Gia Minh, biên tập
viên RFA, Bangkok
2015-06-29
2015-06-29
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam
chính thức ra mắt hoạt động vào ngày 4 tháng 7 năm 2014.
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự
không thuộc Nhà nước, hôm nay ra tuyên bố số 6 phản đối Công an Thành phố Hồ
Chí Minh đàn áp chủ tịch hội là ông Phạm Chí Dũng.
Theo nhận định thì biện pháp của công an nhằm loại bỏ tờ
báo của hội mà sau chưa đầy một năm ra đời đã thu hút được nhiều độc giả quan
tâm tình hình đất nước, muốn biết sự thật.
Thực tế đàn áp
Tuyên bố nhắc lại việc chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt
Nam, ông Phạm Chí Dũng trong hai ngày 25 và 26 tháng 6 vừa qua bị nhân viên an
ninh ép đi làm việc.
Đây không phải là lần đầu tiên mà trong vòng chưa đầy hai
năm kể từ cuối năm 2013 sau khi công khai từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam, rồi
tham gia thành lập Hội Nhà báo Độc lập, ông Phạm Chí Dũng từng bị triệu tập
gần 20 lần, bị bắt giữ một số lần, bị tịch thu hộ chiếu cấm xuất cảnh. Và cơ
quan an ninh thường xuyên theo dõi ông.
Một người biết vụ việc của chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt
Nam, nhà báo Võ Văn Tạo, từ Nha Trang cho biết:
“ Về yêu cầu của bên Công an đối với anh Phạm Chí Dũng,
chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập yêu cầu phải dẹp bỏ tờ Việt Nam Thời báo- tờ báo
mạng của Hội Nhà báo Độc lập, thì tôi cũng biết thông tin này. Ngay tối anh
Dũng được thả ra sau khi bị bắt lúc sáng đến 5 giờ chiều mới được thả ra; sau
đó có thông tin trên mạng Internet là công an yêu cầu anh như thế.
Công an hỏi về liên quan với nhà văn Nguyễn Quang Lập- Bọ
Lập; họ lấy cớ vụ án của Nguyễn Quang Lập là chưa điều tra, nên muốn điều tra
những quan hệ với nhà văn; nhưng chủ yếu là họ yêu cầu anh Dũng chấm dứt trang
báo đó.”
Nhận định lý do
Bản thân chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, ông Phạm Chí
Dũng cũng có nhận định là cơ quan an ninh muốn loại bỏ mạng Việt Nam Thời Báo
của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam:
Cuối cùng họ đưa ra yêu cầu đóng trang Việt Nam Thời báo, và tôi hiểu là tiếp sau trang Việt Nam Thời báo là họ nhấn mạnh phải loại trừ vai trò ở Hội Nhà báo Độc lập đối với cá nhân tôiông Phạm Chí Dũng
“ Họ mời tôi với cớ về vụ Nguyễn Quang Lập vì vụ đó chưa
đình chỉ; nhưng tôi hiểu đó chỉ là cái cớ thôi vì hầu hết những câu hỏi không
phải hỏi về Nguyễn Quang Lập mà hỏi về Hội Nhà báo Độc lập và trang Việt Nam
Thời báo thôi. Cuối cùng họ đưa ra yêu cầu đóng trang Việt Nam Thời báo, và
tôi hiểu là tiếp sau trang Việt Nam Thời báo là họ nhấn mạnh phải loại trừ vai
trò ở Hội Nhà báo Độc lập đối với cá nhân tôi.”
Ông Phạm Chí Dũng trong một lần đi biểu
tình phản đối Trung Quốc
Một người cho biết hằng ngày vẫn phải vượt tường lửa để vào
mạng xem Việt Nam Thời báo của Hội Nhà báo Độc lập cho biết lý do phải tìm đến
với tờ báo này:
“ Tại vì tờ báo đó là tờ báo đa chiều, nó tập hợp những
bài viết, những quan điểm khác nhau và không giấu diếm những sự thật.
849 cơ quan báo đài của Nhà nước thì thông thường những
bài viết ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà Nước cho dù đó là sự thật đi nữa
cũng không được đăng lên. Những tiếng nói trái chiều hay không đúng chủ trương
Nhà nước thì lại không được đăng tải. Cho nên tôi phải đi tìm những trang như
Việt Nam Thời báo để tìm những tin tức, những sự thật để hiểu biết chính xác
về tình hình của đất nước.”
Nhà báo Võ Văn Tạo đưa ra nhận định về lý do tại sao công an
thẳng thừng đưa ra yêu cầu đối với chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam phải
ngưng Việt Nam Thời báo:
“ Ở Việt Nam ai sống lâu năm ở thể chế này đều biết rằng
mọi thứ mà không do Đảng cộng sản chủ trương lập ra thì đều bị coi là bất hợp
pháp và là kẻ thù nguy hiểm của thể chế. Không chỉ hội Nhà báo, kể cả những
hội thông thường nhất như Hội Làm vườn; bất cứ hội gì Đảng đều tìm cách cài
cắm người mình vào. Từ lâu chúng tôi biết rằng những hội đó do Đảng lập ra
chẳng qua chỉ là những thứ hình thức để xiềng xích tất cả những giai tầng
trong xã hội thôi.
Trang mạng tờ Việt Nam Thời Báo ngày 29
tháng 6, 2015
Thế thì Hội Nhà báo Độc lập do anh Phạm Chí Dũng làm chủ
tịch khi ra mắt thì như cái gai. Mà trong năm 2014 không chỉ có Hội Nhà báo
Độc lập mà có một số hội đoàn, xã hội dân sự khác nữa như Công đoàn Độc lập,
Hội Phụ nữ cũng độc lập… chừng trên 20 hội độc lập như thế và họ tự
tuyên bố thành lập chứ không đăng ký vì có đăng ký cũng không bao giờ được
công nhận; mà theo truyền thống là đăng ký với cơ quan Sở Nội vụ thì tôi tin
chắc chắn họ sẽ cung cấp cho đăng ký vì những tổ chức đó không phải do Đảng
lập ra. Nên Hội Nhà báo Độc lập như một cái gai đối với thể chế này và đối với
an ninh.”
Ở Việt Nam ai sống lâu năm ở thể chế này đều biết rằng mọi thứ mà không do Đảng cộng sản chủ trương lập ra thì đều bị coi là bất hợp pháp và là kẻ thù nguy hiểm của thể chế. Không chỉ hội Nhà báo, kể cả những hội thông thường nhất như Hội Làm vườn; bất cứ hội gì Đảng đều tìm cách cài cắm người mình vàoNhà báo Võ Văn Tạo
Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nhà báo Phạm Chí
Dũng, chia sẽ một số nguồn tin mà ông có được về mạng Việt Nam Thời báo của
hội này:
“ Tôi có nghe những thông tin ( không biết có đúng không)
là phía chính quyền đánh giá trang Việt Nam Thời báo và Hội Nhà báo Độc lập
hiện nay có tầm ảnh hưởng khá rộng; đặc biệt ảnh hưởng đến cả khối công chức
và người về hưu thành thử có thể đó là lý do họ không muốn tồn tại một chủ thể
mặc dù đã được hiến định trong Hiến pháp năm 1992 và 2003. Họ không muốn tồn
tại một Hội Nhà báo Độc lập bên cạnh một Hội Nhà báo Việt Nam. Và vẫn muốn giữ
vai trò chuyên chế, độc tài về các hội đoàn dân sự của Nhà nước. Đó là nguồn
thông tin riêng của tôi, tôi nghe được như vậy.
Một cơ sở nữa có lẽ lượng truy cập đối với Việt Nam Thời
báo tăng đáng kể trong thời gian một năm vừa qua. Lượng truy cập bình quân
hiện nay của Việt Nam Thời báo một ngày là từ 70- 80 ngàn; khi cao hơn có 100
ngàn một ngày. Có lẽ đó là một lý do để Nhà nước và ngành Công an cảm thấy lo
ngại sự ảnh hưởng của trang Việt Nam Thời báo; đặc biệt là chúng tôi đặt ra
yêu cầu trang Việt Nam Thời báo phải gia tăng tính phản biện về các vấn đề
kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị và kể cả tôn giáo nữa; phản ánh sự thật
khách quan và nói lên tiếng nói của người dân.
Tôi nghĩ rằng trong một xã hội mà người ta không quan tâm
nhiều lắm, hay quan tâm rất ít về tự do ngôn luận và kể cả vấn đề tự do tư
tưởng, tự do báo chí thì có lẽ người ta chưa quen với sự tồn tại của cơ chế xã
hội dân sự và các tổ chức xã hội dân sự độc lập như là Hội Nhà báo Độc lập
Việt Nam.”
Báo chí Nhà nước và báo chí độc lập
Nhà báo Võ Văn Tạo cho biết trong thực tế tại Việt Nam có
nhiều trang mạng của những người được gọi là ‘trí thức dấn thân’ cũng bị chặn
tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người quan tâm đến thông tin sự thật vẫn tìm
cách vượt tường lửa để đến với các trang mạng đó và nhà báo Võ Văn Tạo cho
rằng cuộc chiến giữa cơ quan tuyên truyền Nhà nước và truyền thông ‘lề dân’
không chịu sự kiểm soát nào là một cuộc chiến một mất, một còn.
“ Trong thời đại phát triển khoa học- kỹ thuật có
Internet, có facebook và có các phương tiện truyền thông khác và rất khó
chặn. Có những quốc gia như Trung Quốc họ cũng ngặt nghèo hơn nhưng tôi cho
rằng cũng vẫn bị lọt vì theo tôi việc họ chặn thì vẫn cứ ngăn chặn nhưng cái
đà tiến bộ của khoa học- kỹ thuật và tiếp cận của cộng đồng ‘trí thức dấn
thân’ thì tôi cho rằng người ta vẫn tìm cách vượt qua.
Hiện nay ở Việt Nam một số trang web trang blog cá nhân
mà mạnh dạn, tương đối thẳng thắn và can đảm cũng bị chặn; rất khó vào nhưng
những người biết cách bày nhau để vào xem.”
Xin được nhắc lại Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam với tờ báo
mạng Việt Nam Thời báo ra đời vào ngày 4 tháng 7 năm ngoái.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen