Bà Nget Khun trong một cuộc biểu tình chống chính quyền tịch thu đất tại hồ Boeung Kak. DR
Chính
quyền Cam Bốt vừa tuyên án một năm tù giam đối với bà Nget Khun, 75
tuổi, vì dẫn đầu biểu tình bảo vệ dân oan bị đuổi nhà ở vùng hồ
Boeung Kak. Theo AFP ngày 23/11/2014, bản án hôm 11/11 chỉ làm nổi bật
tình trạng bất công trong xã hội Cam Bốt. Theo các tổ chức nhân quyền,
giới thân cận của thủ tướng Hun Sen, trong đầu chỉ suy tính cách thu tóm
tài nguyên quốc gia - từ rừng, đồn điền cao su, cho đến địa ốc - vào
trong tay.
Từ PhnomPenh, thông tín viênPhạm Phan cho biết thêm chi tiết :
Nhân
vật lão bà này được người dân mến mộ gọi là Mommy vì công sức tranh đấu
liên tục cho hàng ngàn gia đình tại khu vực hồ nằm ngay trung tâm
Phnom Penh.
Trong một buổi thăm nuôi tại nhà tù, con gái
bà lão là cô Eng Sokha đã được người mẹ động viên tinh thần là tiếp tục
tranh đấu thì mới giữ được nhà cửa của họ.
Vào năm
2012, cũng trong các cuộc biểu tình xuống đường chống lại việc chính
quyền cướp đất tại hồ Boeung Kak, bà Nget Khun đã bị giam tù một tháng.
Trong đợt bị giam cầm lần này, bà Nget Khun bị giam cùng với hai phụ nữ đã tham gia biểu tình chống lại việc trục đuổi dân cư.
Trước
vụ tống giam mới nhất này, cơ quan Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi chính
quyền Cam Bốt hãy dừng lại hành động dùng hệ thống tư pháp quốc gia để
giam tù những người dân biểu tình cho quyền lợi của họ. Vì như thế đã
thực hiện hành động có mục tiêu chính trị có lợi cho chính quyền. Vài
đại sứ thuộc Liên Hiệp Châu Âu đã đến gặp chính quyền địa phương về sự
kiện này. Thế nhưng người dân vẫn bị tống giam.
Con gái
bà Nget Khun cho biết, các phụ nữ bị tống giam trong đó có mẹ cô vẫn
không nản lòng dù đang sống trong nhà giam thường bị công luận than
phiền như phòng giam quá đông, ăn uống thiếu vệ sinh….
Khu
vực hồ Boeung Kak đã được thượng nghị sỹ Lao Meng Khin thuộc Đảng Nhân
Dân Cam Bốt đang cầm quyền hợp tác đầu tư kinh doanh với công ty Trung
Quốc.
Dù hàng chục cuộc biểu tình trong mấy năm qua, khu
vực này vẫn đang được tiến hành xây dựng. Một con đường mới tinh chạy
thẳng vào khu vực hồ Boeung Kak đã làm xong.
Điểm đặc
biệt trong các đợt xuống đường biểu tình chống lại sự trục đuổi tại
Boeung Kak thường là do các phụ nữ dẫn đầu, họ chỉ là những người sinh
sống bình thường, hàng ngày đi bán hàng rong hay bà nội trợ ở nhà nuôi
dạy con, nhưng vì quyền lợi thiết yếu của gia đình họ đã trở nên nổi
tiếng trong xã hội Cam Bốt.
Theo số thống kê của các nhà
hoạt động nhân quyền, có khoảng 770.000 người dân chiếm 6% dân số Cam
Bốt đã trở thành nạn nhân của các vụ cưỡng bức di dời từ năm 2000 cho
đến nay.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen