Lê Diễn Ðức
Cuộc
bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống tại Hoa Kỳ trong ngày 4 tháng 11 năm
2014 như một cơn sóng thần mang lại chiến thắng vang đội cho đảng Cộng
Hòa với 248 ghế tại Hạ Viện, một đa số đạt được cao nhất từ Chiến Tranh
Thế Giới lần thứ II tới nay.
Ðảng
Cộng Hòa cũng giành quyền kiểm soát Thượng Viện với ít nhất 52 ghế khi
chiến thắng tại các tiểu bang Arkansas, West Virginia, South Dakota,
Montana, Colorado, North Carolina và Iowa, tức trong 7 tiểu bang mà đảng
Dân Chủ muốn bảo vệ chức thượng nghị sĩ. Khả năng lợi thế này thậm chí
còn mở rộng.
Trong
cuộc bầu cử này, các cuộc tranh giành ghế thượng nghị sĩ, thống đốc
tiểu bang, dân biểu và nghị viên tại các địa phương có đông người Mỹ gốc
Việt cư trú cũng diễn ra cũng rất sôi nổi, nếu không nói là quyết liệt,
đặc biệt ở Orange County, tiểu bang California và thành phố Houston,
tiểu bang
Texas.
Tại
các khu vực nói trên, mặc dù người Mỹ gốc Việt là sắc dân thiểu số,
nhưng lá phiếu của họ có tầm quan trọng cho kết quả của các cuộc bầu cử.
Ở
Orange County, bà Janet Nguyễn dẫn đầu cuộc đua căng thẳng vào Thượng
Viện tiểu bang California, địa hạt 34, với 63% phiếu ủng hộ, trở thành
phụ nữ gốc Việt đầu tiên trong vai trò thượng nghị sĩ tiểu bang trên
chính trường Hoa Kỳ sau 40 năm người Việt hiện diện tại đất nước này.
Ở
thành phố Houston, tại đơn vị 149, nơi có khoảng 20% cử tri người Mỹ
gốc Việt, có hai ứng viên người Mỹ gốc Việt cùng ra tranh ghế dân biểu
Quốc Hội tiểu bang Texas. Một là đương kim Dân Biểu Hubert Võ (Ðảng Dân
Chủ) và hai là cựu nghị viên thành phố Houston Al Hoàng (Ðảng Cộng Hòa),
tức Luật Sư Hoàng Duy Hùng.
Chung
cuộc, ông Hubert Võ đã thắng cử nhiệm kỳ thứ 6 với số phiếu bầu 11,711,
đạt tỷ lệ 54.61%, ông Al Hoàng thất bại với số phiếu bầu 9,730, đạt tỷ
lệ 45.39%.
Trước
đó, trong năm qua, ông Al Hoàng đã thất cử chức vụ nghị viên thành
phố Houston nhiệm kỳ thứ ba tại đơn vị F, nhường chỗ cho Richard
Nguyễn, một người ít được ai biết đến, ngay cả trong các sinh hoạt của
cộng đồng.
Có
nhiều lý do nhưng một trong nhưng nguyên nhân chủ yếu đưa đến sự thất
bại của ông Hoàng Duy Hùng chính là quan điểm chính trị của ông đối với
nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam.
Ông Hoàng Duy Hùng chủ
trương và công khai thực hiện “tiếp cận và đối thoại” với nhà cầm quyền
Cộng Sản Việt Nam, được ông mô tả trong cuốn sách “Cách
mạng trắng” của mình. Quan điểm này không những trái với tâm tư, lập
trường chung của cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản mà trong thực tế
cũng rất ấu trĩ.
Helmut
Schmidt (thủ tướng Tây Ðức từ năm 1974 tới 1982) có nói rằng, “Dân chủ
là sống với thỏa hiệp. Những ai không biết làm thế nào để thỏa hiệp, sẽ
vô ích cho dân chủ.”
Nhìn
lại các cuộc cách mạng mùa Thu năm 1989 ở Ðông Âu, trừ Romania, ta thấy
tiến trình chuyển hóa từ độc tài tới dân chủ đã diễn ra một cách hòa
bình là kết quả của sự thỏa hiệp giữa quần chúng, mà
đại diện là phe đối lập, với chính quyền Cộng Sản.
Từ
“Hội nghị Bàn Tròn” ở Ba Lan, trong đó Công Ðoàn Ðoàn Kết và nhà cầm
quyền Cộng Sản đạt thỏa thuận bầu cử bán tự do đầu tiên trong khối Cộng
Sản (ngày 3 tháng 6, 1989), đến “Hội nghị Bàn Ba Góc” của Hungary (ngày
13 tháng 6, 1989) hay việc Bộ Chính Trị và Ủy Ban Trung Ương của đảng Xã
Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất Ðức tuyên bố rút lui (ngày 3 tháng 12, 1989),
đưa đến cuộc bầu cử tự do và thống nhất nước Ðức sau khi bức tường
Berlin sụp đổ. Tất cả đều dựa trên đối thoại và thỏa hiệp.
Thế
nhưng, sự đối thoại, nhượng bộ và thỏa hiệp của các chế độ Cộng Sản là
xuất phát từ áp lực mạnh mẽ của phong trào tranh đấu đòi dân chủ của
quần chúng.
Các
chế độ độc tài vẫn thường bảo vệ sự tồn tại đến cùng bằng bạo lực đàn
áp. Chỉ khi hàng trăm ngàn, hàng triệu người xuống đường biểu tình làm
tê liệt chế độ, dồn họ vào chân tường không còn sự lựa chọn nào khác,
khi ấy họ mới chịu ngồi xuống đối thoại, chia sẻ quyền lực.
Chả
thế mà trong ngày 19 tháng 1 năm 1989 Erich Honecker, lãnh tụ Cộng Sản
Ðông Ðức, tuyên bố “Bức tường Berlin sẽ còn tồn tại 50 hoặc cả 100 năm
nữa” (Die Mauer wird in 50 oder auch in 100 Jahren noch bestehen). Nhưng
bức tường đã bị xóa sổ mười tháng sau đó, ngày 9 tháng 11 năm 1989.
Bằng các cuộc biểu tình phản kháng liên tục trong nhiều tháng, trên khắp
Ðông Ðức, từ Leipzig, Drezden tới Berlin...
Ở
Việt Nam chỉ mới hình thành manh nha một số nhóm dân sự, hoạt động rời
rạc, chưa có có một phong trào tranh đấu xã hội rộng lớn, tỏa khắp, được
tổ chức chặt chẽ, chưa có một phe đối lập tương xứng để có thể gây áp
lực đối với nhà cầm quyền. Chế độ Cộng Sản đang tồn tại trên thế mạnh
hơn nhiều. Trong bối cảnh như vậy mà
ông Hoàng Duy Hùng đòi “tiếp cận và đối thoại” thì quả là ngớ ngẩn!
Cộng
Sản là bậc thầy của điếm đàng, lật lọng và dối trá. Ðể đạt được mục
đích chiêu dụ hiền tài họ sẵn sàng “phun châu nhả ngọc” cám dỗ, ve vãn
bằng nhiều biện pháp khác nhau, nhưng sau đó thì “vắt chanh bỏ vỏ” hết
sức tàn nhẫn. Những kẻ kém bản lĩnh, cả tin rất dễ bị lừa gạt.
Luật Sư Nguyễn Hữu Liêm ở
San Jose năm 2009 về nước dự đại hội Việt kiều được đưa đón bằng xe hụ
còi như một nhân vật quan trọng. Khi gặp gỡ Ðỗ Mười và vài người khác
trong ban lãnh đạo Ðảng Cộng Sản Việt Nam ông ta tưởng rằng “người Cộng
Sản sẽ lắng nghe, nếu chúng
ta biết cách nói.” Giờ thì hẳn ông ta đã thấy rằng, không có sự ngây
thơ nào hơn thế!
Trần Văn Trường,
một người dám treo cả cờ đỏ sao vàng và ảnh Hồ Chí Minh tại Orange
County, trong năm 2005 đã bán tài sản trên đất Mỹ cùng vợ và hai con trở
về Việt Nam làm ăn. Cứ tưởng bở, sẽ được đặc ân tiếp đón như một anh
hùng! Thế nhưng ông ta đã không thuộc bài, lo lót chưa đủ, cuối cùng bị
tòa án tỉnh phong tỏa tài sản và giữ luôn cả số tiền bán cá hơn 1 tỷ
đồng. Ước mơ về “xây dựng quê hương” tắt lịm!
Nguyễn Gia Thiều, Việt
kiều Pháp, có ý định nhảy vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ truyền thông,
bị đánh quỵ bằng 20 năm tù về tội buôn lậu, trốn thuế và nộp phạt 130
tỉ đồng. Ở Việt Nam muốn làm ăn trôi chảy thì phải luồn lách, “bôi trơn”
bộ máy, an ninh thừa biết, muốn bắt lúc nào mà chẳng xong. Trong vụ này
có 10 cán bộ nhân viên hải quan bị dính.
Cũng trong năm 2005, Trịnh Vĩnh Bình,
Việt kiều Hà Lan, mang về Việt Nam đầu tư khoảng 4 triệu đôla. Khi tài
sản lên đến khoảng 20 triệu đôla, thì bị
công an cài bẫy. Ông Bình vào tù và tài sản bị cướp trắng. Ông trốn
thoát một cách bí hiểm khỏi Việt Nam và đưa vụ việc ra tòa án quốc tế.
Nghe chừng khó nuốt nổi cục xương trước Tòa án quốc tế và tránh muối mặt
trước dư luận, Hà Nội đã phải tìm cách thỏa hiệp đền bù cho ông Bình
với số tiền thiệt hại hơn 100 triệu đôla để chấm dứt tranh tụng.
Phạm Xuân Ẩn, một
tình báo viên thượng thặng, người có công lớn với chính quyền Cộng Sản,
về cuối đời đã sống trong thất vọng, cay đắng. Người ta nói rằng ông đã
trăng trối trước khi chết (năm 2006) rằng, “Ðừng bao giờ
chôn tôi gần những người Cộng Sản”!
Ðáng chú hơn có lẽ là Nguyễn Cao Kỳ,
cựu phó tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, trở về Việt Nam cũng muốn “tiếp
cận và đối thoại” với chế độ Cộng Sản. Ông Kỳ đã nhầm đau đớn! Những lời
đường mật và cử chỉ thân thiết giả tạo của nhà cầm quyền được bộc lộ
ngay sau khi ông chết, đó là sự khước từ vô nhân đạo nguyện vọng của ông
được chôn tại quê nhà Sơn Tây!
Còn
nhiều trường hợp khác ngộ nhận, dại dột về nước “tiếp cận và đối
thoại,” thậm chí cộng tác, làm việc cho nhà cầm quyền Cộng Sản, để rồi
phải chịu một số phận ê chề, bạc đãi, khi nhận ra thì quá trễ. Triết gia Trần Ðức Thảo, Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường hay Luật Sư Ngô Bá Thành là những ví dụ điển hình.
Thiết nghĩ, ông Hoàng Duy Hùng, hai lần thất cử liên tiếp, chắc chắn sẽ rút ra được bài học thiết thực cho bản thân.
Lập
trường, quan điếm chính trị của ông Hoàng Duy Hùng, như tôi phân tích ở
trên, không thích ứng đã đành, nó
còn làm tổn thương đến tình cảm và lý tưởng của một cộng đồng đã liều
thân chạy thoát khỏi chế độ cộng sản, mang nặng nỗi đau về mất mát, tổn
thất.
Bài
học cho ông Hoàng Duy Hùng, nhưng đồng thời cũng là bài học cho những
ai còn mơ hồ, ảo tưởng về việc “tiếp cận và đối thoại” với nhà cầm quyền
Cộng Sản Việt Nam khi phong trào tranh đấu dân chủ trong nước chưa đủ
mạnh để dồn họ đến bước đường cùng.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen