11 tổ chức quốc tế lên tiếng trước ngày
Ls. Lê Quốc Quân mãn hạn tù, đòi phục hồi bằng hành nghề luật sư của Ls. Quân,
cũng như đền bù thiệt hại trong thời gian ông bị giam giữ tùy
tiện.
Qua email: webmaster@president.gov.vn
Qua telefax: 0084 37 33 52 56
Ông Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
02 Hùng Vương, Quận Ba Đình
Hà NộiViệt Nam
Qua telefax: 0084 37 33 52 56
Ông Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
02 Hùng Vương, Quận Ba Đình
Hà NộiViệt Nam
Qua email: vpcp@chinhphu.vn
Qua telefax: 0084 08 04 41 30
Ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
01 Hoàng Hoa Thám, Quận Ba Đình
Hà NộiViệt Nam
Qua telefax: 0084 08 04 41 30
Ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
01 Hoàng Hoa Thám, Quận Ba Đình
Hà NộiViệt Nam
Ngày 24 tháng 6, 2015
V/v Ông Lê Quốc Quân mãn hạn bắt giam tùy
tiện
Thưa quý ông,
Chúng tôi, những tổ chức đứng tên lá thư này
chào mừng ngày sắp mãn hạn tù của ông Lê Quốc Quân, một nhà đấu tranh nhân quyền
và luật sư được nhiều người quý trọng; và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tôn
trọng nhân quyền, phục hồi bằng hành nghề luật sư của ông Quân, cũng như đền bù
thiệt hại trong thời gian ông bị giam giữ tùy tiện. Nhà cầm quyền Việt Nam lâu
nay đã đàn áp ông Lê Quốc Quân về những hoạt động nhân quyền của ông. Vào năm
2007, sau khi đại diện nhiều nạn nhân của sự chà đạp nhân quyền, ông đã bị tước
bằng hành nghề luật sư vì bị nghi ngờ tham gia vào những "hoạt động lật đổ chính
quyền".
Ông đã bị bắt nhiều lần vì đã tiếp tục hoạt động
cổ võ nhân quyền. Vào tháng 8 năm 2012, ông đã bị hành hung bởi những kẻ lạ mặt
và phải nhập viện. Vụ hành hung không bao giờ được cảnh sát điều
tra.
Ông Lê Quốc Quân bị bắt ngày 27 tháng 12, 2012
và bị cáo buộc tội trốn thuế. Sau khi bị bắt giữ, ông đã bị biệt giam và không
được phép gặp luật sư trong hai tháng. Gia đình yêu cầu thăm nuôi nhiều lần đều
bị từ chối. Ông Lê Quốc Quân chỉ được gặp người thân tại phiên tòa ngày
2/10/2013; tại phiên tòa này ông đã bị tuyên án 30 tháng tù giam vì tội trốn
thuế và bị phạt 1,2 tỉ đồng (tương đương với 59,000 Mỹ kim). Ông sẽ mãn hạn tù
vào ngày 27/6/2015; đến lúc đó ông đã chịu nguyên án tù 30 tháng, không hề được
giảm.
Vào năm 2013, Ủy ban Điều tra về bắt giữ tùy
tiện của Liên Hiệp Quốc đã lên án việc ông Lê Quốc Quân bị giam cầm là vi phạm
quyền tự do ngôn luận và quyền được xét xử công bằng. [1] Ủy Ban xét thấy là ông
Lê Quốc Quân trở thành đích nhắm vì công việc hoạt động và viết blog của ông. Ủy
Ban kêu gọi thả ông ngay lập tức hoặc phải để cho một tòa án độc lập, không
thiên vị xét lại các cáo buộc ông theo các tiêu chuẩn của ICCPR. Ủy Ban xét thấy
rằng ông đã bị biệt giam, không được tiếp xúc với luật sư và không được thả
trước phiên xử là vi phạm điều luật về xét xử công bằng của ICCPR. Ủy Ban còn đề
nghị Việt Nam phải bồi thường thiệt hại cho ông Lê Quốc Quân vì việc bắt giữ tùy
tiện này. Nhà cầm quyền Việt Nam đã không hề phản hồi về phán quyết
này.
Hồ sơ nhân quyền Việt Nam được duyệt xét tại
Liên Hiệp Quốc vào ngày 5/2/2014 trong cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát. Trường
hợp của ông Lê Quốc Quân đã được nêu đặc biệt như một ví dụ tiêu biểu cho nhiều
luật sư bị nhà cầm quyền Việt Nam hăm dọa, cản trợ và sách nhiễu vì tham gia
hoạt động bảo vệ và cổ võ nhân quyền. [2] Nhiều quốc gia, trong đó có Anh Quốc,
Hòa Lan, Ái Nhỉ Lan và Úc đã kêu gọi Việt Nam ngưng bóp nghẹt tự do ngôn luận.
Hoa Kỳ đã yêu cầu thả tất cả các tù nhân lương tâm vô điều kiện, trong đó có ông
Lê Quốc Quân. [3]
Vào tháng 2 năm 2014, ông Lê Quốc Quân đã tuyệt
thực để phản đối việc trại giam không cho ông gặp luật sư, không cho ông nhận
sách luật và sách tôn giáo, và cấm ông gặp linh mục cho những hướng dẫn tâm linh
trước phiên xử Phúc thẩm.
Vào ngày 18/2/2014, Tòa án Tối cao Hà Nội đã duy
trì bản án đối với ông Lê Quốc Quân. Phán quyết của Ủy ban Điều tra về Bắt giữ
tùy tiện của Liên Hiệp Quốc đã không được lưu tâm tới.
Liên Hiệp Âu Châu (EU) công nhận ông Lê Quốc
Quân là tù nhân lương tâm và đã chính thức bày tỏ mối quan tâm về tuyên án của
Tòa phúc thẩm. Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ trong một bản lên tiếng ngay sau phiên xử đã
kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam thả ông Lê Quốc Quân và các tù nhân chính trị
khác. [5]
Vào tháng 9 năm 2014, một liên kết bao gồm nhiều
NGO đã đệ nạp kiến nghị lên Ủy ban Điều tra về bắt giữ tùy tiện về trường hợp
ông Lê Quốc Quân. [6] Kiến nghị này đang được chờ phán quyết của Ủy
Ban.
Một bản lên tiếng đã được đọc tại cuộc họp kỳ
thứ 27 của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 16 tháng 9, 2014, đặc biệt đòi
hỏi sự quan tâm đến trường hợp của Lê Quốc Quân. [7]
Kể từ khi bị bắt vào ngày 27/12/2012, nhiều tổ
chức và cá nhân đã nhiều lần lên tiếng về trường hợp của ông Lê Quốc Quân. Nhà
cầm quyền Việt Nam chưa bao giờ hồi đáp.
Ngày mãn hạn tù của ông Lê Quốc Quân sắp diễn
ra. Vào ngày 27/6/2015 ông sẽ được thả sau khi thụ án toàn bộ 30 tháng tù
giam.
Các tổ chức đồng ký tên dưới đây kêu gọi Chính
quyền Việt Nam tôn trọng và bảo vệ các quyền hạn của ông Lê Quốc Quân đã được
quốc tế công nhận, cụ thể là:
(a) ngưng việc tiếp tục ngược đãi, sách nhiễu
và/ hoặc bắt trái phép ông Lê Quốc Quân;
(b) phục hồi giấy phép hành nghề luật sư và hủy quyết định truất bằng luật của ông; và
(c) đền bù thiệt hại mà ông phải gánh chịu khi bị giam giữ tùy tiện.
(b) phục hồi giấy phép hành nghề luật sư và hủy quyết định truất bằng luật của ông; và
(c) đền bù thiệt hại mà ông phải gánh chịu khi bị giam giữ tùy tiện.
Xin cám ơn sự quan tâm của quý vị về vấn đề này
và mong nhận được hồi âm từ quý vị.
Một bản sao của lá thư đã được gởi đến Tổng
thống Hoa Kỳ và vị đại diện Liên Hiệp Âu Châu tại Hà Nội.
Trân trọng,
Amnesty International USALeila Chacko
Gail Davidson
Viet Nam Country Specialist
Viet Nam Country Specialist
Center for International Law (CenterLaw),
Philippines
Gilbert Andres
Trustee of CenterLaw
Gilbert Andres
Trustee of CenterLaw
Electronic Frontier FoundationEva
Galperin Sally Blair
Global Policy Analyst
Global Policy Analyst
English PEN
Cat Lucas
Writers at Risk Programme Manager
Cat Lucas
Writers at Risk Programme Manager
Front Line DefendersMary
Lawlor
Executive Director
Executive Director
Lawyers for Lawyers (L4L)Adrie van de
Streek
Executive Director
Executive Director
Lawyers’ Rights Watch Canada
(LRWC)
Gail Davidson
Executive Director
Gail Davidson
Executive Director
Media Legal Defence Initiative
(MLDI)
Peter Noorlander
Chief Executive Officer
Peter Noorlander
Chief Executive Officer
National Endowment for Democracy
(NED)
Sally Blair
Senior Director, Felloswhip Programs
Sally Blair
Senior Director, Felloswhip Programs
Réseau Avocats Sans Frontières / ASF
Network
Anne Lutun
ASF Network Coordinator
Anne Lutun
ASF Network Coordinator
Art Kaufman
Senior Director
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen