Trần Thị Nga
Còn nhớ, cách đây hơn chục năm, có lần một phóng viên Đài BBC hỏi Luật sư Trần Lâm về hiện trạng nghành Tư pháp Việt Nam, sau khi chính báo này đã đăng tải một loạt vụ lùm xùm xẩy ra xung quanh một số nhân vật VIP liên quan đến tham nhũng. Phải nói, người phóng viên này phỏng vấn rất chuyên nghiệp, trong đó có kỹ thuật “hỏi xoáy”, mà nếu không phải một luật sư có nghề như Trần Lâm, chắc chắn sẽ bị “nock out”. Tuy nhiên, với phong cách đĩnh đạc của một người có học vấn sâu rộng, trình độ Luật pháp uyên bác, ông luôn ở thế chủ động trả lời rành rẽ từng luận điểm mà người phóng viên đặt ra làm anh này phải tâm phục khẩu phục. Thế nhưng, đến câu hỏi về sự so sánh giữa Quan toà Việt Nam với Quan toà các nước trong khu vực, thì vị luật sư đáng kính làm cho thính giả ngỡ ngàng: “Ấn Độ cũng là một nước đang phát triển, thậm chí có những vùng còn nghèo, nhưng người dân vô cùng kính trọng các Quan toà . Trái lại, ở Việt Nam, nhìn thấy quan toà là người ta nghĩ ngay đến chuyện ăn hối lộ”. Toà án là nơi thực thi công lý, là chỗ người dân gửi gắm niềm tin, vậy mà với những quan chức Toà án Long An, nguỵ tạo chứng cứ, dùng bản án “bỏ túi”, tử hình oan người lương thiện, vậy thì đấy có phải là Toà án NHÂN DÂN?Bauxite Việt Nam
Nguyễn
Thị Loan mẹ của Hồ Duy Hải, địa chỉ: ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ
Thừa, tỉnh Long An, suốt 7 năm qua ròng rã đi kêu oan cho con mình bị
kết án Tử Hình trong vụ án oan sai: Vụ án hai nữ nhân viên bị sát hại ở Bưu điện Cầu Voi ngày 13/1/2008.
Trong
phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm Hải đều kêu oan vì bị ép cung. Các chứng
cứ của vụ án đã được các luật sư và các trang báo vạch ra những điểm
sai trái trong quá trình điều tra vụ án cùng những chứng cứ tang vật bị
mua ở ngoài chợ về làm tang vật. Kết luận dấu vân tay ở hiện trường
không phải của Hồ Duy Hải, các nhân chứng không ai khẳng định nhìn thấy
Hải ở Bưu điện khi vụ án xảy ra. Vậy tại sao tòa án các cấp vẫn chà đạp
lên pháp luật để tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải?
Ngày
25/11/2014 công an xã gọi bà Loan đến Ủy ban xã giới thiệu 2 người đàn
ông, 1 thư ký tòa và 1 chánh án tòa án tỉnh Long An, ông Chánh án Tòa án
tỉnh Long An hỏi bà có muốn tiêm thuốc độc cho Hải rồi đem xác về chôn
không? Bà Loan đã mãnh liệt phản đối vì con bà vô tội, mẹ con bà đang
kêu oan yêu cầu giám đốc thẩm điều tra lại vụ án với những chứng cứ rõ
ràng là hồ sơ bị cố tình làm giả, cơ quan điều tra tự ý tẩy xóa làm sai
lệch hồ sơ kết tội oan con bà.
Ngay
sau buổi nói chuyện đó bà Loan tức tốc ra Hà Nội đến các cơ quan đầu
não của Chính phủ nộp đơn kêu oan nhưng không được cơ quan nào giải
quyết. Bà tìm các quan chức cấp cao cũng bị khước từ. Bà tìm đến nhà
riêng của ông Lê Khả Phiêu, ông Nguyễn Minh Triết để kêu cứu nhưng cũng
vô vọng.
Để cứu con mình
không bị tử hình oan, bà Loan gửi lời kêu cứu tới toàn thể Nhân Dân
Việt Nam trong và ngoài nước lên tiếng cứu giúp con bà.
- Yêu cầu tòa án dừng ngay việc thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án;
- Nếu thực sự con bà là hung thủ thì bà sẵn sàng cùng chết theo để đền tội;
- Nếu con bà vô tội thì phải trả tự do cho con của bà.
- Nếu con của bà chưa được minh oan, chưa được điều tra lại mà kẻ nào giết con bà bà sẽ giết kẻ đó và tự thiêu trước Lăng Đình vì đất nước Việt Nam không còn Công Lý.
Hãy cùng lên tiếng cứu giúp một mạng người đang bị đe dọa bị giết oan bởi bàn tay cơ quan Hành Pháp.
Bà Loan mẹ Hồ Duy Hải kêu cứu mọi người mọi nơi 28/11/2014
Chiều
ngày 28/11/2014 mẹ và dì của Hồ Duy Hải đến Toà án tối cao nộp đơn kêu
oan, họ không nhận, bà đành dăng biểu ngữ kêu oan thì bị an ninh mật vụ
ngăn chặn, chúng tôi bất bình giúp bà quay phim chụp ảnh để đưa lên
công luận thì bị Dư Luận Viên lĩnh lương của Đảng CS gây sự, cướp máy
quay phim.
Qua
sự việc trên cho thấy chính quyền Việt Nam biết rõ đây là vụ án oan sai
nên họ đã phải dùng côn đồ ngăn chặn không cho bất kể ai giúp đỡ bà
Loan kêu oan cho Hồ Duy Hải. Họ cố tình thi hành án giết Hồ Duy Hải để
kết thúc vụ án oan.
T.T.N.
Số điện thoại của người kêu cứu : Nguyễn Thị Loan 01279332777
Nguyễn Thị Rưỡi 0908514367 dì của Hồ Duy Hải
Trần thị Nga:
Tel: 0972.572.585. 0351.3885.669
Tác giả gửi BVN
Phụ lục
Lật lại vụ án giết 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi: Tuyên án tử hình dễ thế sao?
Phương Dung – Đức Long
Hồ Duy Hải (giữa). Ảnh: Phương Dung
Vụ
án 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, Long An) bị sát hại
xảy ra đã gần 6 năm. Hồ Duy Hải được các cơ quan tố tụng xác định là
hung thủ và đã bị hai cấp tòa tuyên án tử hình. Tuy nhiên, từ đó đến
nay, Hồ Duy Hải và gia đình liên tục kêu oan. Lật lại hồ sơ vụ án, chúng
tôi thấy có quá nhiều thiếu sót và mâu thuẫn trong quá trình điều tra,
truy tố, xét xử vụ án này.
Dấu vân tay của ai?
Dấu vân tay của ai?
Theo
hồ sơ vụ án, sáng 14.1.2008, khi anh Phùng Phụng Hiếu – nhân viên giao
báo – mang báo đến Bưu điện Cầu Voi thì phát hiện 2 nữ nhân viên là
Nguyễn Thị Ánh Hồng (24 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (22 tuổi) bị giết.
Kết quả điều tra sau đó cho thấy, nạn nhân bị hung thủ bóp cổ, dùng thớt
gỗ, ghế xếp inox đập vào đầu và dùng dao cắt cổ.
Sau
khi giết người, hung thủ còn lấy đi một số tiền, vàng và khoảng 50 sim
card điện thoại. Khoảng 3 tháng sau, Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Long An
bắt Hồ Duy Hải. Sau đó, cả hai cấp tòa sơ thẩm, phúc thẩm đều tuyên án
tử hình đối với Hồ Duy Hải về các tội “giết người”, “cướp tài sản”.
Theo
kết luận điều tra và cáo trạng, quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT – Công
an tỉnh Long An đã phát hiện, lưu giữ “một số dấu vết đường vân” (vân
tay – PV) trên một số đồ vật ở hiện trường. Thay vì đi giám định và truy
tìm ngay trong tàng thư căn cước dấu vân tay trên của ai để khoanh vùng
đối tượng, nhưng mãi gần 3 tháng sau (ngày 7.4.2008), cơ quan này mới
trưng cầu giám định.
Kết
quả giám định khẳng định: “Các dấu vân tay thu được tại hiện trường vụ
án không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón trên chỉ bản của Hồ Duy
Hải”. Như vậy, dấu vân tay trên là của ai? Và vì sao lại có dấu vân tay
trên tại hiện trường… thì đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa làm rõ.
Tương
tự, những mẫu máu thu được tại hiện trường vụ án, mãi 4 tháng mới được
đưa đi giám định. Phân viện Khoa học hình sự tại TPHCM chỉ có thể kết
luận “là máu người, nhưng không xác định được nhóm máu do mẫu đã bị phân
hủy”.
Vậy, vết máu đó là của ai cũng không được làm rõ!
Tang vật đi mua
Kết
luận điều tra khẳng định: “Nạn nhân Hồng bị đẩy ngã xuống nền gạch, rồi
Hải hai tay cầm tấm thớt gỗ đập xuống đầu Hồng 2 cái”. Thế nhưng, tấm
thớt gỗ không được thu giữ. Hơn 5 tháng sau khi xảy ra vụ án, ngày
24.6.2008, theo yêu cầu của cơ quan điều tra, bà Lê Thị Thu Hiếu (bạn
của hai nạn nhân) mới đi mua một tấm thớt gỗ khác tương tự về giao nộp
cho cơ quan điều tra.
Cũng
thế, khi dọn dẹp hiện trường, những dân phòng tham gia bảo vệ hiện
trường đã phát hiện con dao (sau này được xác định Hải dùng để cắt cổ
nạn nhân) và báo cho một công an viên, nhưng ông này bảo “có lẽ không
liên quan đến vụ án” nên dân phòng đem đốt đi. CQĐT sau đó đã cho người
khai thấy con dao đó đi mua một con dao khác có hình dáng, kích thước
tương tự về nộp. Như vậy, cả con dao, cái thớt chỉ là vật mô phỏng chứ
không phải tang vật, hung khí gây án.
Nhiều sai phạm về tố tụng
Điều
132 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định “Trong trường hợp có bổ sung và
sửa chữa biên bản thì bị can và điều tra viên (ĐTV) cùng ký xác nhận.
Nghiêm
cấm ĐTV tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can”. Tuy
nhiên, trong hồ sơ vụ án, chúng tôi phát hiện rất nhiều nội dung trong
các biên bản ghi lời khai hoặc hỏi cung bị can bị bớt, sửa chữa mà không
có chữ ký xác nhận của bị can và điều tra viên, cụ thể tại BL 85, BL
87, BL 92, BL 117, BL 337, BL 339. Chưa hết, phần lời khai của nhân
chứng Lê Thị Thu Hiếu tại BL 197, 198 cũng bị sửa chữa mà không có chữ
ký xác nhận của người khai.
Xin
lưu ý là biên bản ghi lời khai này được thực hiện vào ngày 19.1.2008 –
tức chỉ sau 5 ngày xảy ra vụ án. Lời khai về 2 con dao với kích thước
ban đầu đã bị sửa chữa lại cho phù hợp kích thước phần dài chuôi và lưỡi
dao với các lời khai sau này về con dao được coi là gây án.
Về
vết máu và vết vân tay không phải của Hồ Duy Hải, án sơ thẩm cho rằng
“vết máu thu giữ tại hiện trường khi giám định không phải là của bị cáo,
song các thiếu sót trên không lớn. Đặc biệt là vết máu thu không đủ
lượng, thời gian để kéo dài nên không xác định được vết vân tay” (!).
Theo
chúng tôi, dùng vết máu để xác định vết vân tay rồi “không xác định
được vết vân tay” là lẽ đương nhiên. Tòa phúc thẩm sau đó cũng xác định
“quá trình điều tra có những thiếu sót về tố tụng”, nhưng vẫn bác đơn
kháng cáo của Hồ Duy Hải.
|
Suốt
gần 6 năm qua, bà Nguyễn Thị Loan – mẹ của Hồ Duy Hải – chưa một đêm
nào ngon giấc vì nỗi buồn có con là tử tù. Từ ngày Hải bị bắt, bà gầy
sọp và xuống sức thấy rõ. “Nếu con tôi thực sự giết người, có đem tử
hình cả 2 mẹ con tôi cũng không đền hết tội. Nhưng nếu nó không giết
người mà bị tử hình thì sẽ có đến 3 mạng người bị chết oan” – bà Loan
nói trong nước mắt.
P.D. – Đ.L.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen