Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-01-20
2015-01-20
01202015-imped-fre-movi-is-illeg.mp3
Quyền
tự do đi lại mặc dù được quy định trong hiến pháp Việt Nam nhưng nhà
cầm quyền vẫn công khai ngăn cấm công dân không được ra khỏi nơi cư trú,
ngay cả với người không bị tòa án chề tài hay quản chế. Trường hợp mới
nhất của chị Nguyễn Hoàng Vi tại TP-HCM cho thấy sự xem thường pháp luật
ấy.
Trong
vài năm gần đây công an mặc sắc phục lẫn thường phục, dân phòng và các
lực lượng an ninh khác rải người bao vây nơi cư trú của người bất đồng
chính kiến hay đã từng tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc,
ngăn cản sự đi lại của họ một cách công khai và liên tục hết ngày này
sang ngày khác trong một thời gian kéo dài nhiều tháng.
Người bảo vệ luật lại vi phạm luật
Việc
làm này người dân đã quen thấy và họ đinh ninh rằng người bị bao vây,
cô lập và thậm chí đàn áp buộc không được ra khỏi nhà là có vấn đề với
pháp luật vì vậy việc làm của nhân viên an ninh hoàn toàn phù hợp với
luật pháp. Có lẽ cách suy nghĩ đó của người dân đã phần nào làm cho
ngành an ninh tự tin hơn trong việc làm phạm pháp của cơ quan mình.
Theo
hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bất cứ người dân nào
cũng có quyền đi lại mà không ai được phép cản trở, gây khó khăn cho họ.
Quyền
hiến định ấy được Luật sư Bùi Quang Nghiêm khẳng định và theo ông sự
truy cứu trách nhiệm của người thi hành hay ra lệnh là hoàn toàn có thể:
-Đó
là hành vi vi phạm luật hình sự rồi thế nhưng mà có truy cứu trách
nhiệm hình sự của cái người thực hiện hành vi đấy hay không thì lại phụ
thuộc vào ý chỉ chủ quan của những người thừa hành tức là của những
người quyết định cái việc đó trong ngành công an
Luật sư nhân quyền Lê Thị Công Nhân chia sẻ việc sách nhiễu tự do đi lại này qua kinh nghiệm của chính cá nhân bà:
-Những
người đại diện cho cái gọi là nhà nước mà người ta luôn luôn nói là
lịnh trên bảo họ làm như vậy thì tôi khẳng định việc làm này là hoàn
toàn vi phạm pháp luật và cái lệnh trên đó không cần biết cấp trên cao
đến mức nào thì cũng là một hành xử hoàn toàn vi phạm pháp luật.
Đó là hành vi vi phạm luật hình sự rồi thế nhưng mà có truy cứu trách nhiệm hình sự của cái người thực hiện hành vi đấy hay không thì lại phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của những người thừa hành tức là của những người quyết định cái việc đó trong ngành công anLuật sư Bùi Quang Nghiêm
Không
những nó vi phạm pháp luật mà nó còn đi ngược lại với pháp luật, tức là
mức độ vi phạm nó rất là nghiêm trọng và việc hành xử như vậy nó không
xảy ra riêng với cô Hoàng Vi mà nó xảy ra với rất nhiều người khác trên
khắp đất nước Việt Nam từ Nam chí Bắc.
Vụ
mới nhất xảy ra với blogger Nguyễn Hoàng Vi khi chị và gia đình muốn ra
ngoài chơi liền bị một nhóm người bao vây không chế và không cho di
chuyển. Blogger Hoàng Vi kể lại:
-Khoảng
3 giờ chiều ngày 16 tháng 1 năm 2015 tôi cùng với gia đình đi chơi cuối
tuần. Khi gia đình ra đón taxi để đi thì có hai người an ninh mặc
thường phục chặn taxi lại không cho tài xế taxi chở gia đình chúng tôi.
Khi đó tôi quyết định không đi taxi nữa mà cả nhà cùng đi bộ. Hôn phu
tôi ẵm con bé 4 tháng tuổi đi bộ thì mấy người an ninh mặc thường phục
tiếp tục ngăn cản và xô đẩy không cho tôi đi. Sau đó họ huy động bốn năm
lực lượng gồm an ninh mặc thường phục và dân phòng để cản đường tôi. Họ
bao vây cô lập tôi không cho tôi đi ra hay đi vào. Họ cũng cô lập không
cho bất cứ người nào có thể tiếp cận được tôi.
Trước
hành động ngang ngược và không tôn trọng pháp luật của họ tôi quyết
định ngồi xuống ngay tại chỗ để phản đối việc ngăn cản quyền tự do đi
lại của gia đình tôi. Từ trước tới giờ tôi chưa hề bị một bản án nào hết
và cũng chưa có quyết định gì phải bị quản chế cả.
Ngày một trắng trợn và nghiêm trọng
Luật
sư Lê Thị Công Nhân cho biết bà là người bị sách nhiễu trong thời gian
quản chế nhưng sau đó công an vẫn tiếp tục hành xử như vậy và đôi khi
còn nghiêm trọng hơn nữa, luật sư Công Nhân cho biết:
Những người đại diện cho cái gọi là nhà nước mà người ta luôn luôn nói là lịnh trên bảo họ làm như vậy thì tôi khẳng định việc làm này là hoàn toàn vi phạm pháp luật và cái lệnh trên đó không cần biết cấp trên cao đến mức nào thì cũng là một hành xử hoàn toàn vi phạm pháp luậtLuật sư Lê Thị Công Nhân
-Tôi
là một người đã từng bị kết án hình sự và bị quản chế ba năm. Trong
thời gian đó người ta bắt bớ tôi, ngăn cấm tôi đủ điều, phá hoại cuộc
sống của tôi nhưng hết thời gian đó mọi chuyện vẫn không hề thay đổi.
Thậm chí lúc gần đây chính quyền dân quân tự vệ, dân phòng, công an mặc
quân phục và an ninh không mặc quân phục người ta mang bàn ghế người ta
ngồi trước cửa nhà tôi người ta canh gác. Nhiều người khác nữa đã và
đang tiếp tục bị như vậy.
Việc
làm vi phạm pháp luật nghiêm trọng như thế mang tính hệ thống phổ biến
từ rất lâu của họ và có lẽ họ sẽ không ngừng cách áp dụng này, thậm chí
họ sẽ càng ngày càng áp dụng nó nhiều hơn bởi vì với chiêu trò người thi
hành công vụ đó mặc thường phục cho nên rất khó cho nạn nhân bị họ trấn
áp. Họ khó thể tố cáo sự việc ngay lúc đó cho người dân chung quanh
ngay lúc ấy chứ đừng nói là đưa ra cho công luận bên ngoài để quốc tế
người ta có thể lấy những hình ảnh sự việc đó làm bằng chứng.
Bà Trần Thị Nga, một người tranh đấu cho người lao động cũng từng nhiều lần bị cấm cản như thế, bà Nga cho biết:
-Người
dân mình ngoài cái việc của cô Hoàng Vi bị như thế còn có người quay
phim chụp ảnh để lấy bằng chứng được nhưng thực tế xã hội Việt Nam có
rất nhiều người bị như vậy nhưng do không có người giúp quay phim chụp
ảnh để đưa tin nên mọi người trên mạng hay xã hội không biết được có
tình trạng như vậy.
Lập
luận làm theo lời cấp trên của một số công an viên có thể là cách nói
trốn trách nhiệm và việc này sẽ giảm thiểu nếu báo chí được phép phản
ánh lại sự việc một cách công khai. Lúc ấy những cơ quan trách nhiệm sẽ
biết mình có bị lợi dụng để nhân viên dưới quyền làm điều phi pháp hay
không và điều chỉnh chính sách sai trái nếu có.
Người phụ nữ Việt Nam chiếm phân nửa dân số và thướng xuyên bị đàn áp bị chính quyền đánh đập rất nhiều và người phụ nữ còn bị thêm cái điều là khi bị bắt vào trong đồn công an thì thường bị công an họ lột quần áo họ xâm phạm thân thể, quấy rối tình dụcBà Trần Thị Nga
Luật sư Bùi Quang Nghiêm cho biết ông đồng tình với việc công khai trên báo chí, ông nói:
-Tôi
hoàn toàn ủng hộ việc báo chí lên tiếng, đưa tin một cách chính xác để
cho người có quyền và có trách nhiệm phải hiều rõ vấn đề đó để xử lý.
Sự
che dấu thông tin là nguyên nhân chính phát sinh các tổ chức xã hội dân
sự. Hội Cựu tù nhân lương tâm, Hội Phụ nữ nhân quyền Việt Nam cùng hàng
chục hội khác là những ví dụ rõ ràng nhất.
Nguyễn
Hoàng Vi từng bị bao vây cô lập và cấm đi lại không phải một lần mà
trước đây chị đã bị bắt vào đồn công an khi đứng quan sát biểu tình
chống Trung Quốc. Hoàng Vi bị công an lột quần áo, quay phim như gái bán
dâm và điều này từng gây bức xúc cho toàn xã hội khi nghe lời tường
thuật của chị.
Đây
là một nguyên nhân khiến Hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam được thành lập
để bảo vệ và bênh vực người phụ nữ bị nhà cầm quyền đàn áp, bách hại
trong khi báo chí không được phép lên tiếng. Bà Trần Thị Nga, một thành
viên của hội chia sẻ:
-Người
phụ nữ Việt Nam chiếm phân nửa dân số và thướng xuyên bị đàn áp bị
chính quyền đánh đập rất nhiều và người phụ nữ còn bị thêm cái điều là
khi bị bắt vào trong đồn công an thì thường bị công an họ lột quần áo họ
xâm phạm thân thể, quấy rối tình dục. Phụ nữ chúng tôi rơi vào hoàn
cảnh đấy chúng tôi không có sức để phản kháng như nam giới nên sự thiệt
thòi của người phụ nữ nhiều hơn.
Chính
vì thế mà chúng tôi đã lập Hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam để có thể lên
tiếng giúp đỡ cũng như chia sẻ với những phụ nữ bị bách hại.
Mặc
dù ở Việt Nam nam giới bị bách hại rất nhiều nhưng phụ nữ chúng tôi
hiểu được nỗi khổ và sự bất công mà nữ giới phải gánh chịu nên chúng tôi
cố gắng thành lập Hội phụ nữ để chia sẻ cũng như đấu tranh bảo vệ quyền
nữ giới.
Người
dân Việt Nam tuy bận rộn với cơm áo hàng ngày nhưng dần dần cũng ý thức
được tự do đi lại của họ là quyền được hiến pháp quy định vì thế đây là
lúc UBND các nơi cần theo dõi cán bộ dưới quyền để bảo vệ quyền lợi
chính đáng ấy của người dân bất kể họ là ai và làm gì miễn là không vi
phạm pháp luật.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen