Vì sao cảnh vệ tại phủ chủ tịch nước co giò vùng chạy?
Nhà chức trách ở Trung Quốc cấm bán sách của học giả Yu Ying-shih và nhiều tác giả khác.
BEIJING—
Một
bản phúc trình vừa được tổ chức nhân quyền Freedom House công bố nói
rằng trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tăng cường đàn áp và kiểm duyệt
trong 2 năm vừa qua kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu lên nắm
quyền, thì sự kháng cự lại các nỗ lực của chính phủ để thực hiện việc
kiểm soát cũng gia tăng.
Trong
báo cáo có tựa là “Vấn nạn của Bộ Chính trị,” công bố hôm thứ Ba,
Freedom House lập luận rằng sự kháng cự ngày càng tăng đã khiến chính
quyền tiến hành các vụ trấn áp mạnh hơn nữa.
Nhà
chức trách Trung Quốc lâu nay vẫn áp dụng việc kiểm soát các phương
tiện truyền thông và báo chí. Nhưng vào lúc số người sử dụng Internet
tăng nhanh, các nỗ lực của chính phủ nhằm quản lý thông tin liên lạc đã
khiến chính phủ xung đột trực tiếp với nhiều công dân hơn.
Tác
giả bản phúc trình Sarah Cook nói so với những người tiền nhiệm có sự
thay đổi rõ ràng trong cách thức ông Tập Cận Bình xử lý việc kiểm duyệt
và an ninh ở Trung Quốc.
Bà
Cook nói: “Nói chung, nó có nghĩa là hạn chế thêm, chứ không phải tự do
thêm. Trong khi các hệ thống khống chế chạm tới đời sống của nhiều
người Trung Quốc hơn, ông Tập và các đồng sự của ông có rủi ro làm cho
các vấn đề về tính hợp pháp của đảng trở nên trầm trọng hơn.”
Bối cảnh thay đổi
Bản
phúc trình nêu ra điểm khi người lãnh đạo trước của Trung Quốc là ông
Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền cách đây trên 1 thập niên, chỉ có khoảng 60
triệu người lên mạng. Năm 2012, khi ông Tập bắt đầu lên nắm quyền, con
số đó đã lên tới nửa tỷ người.
Bản
phúc trình nêu ra điểm khi người lãnh đạo trước của Trung Quốc là ông
Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền cách đây trên 1 thập niên, chỉ có khoảng 60
triệu người lên mạng.
Và
không phải chỉ riêng con số người trên mạng, mà cả những cách thức khác
nhau mà công chúng có thể tiếp cận thông tin. Internet ở Trung Quốc vẫn
bị giới hạn chặt chẽ, nhưng bản phúc trình lập luận rằng có thêm nhiều
người trở nên quen thuộc hơn với các phương pháp kiểm soát của chính phủ
và sự căm phẫn đang gia tăng.
Bản
phúc trình nói: “Hạn chế về nội dung đã có thời chỉ có các ký giả
chuyên nghiệp trong các phòng tin mới vấp phải đã trở nên quen thuộc với
hàng chục triệu người Trung Quốc.”
Cùng lúc với việc tăng cường trấn áp, các nhà nghiên cứu lập luận rằng “sự sợ hãi chế độ dường như đã giảm thiểu.”
Các
chuyên gia phân tích truyền thông nói trong khi đảng liên tục tìm cách
kiểm soát những gì công chúng nghe hay đọc, các cơ quan tin tức cũng
ngày càng bị thúc đẩy bởi lợi nhuận. Động cơ đó dẫn họ tới việc đăng tải
những bài báo nhiều khi đi ngược lại với các tay kiểm duyệt nhưng lại
có số người đọc lớn hơn trên mạng.
Theo
họ, ở những thành phố lớn như Bắc Kinh, tin xấu và chỉ trích thẳng
thừng những chính sách của chính phủ đã gần như trở thành chuyện thường.
Mở rộng, Siết chặt thòng lọng
Theo
các quy định bắt đầu áp dụng năm 2013, người sử dụng Internet có thể bị
phạt tù tới 3 năm vì tội đăng nội dung “gây phương hại” đến trật tự
công cộng và quyền lợi nhà nước.
Các
giới chức đảng Cộng sản và những người ủng hộ các tập tục kiểm duyệt
của họ lập luận rằng những nỗ lực như thế giúp tạo ra một xã hội hài hoà
và xây dựng hơn. Để bênh vực cho chiến thuật của họ, họ đã nêu ra tinh
thần đảng phái ăn sâu vào chính sự Hoa Kỳ là bằng chứng về những nguy cơ
kèm theo một giới truyền thông không bị kiềm chế.
Tại
Trung Quốc, loan truyền tin đồng trên mạng có thể khiến bị bỏ tù. Theo
các quy định bắt đầu áp dụng năm 2013, người sử dụng Internet có thể bị
phạt tù tới 3 năm vì tội đăng nội dung “gây phương hại nghiêm trọng” đến
trật tự công cộng và quyền lợi nhà nước.
Theo
nhà chức trách, nội dung có tính xúc phạm bị coi là nghiêm trọng nếu
những bài đăng được xem hơn 5.000 lần hay đăng lại hơn 500 lần.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen