Một chiến hạm trong hệ thống lá chắn tên lửa của Hoa Kỳ.Ảnh : Wikipedia
Hải
quân Đan Mạch nếu tham gia vào chiến lược "lá chắn" của Nato sẽ biến
thành mục tiêu tấn công của tên lửa hạt nhân của Nga. Trên đây là tuyên
bố của đại sứ Nga tại Đan Mạch. Lời lẽ hù dọa của ông Mikhail Vanin đã
bị Copenhagen lên án là "hung hăng", nhưng "không đáng quan tâm".
Trong một bài báo đăng trong mục "Ý kiến"
của nhật báo Đan Mạch Jyllands Posten, đại sứ Nga Mikhail Vanin đã nhận
định như sau : Tôi không tin rằng Đan Mạch hiểu rõ những hậu quả xảy ra
(cho nước này) nếu họ gia nhập hệ thống lá chắn chống tên lửa do Hoa Kỳ
chủ xướng. Nếu việc này xảy đến, thì các chiến hạm của Đan Mạch sẽ biến
thành mục tiêu của hỏa tiễn hạt nhân của Nga.
Trong
kế hoạch phòng thủ chung của Liên Minh Nato chống tên lửa hạt nhân bằng
một hệ thống ra-đa và tên lửa ngăn chận, Đan Mạch sẽ cung cấp nhiều tàu
chiến trang bị ra-đa tối tân.
Hệ
thống này dự trù sẽ hoàn chỉnh vào năm 2025, với việc bố trí hàng loạt
ra-đa và tên lửa chống tên lửa tại vùng biển Địa Trung Hải, Ba Lan và
Rumani.
Matxcơva xem đây là chiến lược của Nato bao vây nước Nga.
Đáp lại lời đe dọa của đại sứ Nga, Ngoại trưởng Đan Mạch Martin Liddergaard đánh giá những lời tuyên bố đó là "đao to búa lớn vừa không thể chấp nhận được, vừa vô ích, nhưng cũng không đáng quan tâm". Theo Ngoại trưởng Đan Mạch, hệ thống phòng thủ này chỉ là "phương tiện báo động khi bị xâm hại không phận".
Chủ
tịch Ủy ban ngoại giao của quốc hội Đan Mạch, bà Mette Gjerskow cũng có
cùng nhận định : Đây chỉ là một cách gây căng thẳng thêm trong quan hệ
giữa Nga và Nato. Đan Mạch không sợ Nga.
Lật tẩy Putin
Một chiến hạm trong hệ thống lá chắn tên lửa của Hoa Kỳ.Ảnh : Wikipedia
Hải
quân Đan Mạch nếu tham gia vào chiến lược "lá chắn" của Nato sẽ biến
thành mục tiêu tấn công của tên lửa hạt nhân của Nga. Trên đây là tuyên
bố của đại sứ Nga tại Đan Mạch. Lời lẽ hù dọa của ông Mikhail Vanin đã
bị Copenhagen lên án là "hung hăng", nhưng "không đáng quan tâm".
Trong một bài báo đăng trong mục "Ý kiến"
của nhật báo Đan Mạch Jyllands Posten, đại sứ Nga Mikhail Vanin đã nhận
định như sau : Tôi không tin rằng Đan Mạch hiểu rõ những hậu quả xảy ra
(cho nước này) nếu họ gia nhập hệ thống lá chắn chống tên lửa do Hoa Kỳ
chủ xướng. Nếu việc này xảy đến, thì các chiến hạm của Đan Mạch sẽ biến
thành mục tiêu của hỏa tiễn hạt nhân của Nga.
Trong
kế hoạch phòng thủ chung của Liên Minh Nato chống tên lửa hạt nhân bằng
một hệ thống ra-đa và tên lửa ngăn chận, Đan Mạch sẽ cung cấp nhiều tàu
chiến trang bị ra-đa tối tân.
Hệ
thống này dự trù sẽ hoàn chỉnh vào năm 2025, với việc bố trí hàng loạt
ra-đa và tên lửa chống tên lửa tại vùng biển Địa Trung Hải, Ba Lan và
Rumani.
Matxcơva xem đây là chiến lược của Nato bao vây nước Nga.
Đáp lại lời đe dọa của đại sứ Nga, Ngoại trưởng Đan Mạch Martin Liddergaard đánh giá những lời tuyên bố đó là "đao to búa lớn vừa không thể chấp nhận được, vừa vô ích, nhưng cũng không đáng quan tâm". Theo Ngoại trưởng Đan Mạch, hệ thống phòng thủ này chỉ là "phương tiện báo động khi bị xâm hại không phận".
Chủ
tịch Ủy ban ngoại giao của quốc hội Đan Mạch, bà Mette Gjerskow cũng có
cùng nhận định : Đây chỉ là một cách gây căng thẳng thêm trong quan hệ
giữa Nga và Nato. Đan Mạch không sợ Nga.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen