Thứ
Ba vừa qua, phái đoàn 12 người Việt đến từ nhiều tiểu bang đã tiếp xúc
với chính giới Hoa Kỳ để vận động những biện pháp mạnh mẽ đối với tình
trạng đàn áp tôn giáo vẫn lan tràn ở Việt Nam.
Tại
buổi họp với Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, phái đoàn nêu lên
những điều luật, pháp lệnh và nghị định mang tính cách khống chế tôn
giáo, cũng như trưng dẫn những tài liệu và hình ảnh đàn áp tôn giáo vẫn
liên tục xảy ra ở Việt Nam, như là lệnh giải toả nhà thờ tạm của giáo xứ
Công Giáo ở Dak Jak, Kontum; vụ đàn áp Hội Thánh Tin Lành Mennonite ở
Bình Dương; lệnh cưỡng chế Chùa Liên Trì cũng ở Bình Dương; các biện
pháp ép các tín đồ Tin Lành Hmong và Montagnard phải bỏ đạo; và các vụ
bắt bớ và bỏ tù các sư người Khmer Krom ở miền Tây.
Giám
Đốc Điều Hành của Uỷ Hội, cựu Đại Sứ Jackie Wolcott, ghi nhận đề nghị
của phái đoàn về một cuộc điều trần về đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, và
cho biết đây là một ý kiến rất đúng thời điểm.
Phái đoàn người Việt cùng với Đại Sứ Lưu Động David Saperstein, Bộ Ngoại Giao, ngày 03/03/2015 (ảnh BPSOS)
Tại
buổi họp sau đó ở Bộ Ngoại Giao, phái đoàn trao đổi nhiều thông tin cập
nhật với Ông David Saperstein, Đại Sứ Lưu Động về tự do tôn giáo quốc
tế vừa mới nhậm chức trước đó hơn một tuần. Phái đoàn đã cho Đại Sứ
Saperstein biết về những hình thức đàn áp tôn giáo rất thô bạo đang diễn
ra ở Việt Nam, gồm cả bắt bớ, đánh đập, ép bỏ đạo, tịch thu tài sản,
cưỡng chế đất đai, phá huỷ nơi thờ phượng, tra tấn...
Đại Sứ Saperstein sẽ tham gia cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam ở Hà Nội vào tháng 5 tới đây.
Phái đoàn người Việt hứa sẽ cung cấp những thông tin cập nhật cho phái đoàn Hoa Kỳ trước khi họ lên đường đến Việt Nam.
Vì
trong phái đoàn có sự hiện diện của LM Nguyễn Vũ Việt, cháu của LM
Nguyễn Văn Lý, vấn đề trả tự do cho LM Lý đã trở thành đề tài nóng. LM
Việt cho biết rằng chỉ trong mươi ngày thì lẽ ra cậu của mình sẽ mãn
hạn tù; tuy nhiên chính quyền Việt Nam có thể sẽ tiếp tục giam tù LM Lý
để bù cho thời gian được tại ngoại chữa bệnh. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho
biết họ theo dõi rất sát vấn đề này.
"Nếu
LM Lý tiếp tục bị giam thì đây là dấu hiệu rõ rệt về thái độ của chính
quyền Việt Nam đối với tự do tôn giáo nói chung", Ông Trần Thanh Tùng,
người phối hợp phái đoàn đa tôn giáo, giải thích.
Sau
buổi họp với Bộ Ngoại Giao, ba người trong phái đoàn đã họp với nhân
viên lập pháp của Thượng Nghị Sĩ James Lankford (Cộng Hoà, Oklahoma) để
bàn về việc đặt điều kiện nhân quyền, đặc biệt là tự do tôn giáo, cho
Việt Nam nếu họ muốn tham gia Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương về
mậu dịch (TPP).
Một
bộ phận của phái đoàn cũng đã họp với giới chức USAID; cơ quan này cung
cấp nhiều khoản viện trợ phát triển cho Việt Nam, trong đó có 21 triệu
Mỹ kim mới được công bố cho người khuyết tật. Phái đoàn yêu cầu chính
phủ Hoa Kỳ bảo đảm rằng các khoản viện trợ này phải đến tay mọi người
xứng đáng, đặc biệt là các thương phế binh VNCH.
Ts.
Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS và phát ngôn nhân của Liên Minh cho
một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ, cho biết rằng cuộc vận động chớp nhoáng
ngày 3 tháng 3 vừa rồi nằm trong kế hoạch chuẩn bị cho cuộc tổng vận
động vào ngày 18 tháng 6 tới đây ở Hoa Thịnh Đốn:
"Chúng
ta cần tận dụng sức mạnh cử tri của những công dân Mỹ gốc Việt để đòi
hỏi chính quyền Hoa Kỳ đặt điều kiện nhân quyền với Việt Nam nếu muốn
quyền lợi về mậu dịch từ Hoa Kỳ."
Ông
kêu gọi đồng hương ở khắp nơi sớm ghi danh để cùng đến Hoa Thịnh Đốn
vào tháng 6 tới đây để chung sức vận động các dân biểu và thượng nghị
sĩ.
"Nếu bị đưa vào danh sách CPC thì triển vọng tham gia TPP của Việt Nam sẽ giảm hẳn đi", Ts. Thắng nhận xét.
Phái
đoàn đa tôn giáo lần này gồm có các đại diện đồng bào Khmer Krom, đại
diện đồng bào thiểu số Tây Nguyên, đại diện giáo dân Cồn Dầu, và một số
chuyên gia về nhân quyền. Tổ chức triệu tập phái đoàn đa tôn giáo là Uỷ
Ban Cố Vấn về Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam, một thành phần của Liên Minh
cho một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ. Ông Trần Thanh Tùng là phối hợp viên
của Uỷ Ban này.
Ghi chú: Quý vị có thể ghi danh tham gia cuộc tổng vận động ở Quốc Hội Hoa Kỳ vào tháng 6 tại http://www.cfdvn.org/?page_id=84 hoặc liên lạc với cô Xuân Phương tại elisephuong.ho@bpsos.org.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen