đưa bài lên blog của ông cũng là ngày truyền thông đưa tin Tạ Phong Tần ngưng tuyệt thực. Thật cảm động khi blogger công giáo người Đức này ở cách xa cả 10 ngàn cây số và không thực sự quen biết Tạ Phong Tần viết: "Chúng ta nghĩ đến và cùng cầu nguyện cho Maria Tạ Phong Tần và người thân, bạn bè của bà...". Sau đây là bản dịch tiếng Việt bài của blogger Bordat.
Dù
là thuyền nhân tại Cộng Hòa Liên Bang hay là người lao động hợp đồng
tại Đông Đức (*): sự hội nhập của người Việt Nam vào xã hội Đức được coi
là thành công. Và điều này đã bất chấp những khác biệt văn hóa khá lớn
giữa Đông Nam Á và Trung Âu, lớn hơn nhiều khi so với trường hợp của các
nhóm người nhập cư khác, chẳng hạn như những "thợ khách" và con cháu
của họ từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Chìa khóa để hội nhập thành công là sự chú trọng của người Việt Nam về học vấn. Người Việt Nam đánh giá rất cao những thành công ở trường học và sự nghiệp sau đại học. Họ khao khát kiến thức, ham học hỏi, chăm chỉ và do đó có khả năng lớn hơn những thành viên của các cộng đồng khác có bối cảnh tương tự như bị xua đuổi, đi tị nạn, tìm kiếm hạnh phúc ở thiên đường tên là Đức.
Nhìn vào
tỷ lệ học sinh trung học của các nhóm dân (nhập cư - chú thích của
DĐVN21) khác nhau theo định nghĩa văn hoá xã hội của xã hội Đức hiện
đại, điều nổi bật gây chú ý là tỉ số người Việt Nam rất cao với 58%, cao
hơn nhiều so với dân cư gốc Thổ Nhĩ Kỳ (18%), thậm chí còn cao hơn đáng
kể so với dân bản xứ Đức (36%). Đây là kết quả của một nghiên cứu được
công bố mới đây trên tuần báo Die Zeit.Chìa khóa để hội nhập thành công là sự chú trọng của người Việt Nam về học vấn. Người Việt Nam đánh giá rất cao những thành công ở trường học và sự nghiệp sau đại học. Họ khao khát kiến thức, ham học hỏi, chăm chỉ và do đó có khả năng lớn hơn những thành viên của các cộng đồng khác có bối cảnh tương tự như bị xua đuổi, đi tị nạn, tìm kiếm hạnh phúc ở thiên đường tên là Đức.
Điều này phù hợp với kinh nghiệm của tôi trong mối liên hệ với cộng đồng người Việt. Thực sự tôi chỉ quen biết những người có học thức khá, có trình độ đại học hoặc những người muốn đạt đến đó hoặc muốn con cái họ sau này sẽ đạt được như thế. Khằng định để không bị hiểu lầm: hoài bão thăng tiến trên đường học vấn không tạo nên con người tốt hơn. Tuy nhiên những người hội nhập tốt sẽ là người ở vị thế có thẩm quyền quyết định, có tiếng nói đóng góp và hoạch định.
Nhưng thật bi thảm khi tiềm năng này không thể phát triển được tại quê hương của họ vì chế độ xã hội chủ nghĩa tiêu diệt mọi điều kiện cho một nền giáo dục thành công. Thay vì được tự do thì bị gò ép. Trong những lãnh vực nơi người trí thức có thể phát triển như tạo dựng chính kiến, góp sức xuất bản, hành động cho nhân quyền thì nhà nước Việt Nam thiết lập những hạn chế.
Đặc biệt là giới trẻ phải khổ vì điều này. Họ không thể dùng những phương tiện mà thế giới truyền thông tân tiến cung cấp mà không sợ bị trừng phạt. Nếu họ viết trên blog của mình hoặc phổ biến trên mạng xã hội những chuyện khác với điều mà chính quyền muốn nghe thì sẽ có án tù dài với phiên toà ngắn. Tôi đã viết về một phiên tòa xử blogger công giáo - những "đồng nghiệp" của tôi.
Giờ đây, một blogger bị kết án, Maria Tạ Phong Tần tuyệt thực để phản đối những điều kiện phi nhân trong nhà tù mà các tù nhân chính trị phải chịu đựng. Maria Tạ Phong Tần, nhà luật học, đã từng làm việc như một bầy tôi trung thành của nhà nước cộng sản trước khi viết blog phê bình chế độ thẳng tay nhờ những hiểu biết trực tiếp từ lòng chế độ cũng như trước khi trở thành tín hữu công giáo. Năm 2011 bà bị bắt và cuối năm 2012 bị kết án tù 10 năm. Ngay trong thời gian truớc khi bị bắt, bà đã bị hạn chế đi lại. Tháng 6 và tháng 7 năm 2011 bà đã bị tạm giam nhiều lần hoặc bị xô đẩy vào nhà một cách hung bạo khi bà muốn đi nhà thờ.
Chế độ biết rằng đức tin cho bà sức mạnh, sức mạnh để tìm kiếm sự thật và công lý (blog nguyên thủy của bà có tên Công Lý và Sự Thật đã bị khoá). Sau khi bị bắt Tạ Phong tần nói "Chưa bao giờ tôi hoảng sợ khi đối diện với sự gian tà và giả dối, tôi luôn nhìn thấy Chúa mỉm cười gọi tôi bước đi. Chúng ta cùng nhau cám ơn Chúa, cám ơn Đức Mẹ, cám ơn Giáo Hội đã cho chúng ta niềm tin và sự sống".
Maria Tạ Phong Tần đã được vinh danh nhiều lần về những hành động của bà, trong đó có giải Phụ Nữ Can Đảm Quốc Tế 2013 "về sự cống hiến không ngừng để đòi hỏi một chính quyền tốt hơn cho đồng bào của mình, về sự sẵn lòng chấp nhận rủi ro vì đức tin của mình, về kinh nghiệm sống và kỹ năng viết lách như là nguồn cảm hứng cho phụ nữ Việt Nam".
Chúng ta luôn nghĩ đến và cùng cầu nguyện cho Maria Tạ Phong Tần và người thân, bạn bè của bà đang rất lo lắng về sức khỏe của bà và đã cố thuyết phục trong vô vọng để người phụ nữ can đảm này chấm dứt tuyệt thực.
Josef Bordat
Nguồn tiếng Đức: Vietnam und Vietnamesen, Josef Bordat, Blog jobo72, 15/06/2015
(*)
Trước khi nước Đức thống nhất ngày 03/10/1990, tại Cộng Hòa Liên Bang
Đức (Tây Đức) chỉ có cộng đồng người Việt Nam tị nạn cộng sản được Tây
Đức thâu nhận từ các trại tị nạn Đông Nam Á sau cao điểm của làn sóng
thuyền nhân năm 1978 và nhiều năm sau đó. Tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức (Đông
Đức), một nước cộng sản anh em của CHXHCN Việt Nam chỉ có những người
đi "hợp tác lao động" theo hợp đồng giữa "anh em" để Hà Nội trả nợ cho
Đông Berlin. Chú thích của người dịch.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen