Cẩm Nguyên
(TNO)
Sáng nay 19.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp đoàn giám sát “Tình
hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự
và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”.
Nhiều đại biểu Quốc hội nghi ngờ lý do chết trong nhà tạm giữ, tạm giam do bệnh lý và tự tử
226 trường hợp chết khi bị tạm giữ, tạm giamTham
gia phiên họp có Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, đại diện các Ủy
ban của Quốc hội, đại diện các bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính, Nông
nghiệp – Phát triển nông thôn, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao,
Tòa án Nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp.
Theo
báo cáo của Bộ Công an do trung tướng Trần Trọng Lượng, Phó tổng cục
trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm trình bày tại phiên họp,
từ 2012 – 2014, số người bị bắt, tạm giữ hình sự lên tới trên 200 nghìn
người. Tướng Lượng cũng cho biết trong giai đoạn từ tháng 10.2011 –
9.2014 (3 năm) đã xảy ra 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ, trại tạm
giam trên toàn quốc. Nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tử vong này
được Bộ Công an lý giải là do bệnh lý và do đối tượng bị tạm giữ, tạm
giam tự sát.
Đại
biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên), thành viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
đề nghị làm rõ hơn các số liệu được báo cáo. “Báo cáo của Bộ Công an cho
biết có 226 đối tượng chết trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, nguyên
nhân chủ yếu là do bệnh lý, do đối tượng tạm giữ tạm giam tự sát. Vậy có
nguyên nhân thứ yếu không? Nguyên nhân đó là gì?”, ông Học chất vấn.
Chủ
nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng ngờ vực: Lý do như đại diện
Bộ Công an trình bày là không thuyết phục và phải xác định rõ thêm.
Trước
câu hỏi đại biểu Nguyễn Thái Học đặt ra, trung tướng Trần Trọng Lượng
vẫn chỉ nhắc lại con số 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ, trại tạm
giam và khẳng định nguyên nhân do bệnh lý, tự sát.
Phó
chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng đề nghị Bộ Công an làm
rõ “điều kiện giam giữ như thế nào để dẫn đến số người bị tạm giam, tạm
giữ chết nhiều như vậy, nhiều hơn cả bệnh lý”.
Lưu
ý pháp luật đã có quy định khi bị tạm giữ, tạm giam thì cơ quan tạm
giữ, tạm giam phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn tính mạng sức khỏe cho
người bị tạm giam, tạm giữ và đề nghị làm rõ thêm vấn đề này, ông Đỗ
Mạnh Hùng tiếp tục “truy” đại diện lãnh đạo Bộ Công an: “Trong báo cáo
các đồng chí có nêu về các trường hợp chết vì HIV và một số bệnh bất khả
kháng khác thì không đặt vấn đề, nhưng còn có những bệnh khác liệu nếu
không bị tạm giam, tạm giữ có chết không? Ví dụ trong này nêu chết vì
bệnh vảy nến, chết vì suy nhược cơ thể. Nếu không bị tạm giam, tạm giữ
có chết không? Rồi bệnh tim thì có thể đột tử. Nhưng nhiều trường hợp
bệnh tim ở điều kiện thường có thể qua được khỏi được. Vậy trách nhiệm
của cơ quan tạm giam, tạm giữ như thế nào?”.
Trung
tướng Trần Trọng Lượng cho biết, hiện tại chưa có thông tin cụ thể và
sẽ cho tìm hiểu bổ sung các vấn đề được nêu ra tại cuộc họp. Trong khi
đó, ông Nguyễn Hải Phong, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
cho biết cũng sẽ phối hợp với Bộ Công an để có báo cáo chính xác về các
trường hợp tử vong tại nhà tạm giữ, trại tạm giam.
C. N.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen