Lê Quế Lâm
Hiểm họa IS đã
khiến Trung Quốc tạo ra biến cố giàn khoa HD 981 để có cơ hội bắt tay và hợp tác
với Mỹ chống khủng bố của nhóm Hồi giáo cực đoan. Biến cố này giúp người Việt
thấy được những gì? Một là qua Công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng, chứng minh
CSVN đã bán nước từ thời ông HCM. Bắc Kinh còn nhắc đến những thỏa thuận cấp cao
giữa hai Đảng và hai nước về mối quan hệ Việt Hoa. Thỏa hiệp Thành Đô 1990 cho
thấy CSVN đã đưa đất nước vào thời kỳ Bắc thuộc mới. Đó là nhận định của một Ủy
viên Bộ chính trị - Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Sau
đó là “phương châm 16 chữ và 4 tốt” dưới thời Lê Khả Phiêu, CSVN đã ký hai hiệp
ước biên giới với TQ. Đó là hai hiệp ước bán nước trắng trợn dưới thời CSVN đưa
một tướng lãnh giữ địa vị Tổng bí thư Đảng. Nhiệm vụ của Quân đội nhân dân bảo
là vệ đất nước hay là bán nước để bảo vệ Đảng?
Hai là, đây là
lần thứ tư, TQ trở mặt với CSVN để hợp tác với Mỹ. Ba lần trở mặt trước mà CSVN
gọi là “bị TQ phản bội” đã đưọc trình
bày trong Văn kiện ngoại giao của Hà Nội, tựa đề “Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc
trong 30 năm qua” công bố hồi tháng 7/1979. Phản bội lần 1 ở Hội nghị Genève
1954, lần 2 ở Hội nghị Paris 1973 và lần 3 thiếp lập bang giao với Mỹ và xua
quân tấn công VN.
Hai sự thật trên
làm cho nhóm Đảng của TBT Nguyễn Phú Trọng có khuynh hướng thân TQ lâm vào yếu
thế vì Bắc Kinh không còn ủng hộ CSVN nữa. Thời gian gần đây tình báo Hoa Nam
còn tung những tin nhằm hạ uy tín ông HCM -người sáng lập Đảng CSVN. Chẳng hạn
như ông HCM là người Tàu Đài Loan, sắc tộc Hẹ (Hakkard) tên Hồ Tập Chương bí
danh Hồ Quang, ủy viên Quốc tế CS. Trên mạng còn có hình Hồ Quang hồi năm 1938
là Thiếu tá Quân giải phóng TQ. Năm 1943 Hồ Quang về hang Pác Bó mang tên Hồ Chí
Minh. Không biết tin tức trên thực hư như thế nào, nhưng rõ ràng đã làm mất uy
tín Đảng CSVN.
Quay
mặt với CSVN, nhưng TQ không sợ sẽ đẩy TT Nguyễn Tấn Dũng ngã về phía Mỹ để
chống TQ vì Mỹ không có chủ trương này. Chính quyền Obama đã nói rõ HK không tìm
cách kiềm hãmTQ, mà còn mong muốn TQ phát triển thịnh vượng. Đó là chủ trương
của Mỹ đã có từ khi Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời hồi năm 1949, Mỹ chỉ ngăn
chận không để TQ bành trướng ảnh hưởng bằng vũ lực.
Năm
1954 HK thành lập Liên Phòng ĐNÁ (SEATO) để ngăn chận sự bành trướng của TQ. Nhờ
chiến tranh VN, đầu thập niên 1970, vòng vây ngăn chận TQ kéo dài từ Đông Bắc
xuống Đông Nam Á Châu đã thiết lập xong. Ngoài Nhật, Đài Loan, Úc, Tân Tây Lan,
Singapore, Mã Lai là thân hữu của Mỹ, các nước còn lại như Phi Luật Tân, Nam
Dương, Thái Lan, Cam Bốt và VNCH đều do các tướng lãnh thân Mỹ lãnh đạo. Mục
tiêu ngăn chận sự bành trướng của TQ đã hoàn tất. Hiệp hội các nước ĐNÁ tức
ASEAN ra tuyên bố, đây là khu vực hòa bình, tự do và trung lập. Năm 1971 Mỹ giúp
TQ nâng cao uy thế trên chính trường quốc tế nên không dùng quyền phủ quyết giúp
TQ gia nhập LHQ, trở thành Ủy viên thường trực HĐBA.
Sau
Thế chiến II, HK đã giúp các nước bại trận Đức, Ý, Nhật phục hồi đất nước sau
chiến tranh. Hai mươi năm sau, cả ba trở thành những cường quốc, ngang hàng với
4 nước Anh, Pháp, Mỹ và Gia Nã Đại từng đánh bại họ, hình thành khối Thất cường
G-7, là những nước có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Tất cả đều là đồng
minh của HK. Đó là thái độ “anh hùng mã thượng” có một không hai trong lịch sử
các quốc gia. Vì thế HK trở thành cường quốc số 1, chi phối cả thế
giới.
Sau
khi Liên Sô sụp đổ, Mỹ tận tình viện trợ giúp TT Nga Yelsin vượt qua các khó
khăn trong giai đoạn hậu cộng sản. Đến khi Putin kế vị, nhờ giá dầu tăng nhanh,
Nga trở nên hùng mạnh. Mới đây Nga can dự vào nội tình Ukraine bị khối Thất
cường G-7 và Cộng đồng Châu Âu (EU) cấm vận trở nên khốn đốn, lại bị trời hại vì
giá dầu đột nhiên sụt giảm.
Chiến
tranh VN chấm dứt, HK rút khỏi ĐNÁ, mà còn giúp Đặng Tiểu Bình “hiện đại hóa”
Trung Quốc. Ngày nay TQ trở nên hùng mạnh, vẽ bản đồ chín đoạn với tham vọng độc
chiếm Biển Đông, bắt buộc HK phải trở lại Châu Á. Lần này, HK được Nhật cộng
tác, nước này vừa tu sửa Hiến pháp, tăng cường vũ trang để bảo vệ quyền lợi
chiến lược của mình và hợp tác với quốc tế bảo vệ hòa bình thế giới. Do đó TQ
phải nhưọng bộ, không đối đầu với Mỹ nữa, trái lại còn hợp tác để bảo vệ quyền
lợi cốt lõi của mình hiện nay, không phải ở Biển Đông mà là Tân Cương.
Chủ
trương ngăn chận TQ độc chiếm Biển Đông kể như xong, HK cần gì lôi kéo TT Nguyễn
Tấn Dũng để chống TQ. Trái lại TT Obama còn hợp tác chặt chẽ hơn nữa với TQ
trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế cũng như ủng hộ TQ trong cuộc chiến
chống khủng bố ở Tân Cương. Obama đã tuyên bố như vậy với báo chí TQ trước khi
lên đường đi BK tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC.
Thời
điểm hiện nay vô cùng thuận lợi đối với TT Nguyễn Tấn Dũng, giúp ông thực hiện
đường lối độc lập tự chủ cho VN mà không làm cho TQ lo ngại. Cuối tháng 5/2013,
tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-la ở Singapore, ông Dũng đã cổ vũ việc hợp tác
quốc tế, xây dựng khu vực Á châu-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và phát
triển. Ông tuyên bố “Việt Nam chúng tôi
có niềm tin sâu sắc vào tương lai tươi sáng trong hợp tác phát triển của khu
vực”. Kế hoạch này dựa vào ASEAN và “vai trò lớn của hai cường quốc. Đó là Trung
Hoa đang trổi dậy mạnh mẽ và HK là cường quốc Thái Bình Dương”. Thủ tướng
NTD tuyên bố đứng về phía ASEAN và khẳng định “VN không là đồng minh quân sự của nước nào
và cũng không liên minh với nước này để chống lại nước khác”.
TT
Dũng tin tưởng tương lai tươi sáng của VN dựa vào ASEAN và “vai trò lớn của hai
cường quốc Trung Hoa và Hoa Kỳ”. Người viết xin được sơ lược nhắc lại những gì
mà hai cường quốc trên đã thỏa thuận trong 60 năm qua về khu vực ĐNÁ. Năm 1954
tại Hội nghị Genève 1954 về Đông Dương, hai bên thỏa thuận để Miên và Lào trung lập, còn VN vì cuộc
xung đột Quốc Cộng nên tạm thời bị chia đôi. Năm 1960, Hà Nội phát động cuộc
chiến giải phóng MN, họ vi phạm quy chế trung lập của Lào, đưa quân vào Nam Lào
thiết lập đường mòn HCM để vận chuyển người và vũ khí vào MN. Hội nghị Genève
1962 về Lào được triệp tập để tái xác định qui chế trung lập của Lào. HĐ Paris
1973 về VN, TQ và HK thỏa thuận để MNVN, Lào và Cam Bốt được trung lập. Trước
đó, vào năm 1971, Hiệp hội các nước ASEAN đã ra tuyên bố ĐNÁ là khu vực hòa
bình, tự do, trung lập.
Tóm
lại, trung lập là chủ trương chiến
lược của Mỹ ở ĐNÁ đã được sự đồng thuận của TQ trong 6 thập niên qua. Điều bất
hạnh của dân tộc là những người lãnh đạo không khôn khéo, biết nương theo thế cờ
của các cường quốc, để mang lại lợi ích cho đất nước. Vì thế, VN lâm vào cuộc
chiến tàn khốc kéo dài quá lâu, một phần lãnh thổ đã lọt vào tay TQ mà còn bị TQ
khống chế nặng nề. Có điều may mắn là hiện nay vì hiểm họa IS, khiến TQ phải
buông VN. TT Nguyễn Tấn Dũng có lẽ rút tĩa được lỗi lầm những người tiền nhiệm,
nhận thức được con đường mà VN phải đi bằng sự khẳng định “Việt Nam không liên minh với nước này để
chống lại nước khác” Điều này làm cho TQ an lòng vì VN vẫn duy trì tình hữu
nghị với TQ.
Trong
chuyến viếng thăm 4 nước Á châu Nhật, Hàn Quốc và hai nước ASEAN Mã Lai và Phi
Luật Tân hồi cuối tháng 4/2014, TT Obama đã đưa ra một thông điệp gồm 3 điểm
chính: (1)
Chính sách của Washington đối với châu Á không phải nhằm để kiềm chế sức mạnh
của TQ. (2)
HK không ngã về bên nào trong các vụ tranh chấp, bất luận ở biển Đông Trung Hoa
hay biển Nam Trung Hoa. (3)
Mỹ không yêu cầu các nước Châu Á phải chọn giữa Washington hay Bắc Kinh. (Lữ
Giang: Xảo thuật giàn khoan của Trung Quốc). Điểm 3 này cho thấy HK muốn các
nước Châu Á đặc biệt là ASEAN trong đó có VN chọn con đường trung lập, điều này
phù hợp với phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng ở Singapore năm trước.
Đề
cập đến trung lập, người viết liên tưởng đến Giáo sư Vũ Quốc Thúc và việc vận
động cho Việt Nam được hưởng quy chế trung lập theo quốc tế Công pháp, được ông
trình bày trong quyển hồi ký lịch sử Thời Đại Của Tôi -Cuốn II: Đời
tôi trải qua các thời biến, Người Việt xuất bản năm 2010. Quyển sách viết bằng
tiếng Việt, nhưng mới đây được dịch sang tiếng Anh, vừa được xuất bản tại Mỹ.
Đây là điều khiến tác giả cũng ngạc nhiên. Riêng người viết nghĩ rằng người Mỹ
đã biết tiếng Gs Thúc qua Phúc trình Stanley/VuQuocThuc đệ trình TT Kennedy hồi
giữa năm 1961 và Kế hoạch Hậu chiến Lilienthal/VuQuocThuc đệ trình TT Johnson
năm 1968.
Phúc
Trình Lilienthal-Vũ Quốc Thúc (1968) về kế hoạch tái thiết kinh tế hậu chiến
VNCH, được nhà xuất bản danh tiếng Praeger, NY xuất bản (Lilienthal, D.E. &
Vu, Quoc Thuc: The Postwar Development of the Republic of Vietnam: Policies and
Programs, New York: Praeger, 1970). Kế hoạch này đã được Bộ Ngoại thương của
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dùng làm sách tham khảo với tên gọi "Kế hoạch phát
triển kinh tế miền Nam Việt Nam 10 năm sau chiến tranh của Mỹ-nguỵ" xuất bản tại
Hà Nội năm 1971 (375 trang). Và sau này được Giáo sư Đặng Phong một người bạn
thân của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt tham khảo trong việc đề ra chiến lược phát
triển kinh tế cho Việt Nam.
Có lẽ vì thế mà người Mỹ muốn đọc sách của ông để
hiểu rõ hơn về các biến cố của VN trong thời gian qua và nhất là những đề xuất
của ông viết trong sách. Ngày 8/12 vừa qua, Đài RFI đã phỏng vấn Gs Thúc về sự
kiện này. Đáp câu hỏi “Giáo sư có hy vọng là cuốn hồi ký này, khi được dịch sang
tiếng Anh và xuất bản tại Hoa Kỳ, sẽ có tác động phần nào đến dư luận Mỹ, để họ
hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của Việt Nam trước đây và hiện nay? Gs Thúc trả lời:
“Tôi không dám ngông cuồng đến độ tin rằng cuốn sách của tôi sẽ làm sáng tỏ hơn
nhiều chuyện… Nhưng tôi thấy rằng ở Hoa Kỳ, trước khi ra một biện pháp gì đó,
hay thay đổi một chính sách nào đó, người ta thường thăm dò dư luận. Tôi coi
việc phổ biến hồi ký của tôi phần nào như là một cách để họ thăm dò dư luận,
không chỉ trong người Mỹ gốc Việt, mà cả những người Mỹ khác và dư luận thế
giới. Còn cuốn sách của tôi sẽ có tác động gì đến chính sách của Hoa Kỳ hay
không, thì quả thật tôi không dám tin như thế, vì Hoa Kỳ có chính sách của họ,
họ cứ làm. Ở đây họ chỉ thăm dò dư luận. Có thể họ sẽ dùng cuốn sách của tôi để
biện minh cho một số biện pháp mà họ sẽ thi hành. Đó là hy vọng của tôi
thôi.”
RFI hỏi Gs Thúc về sự kiện TQ đưa dàn khoan dầu
HD 981 vào hải phậnVN, thái độ của giới lãnh đạo ở Hà Nội không muốn đối đầu với
Bắc Kinh và đề xuất về quy chế trung lập được giáo sư trình bày trong sách Thời
Đại Của Tôi. Giáo sư trả lời, từ đó đến nay càng ngày tôi càng thấy phấn khởi.
TQ đã rút dàn khoan, đây là thời điểm thuận lợi để VN thực hiện con đường độc
lập tự chủ. Độc lập phải gắn liền với trung lập và hòa bình. Đứng về siêu
cường này hay siêu cường kia thì làm sao độc lập được mà còn đưa đến xung đột
chiến tranh.Gs Thúc khẳng định “Đối với
tôi, không có chuyện lựa chọn giữa Hoa Kỳ hay Trung Quốc, mà chỉ có con đường
duy nhất là chọn lựa Việt Nam, tranh đấu cho Việt Nam. Phải nghĩ đến quyền lợi
lâu dài của dân tộc. Phải chọn con đường vì Dân tộc”.
Trong Lời Mở Đầu sách Thời Đại Của Tôi Cuốn I:Nhìn lại 100
năm lịch sử, do Bạn Văn xuất bản năm 2009, Giáo sư Vũ Quốc Thúc tin tưởng: “Tương lai đất nước tùy thuộc rất nhiều ở
cách suy tư cũng như xử sự của mọi người Việt, đặc biệt của những kẻ đang cầm
quyền”. Người viết kỳ vọng ngày nay những sự thật của lịch sử đã sáng tỏ,
mọi giới đồng bào nên dành cho đất nước những phút suy tư, có trách nhiệm đối
với sự tồn vong và phát triển của dân tộc.
Trong sách Thời Đại Của Tôi, Gs Thúc còn đề cập
đến việc ông vận động vãn hồi Hiệp định Paris 1973 hồi năm 1987. Nay sách vừa
được dịch sang tiếng Anh và phổ biến thì Cali Today News loan tin ngày 5/12/2014
tại Thượng viện Quốc hội Gia Nã Đại đã diễn ra một “Bàn tròn về tranh chấp biển
đảo ở Biển Đông/Nam Hải và bản Hiệp định cuối cùng về Hòa bình ở Việt Nam năm
1973 (The Roundtable on the South-China Sea Territorial Dispute and the Final
1973 Peace Accord on Vietnam” (tiếng Anh) hay “La table ronde sur le conflit
territorial en mer de Chine méridionale et l’Accord de Paix Final de 1973 sur le
Vietnam” (tiếng Pháp). Sở dĩ sinh hoạt này có tên tiếng Anh và Pháp là vì mọi
tài liệu chính thức của Quốc hội Canada đều phải dùng hai thứ tiếng chính thức
của nước này.
Đây là bàn tròn do Thượng Nghĩ Sĩ Ngô Thanh Hải
tổ chức với sự hiện diện và tiếp tay của TNS Lang, Chủ tịch Ủy ban thường trực
về Quốc phòng và An ninh của Thượng viện Canada, TNS Andreychuck, Chủ tịch Uỷ
ban thường tực về Ngoại giao và Thương mại quốc tế và ông David W. KIlgour,
nguyên là Phó chủ tịch Hạ viện Canada và Bộ trưởng Ngoại giao đặc tránh Á
châu/Thái Bình Dương.
Điều 1 HĐ Paris 1973 xác định rõ HK và các nước
khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt
Nam như Hiệp định Genève 1954 đã công nhận. Ngày 28/2/1973 một Hội nghị Quốc tế
về VN diễn ra ở Paris, có sự tham dự đầy đủ của 5 thành viên thường trực Hội
đồng Bảo An (có TQ) và 4 nước thuộc Ủy hội Quốc tế kiểm soát và giám sát việc
ngưng bắn (có Canada) đã long trọng ký bản Định ước của Hội nghị Quốc tế về VN
trước sự chứng kiến của ông TTK/LHQ Kurt Waldheim, tuyên bố tán thành và ủng hộ
hiệp định Paris 1973.
TQ đã ký bản Định ước trên, nhưng tháng Giêng năm
sau lại đánh chiếm Hoàng Sa của VNCH, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của nước VN.
Nay Canada cũng là nước đã ký bản Định ước trên lên tiếng để minh chứng sự chiếm
đóng Hoàng Sa của TQ là bất hợp pháp. Đây là cơ sở pháp lý có lợi cho Hà Nội
trong việc đàm phán với TQ giải quyết vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa một cách êm
thắm. Nhân dịp cuộc họp bàn tròn này, cựu Quốc Vụ Khanh VNCH Lê Trọng Quát từ
Paris gởi lá thư nhờ TNS Ngô Thanh Hải chuyển đến Thủ tướng Stephen Harper của
Canada, nói lên nguyện vọng của người dân MN (và toàn dân VN nói chung) phải
được quyền tự quyết dân tộc đúng như tinh thần HĐ hòa bình Paris 1973.
Chọn
con đường trung lập là giải pháp hợp tình, hợp lý của VN để thoát sự kềm chế của
TQ vừa giữ được tình hữu nghị với TQ. Tháng 6/2014 ông Dũng đã khôn khéo bày tỏ
với Dương Khiết Trì: “VN luôn ghi nhớ,
biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của TQ, luôn coi trọng việc giữ gìn, tăng
cường và phát triển quan hệ hợp tác toàn diện bình đẳng cùng có lợi, cùng phát
triển giữa VN-TQ”. Ngày 16/10/2014 bên lề cuộc họp thượng đỉnh Á-Âu
(Asia-Europe Meeting gọi tắt ASEM) ở Milan (Ytalia), hai thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng và Lý Khắc Cường của TQ đã đồng ý hai nước sẽ “xử lý thỏa đáng” các tranh
chấp trên biển và duy trì quan hệ tốt giữa hai nước.
Để
giữ tình hữu nghị Việt Trung, VN không kiện TQ trước Tòa án quốc tế như Phi Luật
Tân đã làm. Nhưng đầu tháng 12 vừa qua, Hà Nội đã gởi đến Tòa án trọng tài
Thường trực về Luật Biển (ITLOS) ở La Haye (Hòa Lan) bản Tuyên bố quyền lợi
(Statement of interest) trong đó VN công nhận thẩm quyền của Tòa án trong việc
thụ lý đơn kiện của Philippines. Và khi xem xét đơn kiện TQ của Philippines, Toà
án nên quan tâm thích đáng đến quyền lợi hợp pháp của VN tại vùng biển Hoàng Sa,
Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN. Việt Nam bác bỏ toàn
bộ yêu sách Đường 9 đoạn của TQ vì không có cơ sở pháp lý.
Tại
Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh tháng 11 vừa qua, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình
đã tiếp đón TT Obama hết sức ưu ái. Ông mời tổng thống Mỹ dùng bữa cơm tối tại
Trung Nam Hải, trụ sở Đảng CSTQ -biểu tượng quyền lực tối cao của TQ. Theo báo
Le Monde, đây là một động thái ưu ái đặc biệt dành cho một nguyên thủ nước
ngoài. Buổi ăn tối có thể là nơi dẫn đến nhiều thỏa thuận quan trọng. Người viết
tin rằng mục tiêu lớn của Tập Cận Bình hiện
nay là nhờ Mỹ giúp TQ chống lực lượng IS ở Tân Cương và thuyết phục Obama chấp
nhận đề xuất của TQ về “mối quan hệ kiểu mới” giữa hai nước, theo đó Mỹ công
nhận sự đồng đẳng và không đối đầu với TQ để cùng lãnh đạo thế giới trong thế kỷ
21. Nhờ IS mà HK ở vào thế mạnh đối với TQ trong việc đàm phán những vấn đề lớn
của thế giới
Rời
Bắc Kinh, TT Obama đến Miến Điện tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Chiều
13/11/2014 TT Obama đã hội đàm với TT Dũng tại phòng khách của phái đoàn Mỹ. TT
Obama đã ra tận chỗ rẽ hành lang cách phòng họp gần 20 mét để đón TT Dũng. Cuộc
họp dự trù 30 phút nhưng kéo dài đến 50 phút. TT Dũng mời TT Obama thăm VN, ông
trả lời “tôi và vợ tôi rất muốn thăm VN
từ lâu, nhưng chưa có cơ hội. Mong hai bên thu xếp sớm để sang năm vợ chồng tôi
thăm VN nhân dịp mối quan hệ chúng ta tròn hai mươi tuổi”. Vấn đề Biển Đông
kể như đã tạm xong, chương trình nghị sự giữa Mỹ và VN có lẽ TPP là chủ đề
chính.
Hai
mươi năm trước, vào ngày 11/7/1995, TT Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa
bang giao với VN. Ông nói “Bằng việc giúp
đưa VN hòa nhập cộng đồng các dân tộc, việc bình thường hóa còn phục vụ lợi ích
của chúng ta trong việc phấn đấu cho một nước VN tự do và hòa bình ở Châu Á ổn
định và hòa bình…Chương trình này đòi hỏi phải có sự thừa nhận về các quyền con
người. Tôi tin rằng việc bình thường hóa sẽ thúc đẩy sự nghiệp tự do ở VN như đã
từng diễn ra ở Đông Âu và Liên Sô trước đây. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng việc lôi
cuốn người VN vào mặt trận cải cách kinh tế và cải cách dân chủ. Dân chủ sẽ giúp
tôn vinh sự hy sinh của những người đã chiến đấu vì tự do ở VN. Những người Mỹ
dũng cảm đã chiến đấu và bỏ mình ở đó đều có những động cơ cao cả. Họ đã chiến
đấu vì tự do và độc lập của nhân dân Việt Nam”.
Ngày
nay, Hà Nội hội nhập với thế giới và duy trì được quan hệ tốt với TQ, TT Nguyễn
Tấn Dũng sẽ rảnh tay thực hiện việc thay đổi thể chế vì Đảng CSVN đã có những
lỗi lầm nghiêm trọng đối với đất nước. Các xí nghiệp quốc doanh có nhiều khiếm
khuyết đã làm kinh tế đất nước trì trệ, nợ công chồng chất đến mức báo động,
phải bị hủy bỏ. Việc trả tự do và đưa nhà đấu tranh cho dân chủ Điếu Cày Nguyễn
Văn Hải sang Mỹ đúng vào ngày Tom Malinowski -Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách
Dân chủ, Nhân quyền và Lao động đến thăm VN, cho thấy Hà Nội sẽ đáp ứng những
đòi hỏi của Mỹ trong việc cải tổ chính trị, lao động và nhân quyền. Những yếu tố
này sẽ giúp VN gia nhập TPP. Đây là con đường giúp VN quan hệ hợp tác với Mỹ,
vừa giúp đất nước phát triển, vừa mang lại dân chủ tự do cho dân tộc. Khi đó,
mối bang giao với HK mới chính thức hoàn thiện để chào đón TT Obama đến thăm VN
năm 2015 –đánh dấu 20 năm mối bang giao Việt Mỹ.
TT
Obama cũng vừa có một quyết định lịch sử là bình thường hóa bang giao với Cuba
sau hơn nửa thế kỷ gián đoạn. Nhớ lại sau ngày 30/4/1975, TBT Lê Duẩn và Fidel
Castro đều tưởng rằng Đế quốc Mỹ bắt đầu giẫy chết. Cuba theo LS từ 1961, nay
mới dịp tung hoành. Ông ta dùng Cuba làm chỗ dựa xuất khẩu cách mạng sang các
nước láng giềng như Nicaragua, El Salvador…để bành trướng ảnh hưởng LS ở Trung
Mỹ. Còn CSVN xua quân sang Phnom Penh để mở rộng ảnh hưởng LS ở Đông Dương.
Nhưng kết cuộc không ai ngờ, “đồng chí kính yêu” Breznhev từ trần, sau đó LS sụp
đổ. CSVN quay về thần phục TQ. Còn Cuba nhờ đồng chí Hugo Chavez của Venezuala,
nhờ được thiên nhiên ưu đãi có nhiều nguồn dầu khí, ra tay đùm bọc. Hai năm
trước Chavez từ trần, nay giá dầu sụt giảm mạnh, chỗ dựa vào Venezuala không còn
bảo đảm, Cuba phải vận động để bình thường hóa bang giao với Mỹ. Cả hai Cuba và
CSVN đều dựa vào ngoại bang để duy trì quyền lực, nay trời xui đất khiến, cục
diện đổi thay, anh hùng phải tận số.
Trong
nhiệm kỳ đầu, TT Obama đã triệt hạ Bin Laden, kẻ đã chủ mưu khủng bố, lao phi cơ
tự sát vào Ngũ Giác Đài -biểu tượng sức mạnh quân sự và Tháp đôi ở Nữu ước -biểu
tượng sức mạnh kinh tế của Mỹ. Nhiệm kỳ hai, TT Obama bình thường hóa bang giao
với Cuba và hoàn thiện mối bang giao với CSVN. Ông đã hoàn tất công việc mà 10
vị tổng thống tiền nhiệm đã tận lực đeo đuổi.
*
Với
chủ trương hội nhập với thế giới, từ đầu năm 2014, TT Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự
nhiều hội nghị thượng đỉnh và hội đàm song phương với hàng chục nguyên thủ quốc
gia kể cả Đức Giáo Hoàng. Uy tín của ông trên chính trường quốc tế được nâng
cao. Năm 2015, CSVN chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng XII năm 2016, ông NTD có
nhiều con đường để tung hoành. Theo tiền lệ, lúc đó TT Dũng đã trên 65 tuổi và
là ủy viên Bộ CT hai khóa X và XI, ông phải ra đi. Với uy tín lớn hiện nay, có
thể Đảng sẽ du di để ông tiếp tục phục vụ một khóa nữa, ông sẽ phụ trách Tổng bí
thư Đảng hoặc Chủ tịch nước nếu ông Trương Tấn Sang làm Tổng bí thư. Trong vai
trò này, ông hoặc ông TTS sẽ kêu gọi BCH/TƯ Đảng ủng hộ để thực hiện việc thay
đổi thể chế. Việc này sẽ tiến hành từ sau năm 2016, nhưng thời gian không cho
phép khi cục diện thế giới thay đổi quá nhanh, chuyển biến từng giờ, từng
phút.
Nếu
tình huống xấu hơn, BCH/TƯ Đảng có thể dựa vào lý do tập thể Bộ
chính trị đã nhận khuyết điểm trong Hội nghị 6, phải ra đi, hoặc một số nhân vật
nào đó trong đó có NTD phải ra đi. Điều này khó có thể xảy ra vì hiện nay ông
NTD được đa số ủy viên TƯ Đảng ủng hộ. Nhưng nếu nó xảy ra, ông Dũng không bao
giờ chịu để mất quyền lực một cách dễ dàng như vậy, ông sẽ triệu tập một kiểu
Đại hội Đảng đặc biệt như Gorbachev đã làm trước đây, để ủng hộ ông cải tổ thể
chế, Đảng tuyên bố từ bỏ vai trò lãnh đạo, Quốc hội xóa điều 4 trong Hiến pháp,
tổ chức bầu cử đa đảng. Ông Dũng sẽ thành lập Đảng Xã hội chủ nghĩa dân chủ mà
trước đây ông Lê Khả Phiêu cho rằng ông Võ Văn Kiệt đã manh nha hình thành nó
trong Đảng.
Tôi
tin rằng TT Nguyễn Tấn Dũng sẽ được bố trí tiếp tục phục vụ sau Đại hội Đảng
XII, nhưng năm 2015 này ông sẽ “chớp thời cơ” thực hiện việc Đổi mới thể chế, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, được đề cập trong thông điệp đầu năm 2014 của ông. Đây là một nhu
cầu bức thiết của đất nước hiện nay. Trong bài viết chào mừng năm mới 2015 của
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, được Thanh Niên Online phổ biến với phụ đề “Đón bắt thời cơ, phát huy sức mạnh của toàn
dân, bảo vệ lợi ích Quốc gia Dân tộc, đưa đất nước tiếp tục tiến lên”.
Trong
bài viết này coi như Thông điệp đầu năm 2015 của Chủ tịch nước, ông Trương Tấn
Sang có những câu khẳng định “Có dân là
có tất cả, mất dân là mất tất cả. Chúng ta không sợ bất cứ kẻ thù nào dù là hung
bạo nhất, chỉ sợ mất lòng dân. Lòng dân, đó là quốc bảo dựng nước và giữ nước
Việt Nam! Vì hiện nay có kẻ lăm le lấn đất, lấn biển, chiếm đảo của ta. Chỉ có
sự đồng lòng, nhất trí của toàn dân, khối đại đoàn kết toàn dân tộc mới là sức
mạnh vô địch để chúng ta vượt qua mọi sóng to, gió lớn của thời cuộc”. (Hết
trích)
Muốn
được lòng dân, đó là quốc bảo để giữ nước Việt Nam trong thời điểm hiện nay,
không còn con đường nào khác là Đảng CS
phải trao quyền lại cho Nhân Dân. Người dân sẽ trực tiếp bầu người lãnh đạo
đất nước và Quốc hội thảo ra Hiến pháp mới với tam quyển phân lập mà TT Nguyễn
Tấn Dũng đã gợi ý trong bài viết xuất hiện trên webside của ông hồi tháng
3/2014. Ông sẽ trở thành tổng thống.
Tóm
lại, VN theo mô hình của LS, nên điều gì đã xảy ra ở LS năm 1991 cũng sẽ xảy ra
ở VN trong năm 2015 hoặc trể lắm là 2016, có thể nhẹ nhàng có thể gay gắt, nhưng
chế độ CS phải cáo chung. Lúc đó, khát vọng chuyển đổi chế độ từ độc tài cộng
sản sang dân chủ tự do của đồng bào có cơ may thành tựu. Sở dĩ “Bất chiến tự
nhiên thành” là nhờ những biến cố bất ngờ xảy đến làm đảo lộn tất cả. Tôi tin đó
là do cơ trời xui khiến, thiên cơ huyền diệu, để dứt sổ một chế độ độc tài phi
nhân mà “trời không dung, đất không tha” đã làm hại cả dân tộc trong hơn nửa thế
kỷ qua.
Những
đột biến đó xảy ra trong năm Ngựa hay Mã (Giáp Ngọ) 2014, khiến người viết nhớ
đến mấy câu sấm của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được truyền tụng trong dân
gian từ bấy lâu nay: “Mã đề, Dương cước anh hùng tận. Thân Dậu
niên lai kiến thái bình”. Năm nay là năm con Dê hay Dương (Ất Mùi) 2015,
anh hùng sẽ tận số. Anh hùng ở đây là CSVN vì những gì của họ đều tự nhận là anh
hùng, nào là nhân dân anh hùng, quân đội nhân dân anh hùng, anh hùng lao động
v.v… Như vậy, năm nay 2015, theo số trời đã định CSVN tất sẽ cáo chung, mở đường
đưa Đất nước bước vào kỷ nguyên mới Độc
lập, Dân chủ, Tự do, Thịnh vượng, Thanh bình.
Lê Quế Lâm
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen