Thành
phố Hạ Long đang biến thành Phố Tàu...
Đi chưa đầy một cây số trên tuyến đường mang tên Hạ Long của TP. Hạ
Long, có thể thấy hàng chục biển hiệu của khách sạn, cửa hàng bán
đồ lưu niệm… in đầy chữ Trung Quốc.
Báo Khám Phá cũng cho biết, hầu hết chủ cửa hàng có biển hiệu chữ Trung Quốc trên tuyến đường này là người Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn không đọc nổi dòng chữ Trung Quốc trên biển hiệu nhà mình.
Ngay biển hiệu của hai khu mua sắm lớn nhất dành cho du khách đến Hạ Long là Chợ đêm Hạ Long và Siêu thị Thanh Niên cũng “chú thích” dòng chữ Trung Quốc nổi bật hơn cả dòng chữ Việt.
Báo Khám Phá cũng cho biết, hầu hết chủ cửa hàng có biển hiệu chữ Trung Quốc trên tuyến đường này là người Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn không đọc nổi dòng chữ Trung Quốc trên biển hiệu nhà mình.
Ngay biển hiệu của hai khu mua sắm lớn nhất dành cho du khách đến Hạ Long là Chợ đêm Hạ Long và Siêu thị Thanh Niên cũng “chú thích” dòng chữ Trung Quốc nổi bật hơn cả dòng chữ Việt.
Người dân ở đây cho cho biết, mấy năm qua, khách Trung Quốc đến Hạ Long
rất đông. Có những buổi tối, họ đi từng đoàn, ăn uống ở các quán ăn
trương biển hiệu chữ Trung Quốc nên cứ ngỡ đây là khu phố Tàu.
Báo Khám Phá cũng nêu ra rằng phần lớn biển hiệu quảng cáo đã sai luật, vì:
Báo Khám Phá cũng nêu ra rằng phần lớn biển hiệu quảng cáo đã sai luật, vì:
“Điều 18 của Luật Quảng cáo quy định đối với biển hiệu quảng cáo:
Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng
một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba
phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt. Tuy
nhiên, tại đây, chữ Trung Quốc sánh ngang chữ Việt trên biển hiệu của
đủ mọi loại hình dịch vụ. Từ ăn uống, ngủ nghỉ, đồ lưu niệm, thời
trang, thậm chí ngay cả cửa hàng tạp hóa, nơi bán những thứ đồ lặt
vặt cũng được “đính kèm” chữ Trung Quốc.”
Vấn đề là, chuyện này không riêng ở Hạ Long.
Vấn đề là, chuyện này không riêng ở Hạ Long.
“Thực tế, hiện tượng “phố ta hóa phố Tàu” không chỉ diễn ra ở TP.
Hạ Long mà đang manh nha xuất hiện ở một số địa phương khác...”
Trong khi đó, một bản tin của Đài Chân Trời Mới hồi tuần trước có bản tin “Phố Tàu – Biểu hiện Hán hóa ở Việt Nam,” đưa ra lời báo nguy:
Trong khi đó, một bản tin của Đài Chân Trời Mới hồi tuần trước có bản tin “Phố Tàu – Biểu hiện Hán hóa ở Việt Nam,” đưa ra lời báo nguy:
“Theo mô tả của báo chí Việt Nam, phía sau Khu Công nghiệp Bình Dương,
thuộc thành phố Thủ Dầu Một, hiện có một khu phố Tàu. Đến đó dễ
có cảm giác giống như đang ở trên đất Trung Quốc. Đa số cư dân sống
tại đó là người Trung Quốc, ngôn ngữ chính sử dụng trong sinh hoạt,
giao tiếp là tiếng Hoa, hàng hóa được bày ra để mua bán cũng là
những sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc.
Bảng hiệu, thực đơn được kẻ vẽ, in ấn xen kẽ cả hai ngôn ngữ Việt – Trung. Giá cả được liệt kê cả bằng đồng Việt Nam lẫn nhân dân tệ của Trung Quốc. Chưa kể, tại khu phố Tàu ở Bình Dương còn có một trường học dạy tiếng Trung Quốc.
Bảng hiệu, thực đơn được kẻ vẽ, in ấn xen kẽ cả hai ngôn ngữ Việt – Trung. Giá cả được liệt kê cả bằng đồng Việt Nam lẫn nhân dân tệ của Trung Quốc. Chưa kể, tại khu phố Tàu ở Bình Dương còn có một trường học dạy tiếng Trung Quốc.
Những khu phố Tàu như thế hiện nằm rải rác trên khắp Việt Nam. Ở
miền Trung, sầm uất và sung túc giống như khu phố tàu tại thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương là khu phố Tàu ở thị trấn Kỳ Anh,
tỉnh Hà Tĩnh. Tại đó, người Trung Quốc đang làm chủ hàng trăm cơ sở
thương mại. Ngược ra phía Bắc, phố Tàu đã định hình và đang phát
triển ổn định ở Thủy Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng, Từ Sơn thuộc
tỉnh Bắc Ninh, Yên Khánh thuộc tỉnh Ninh Bình, Đông Triều thuộc tỉnh
Quảng Ninh. Tại Hà Nội, tuy mật độ quần cư của người Trung Quốc chưa
đến mức hình thành phố Tàu song sự phát triển của Hoa ngữ đã trở
thành phổ biến, nên hệ thống ATM của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
vừa bổ túc thêm tiếng Hoa bên cạnh tiếng Việt và tiếng Anh....
...Nhiều tờ báo ở Việt Nam đang nêu ra hàng loạt câu hỏi: Tại sao
trong khi hàng triệu thanh niên Việt Nam đang đối mặt với tình trạng
thất nghiệp và trở thành nạn nhân của những tệ nạn như buôn người,
đi làm thuê rồi bị cưỡng bức lao động trên xứ người thì hàng vạn lao
động phổ thông của Trung Quốc ào ạt đổ vào Việt Nam làm việc? Tại
sao các cảnh báo về sự cạn kiệt tài nguyên không được quan tâm và
các loại tài nguyên vẫn ào ạt chảy sang Trung Quốc? Tại sao doanh
nghiệp Trung Quốc, người Trung Quốc được hưởng nhiều biệt đãi mà
người Việt không được hưởng ngay trên chính xứ sở của mình?”
Envoyé de mon iPad
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen