Thứ ba, 27/01/2015, 13:06 (GMT+7)
(An Ninh Quốc Phòng) - Các
trang mạng Trung Quốc tiếp tục đăng tải tin, ảnh về hoạt động mở rộng
trái phép của nước này tại đảo Chữ Thập, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền
của Việt Nam.
Một
số trang mạng Trung Quốc những ngày qua đăng tải chùm ảnh được cho là
hoạt động cải tạo, bồi lấp đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của
Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Binh lính Trung Quốc tại đảo đá Chữ Thập mà nước này chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ năm 1988 đến nay
Trang mạng China.com nói Trung Quốc đã ‘cơ bản hoàn thành việc lấp biển’ để mở rộng diện tích đảo đá Chữ Thập lên 2.2 km2.
Thậm
chí, theo trang mạng ChinaIRN, Trung Quốc sẽ trở thành căn cứ quân sự
quan trọng của quân đội nước này. ‘Đảo Vĩnh Thử (tức đảo Chữ Thập của
Việt Nam) có thể uy hiếp Philippines và Malaysia. Máy bay chiến đấu
Trung Quốc chỉ mất một tiếng đồng hồ để tấn công Hà Nội, trong khi máy
bay chiến đấu cất cánh từ đảo Vĩnh Thử chỉ cần 1 tiếng để tấn công thành
phố Hồ Chí Minh’, trích nội dung đăng tải trên trang mạng ChinaIRN.
Bằng
giọng điệu kích động, trang mạng này nói việc mở rộng đảo đá Chữ Thập
thành hòn đảo lớn với sân bay quân sự, quân cảng, nơi này sẽ trở thành
‘Định hải thần châm’ ở Biển Đông. (Hàm ý biến đảo đá Chữ Thập thành căn
cứ quân sự có ý nghĩa chiến lược ở Biển Đông).
Những
rặng san hô bao quanh đảo Chữ Thập dự kiến sẽ được bồi lắp để thành đảo
nhân tạo. Nhưng điều này bị cho là sẽ khiến ưu thế của đảo được bộc lộ
rõ, khiến cho Mỹ cảm thấy không yên tâm.
Trang
mạng hiếu chiến này của Trung Quốc lập luận, việc mở rộng quá mức đảo
đá Chữ Thập sẽ gặp phải sự phản đối của Mỹ và Philippines vì hành động
cải tạo nguyên trạng hòn đảo đang có chồng lấn về tuyên bố chủ quyền.
Đảo
đá Chữ Thập vốn là một rặng san hô ở Trường Sa của Việt Nam. Tọa độ 9
độ 37 phút độ vĩ Bắc, 112 độ 58 phút độ kinh Đông, cách bờ biển Trung
Quốc tới 740 hải lý, cách cảng trên đảo Hải Nam của Trung Quốc 560 hải
lý.
Máy
bay chiến đấu Trung Quốc chỉ mất một tiếng đồng hồ để tấn công Hà Nội,
trong khi máy bay chiến đấu cất cánh từ đảo Vĩnh Thử chỉ cần 1 tiếng để
tấn công thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung đăng tải trên trang mạng Trung Quốc
Hòn
đảo này của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép vào năm 1988 và
hiện thuộc cái gọi là ‘Thành phố Tam Sa’ không được bất cứ quốc gia nào
công nhận bởi nó vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán
của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa.
Thông
tin Trung Quốc tăng cường xây dựng trên các đảo mà nước này chiếm đóng
trái phép ở Trường Sa bắt đầu lan truyền trên các trang mạng tiếng Trung
Quốc từ tháng 10 năm ngoái.
Tính đến năm 2014 Trung Quốc đã có 111 lần thay quân lính giữ đảo trái phép trong vòng 27 năm qua.
Thông
tin về những hoạt động sai trái của Trung Quốc cũng xuất hiện trên cổng
thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng nước này hôm 20/10 năm ngoái.
Theo
báo Hải dương Trung Quốc, năm 1987, đội nghiên cứu khảo sát của nước
này đã tiến vào đảo đá Chữ Thập. Báo Trung Quốc phớt lờ chủ quyền của
Việt Nam để trắng trợn viết rằng: Đội khảo sát Trung Quốc phát hiện đảo
đá Vĩnh Thử (Chữ Thập) chỉ là một hòn đảo nhỏ độc lập giữa hàng trăm hòn
đảo thuộc quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam).
Tài
liệu của Trung Quốc nói khi triều dâng, đảo Chữ Thập chỉ cao hơn mặt
nước biển khoảng 0.5m, diện tích lộ ra trên mặt nước biển chưa đến 4m2.
Tháng
2/1988, sau khi chiếm trái phép đảo Chữ Thập, hạm đội Nam Hải của Trung
Quốc bắt đầu xây dựng trên đảo. Lúc này, Trung Quốc xây một tòa nhà hai
tầng, diện tích 1.000m2.
Ngày
9/6 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Trung Quốc trắng trợn đưa ra cái gọi là
“Lập trường của Trung Quốc về kế hoạch xây dựng đảo Vĩnh Thử (Chữ
Thập)”. Bộ Ngoại giao nước này nói những thông tin mà các trang mạng đưa
ra là “chưa thể kiểm chứng”.
Nhưng
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngược tuyên bố nếu “Trung Quốc xây dựng
trên đảo Chữ Thập” thì đây cũng là hành động thuộc chủ quyền của nước
này.
Bộ
Ngoại giao Việt Nam hôm 22/1 vừa qua cũng đã tuyên bố chính thức về chủ
quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa.
Phó
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết: “Quan
điểm của Việt Nam về vấn đề này là rõ ràng và nhất quán, chúng tôi có
đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình
đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Việt
Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của
Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo và xây
dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng quần đảo Trường Sa và không để tái
diễn những hành động sai trái tương tự.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen