Samstag, 15. November 2014

NHẮC LẠI: MỘT TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ HÓA VIỆT NAM


 Stephen B. Young
Năm 2016, Đảng Cộng sản Hà nội sẽ tổ chức Đại hội lần thứ XII để sẽ đưa ra một đường lối mới cai trị Việt Nam. Nhưng Đảng ấy có toàn quyền cai trị nhân dân Việt nam nên đường lối của Đảng sẽ ấn định vận mệnh luôn cho toàn dân. Vận mệnh đó tốt hay xấu sẽ tùy theo khả năng, trí tuệ của các đảng viên lãnh đạo mới.
Vì Đảng Cộng sản cho tới nay vẫn chưa có kinh nghiệm sanh hoạt dân chủ và lắng nghe ý kiến của dân để thấu hiểu nguyện vọng của dân mà chỉ biết áp đặt dân theo một thứ chủ nghĩa đem từ ngoài vô hoặc theo những chỉ thị cá nhơn của những người có quyền hành mạnh trong Đảng nên chúng ta cần đưa ra nhiều ý kiến về quản trị đất nước khác hơn và tốt hơn cho họ.
Mới đây, tại quê nhà, rất may đã có 61 đảng viên đã làm việc này rồi. Tôi mong đợi sẽ có thêm nhiều đảng viên nữa và cả nhiều người dân ngoài Đảng sẽ lần lược đóng góp ý kiến mạnh dạng thay đổi và xây dựng như vậy nữa.
Ai mà muốn toàn dân được “tự do, dân chủ, hạnh phúc” thì phải nghĩ đến một chương trình “Dân chủ hóa Việt Nam”, một diển tiến ôn hòa và nghiêm chỉnh, theo ý trời và đất, phù hợp theo qui luật vũ trụ, tức hiện đại hóa xã hội, văn hóa, kinh tế, mang lại nhiều phúc lợi cho dân và đất nước.
Vì mục đích này, tôi xin phép gửi những ý kiến riêng của tôi sau đây cho ban lãnh đạo đảng Cộng sản ở Hà nội hiện nay.
Nhắc lại chút chuyện cũ
Năm 1992, lần đầu tiên tôi về Việt nam qua sự thu xếp và hướng dẫn của Cụ Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Bộ trưởng Kinh tế của Chánh phủ Việt Nam đầu tiên Hồ Chí Minh năm 1945. Theo lời Cụ Hà, khi tới Hà nội, tôi sẽ gặp vài người lãnh đạo Việt Nam mà Cụ đã được sự đồng ý, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ông Đỗ Mười, …
Tôi phải qua Paris để đi Việt Nam. Cụ Hà lấy chiếu kháng cho tôi rất dễ dàng. Nhưng tới chiều, Sứ Quán Hà nội ở Paris điện thoại Cụ Hà yêu cầu hủy bỏ chiếu kháng của tôi. Cụ Hà không đồng ý và tôi cũng không đồng ý. Sáng hôm sau, chúng tôi lên đường đi Hà nội.
Tới Hà nội, tôi chỉ phải chờ vài phút để nhơn viên an ninh phi trường làm thêm một thủ tục nhỏ.
Cụ Hà và tôi rời phi trường, vào Hà nội.
Giấc mơ Ba-lan không thành
Theo ngày giờ hẹn, tôi sẽ gặp Tướng Giáp, Ông Đỗ Mười,… nhưng lúc tới tư dinh của họ thì tất cả đều đi vắng. Tôi đành tới thăm gia đình bên vợ tôi, những người không kịp di cư vào Nam sau 1954. Tôi đi dạo Hà nội rất thú vị vì lần đầu tiên tôi biết Hà nội. Trước giờ tôi chỉ biết qua sách vở.
Tôi đi Hà nội và được vài vị lãnh đạo ở Hà nội hứa gặp tôi vì lúc đó Hà nội muốn Huê kỳ bỏ cấm vận, họ còn mang nỗi lo sợ do biến cố Liên-xô sụp đổ ám ảnh.
Hai nước chưa có bang giao, mọi gặp gở chánh thức đều không được phép. Tôi không phải nhơn viên Chánh phủ Huê Kỳ nên không bị cấm kỵ. Nếu gặp gở có nội dung tích cực, tôi sẽ trình lên Chánh phủ Huê Kỳ. Tôi sẳn lòng đóng vai trò trung gian không chánh thức nhưng hữu hiệu. Và tôi, lúc đó, cảm thấy rất thiết tha mong làm được điều gì có ích lợi thật sự cho Việt Nam là đất nước mà lúc thanh niên tôi từng phục vụ và tôi vẫn hằng yêu quí.
Một vấn đề nữa giữa hai nước là chiến tranh Cam-bu-chia. Việt Nam ủng hộ phía Hun Sen, Trung Quốc ủng hộ phe Pol Pot. Tại Hoa Kỳ, tôi đã đưa ra một kế hoặch hóa giải và chấm dứt chiến tranh đó. Tôi đã đề nghị Liên Hiệp Quốc nên tổ chức một Chánh phủ Lâm thời cho hai bên Việt nam/Tàu lui ra và các phe phái Khmer thương lượng với nhau để hòa giải chuyện đất nước khờ-me mà họ đã làm chiến tranh với nhau.
Vì có hẹn gặp Thủ tướng Đỗ Mười, tôi được đưa vào văn phòng Thủ tướng nhưng để gặp ông Phó Ngoại trưởng. Ông xin lỗi tôi về sự thay đổi bất ngờ này vì Ông Đỗ Mười bị mệt nên không gặp tôi được. Ông Mười mới từ Hải Phòng trở về Hà nội và nhức đầu vì đi đường xá không tốt.
Trong lúc nói chuyện vui vẻ, tôi đưa ra kế hoặch chấm dứt chiến tranh Cao miên. Ông hỏi tôi kế hoặch đó của ai? Tôi trả lời: “Của tôi”. Đã được đệ trình với Cựu Tổng thống Nixon lúc ông đã về hưu nhưng ông đã trở thành bạn của tôi. Ông Nixon đã giới thiệu tôi cho Phó Ngoại Trưởng Mỹ Larry Eagleburger và ông ấy đồng ý ủng hộ đề nghị của tôi. Tôi giải thích thêm rằng Bộ Ngoại giao Bush đã lấy lại kế hoặch đó làm chánh sách của Hoa Kỳ hiện nay. Tôi nói tiếp các lý do thi hành kế hoặch đó sẽ có lợi cho Việt Nam đối với Bắc kinh. Ông ấy rất hài lòng và cảm ơn tôi cho biết sự thật về chánh sách đối ngoại của Mỹ. Vài tuần sau, Chánh phủ Việt Nam chấp thuận kế hoặch đó và tranh chấp Việt/Tàu tại Cao miên đi đến chấm dứt.
Thật tình tôi muốn gặp Ông Giáp và hy vọng ông sẽ có vai trò như Tướng Jaruzelski của Ba-lan vì có rất nhiều cụu quân nhơn, cả cấp Tướng, còn giữ cảm tình với ông do quá khứ cùng chiến đấu trong hai cuộc chiến ở Việt Nam. Nhưng sau này, tôi biết mình đã lầm do sự hiểu biết qua sách báo bị tuyên truyền sai lạc. Tướng Giáp chỉ có hia mảo chớ không có tầm vóc của một ông Tướng bình thường. Kém hơn cả nhiều Tướng của miền Nam trước kia.
Sau khi tôi ra về, Cụ Nguyễn Mạnh Hà còn ở lại thêm tuần lễ nữa. Cụ gặp lại đủ những người lẽ ra tôi đã gặp như dự tính. Mọi người đều ở nhà mà né tránh. Cụ Hà tỏ vẻ khó chịu vì sự sai hẹn. Những người này xin lỗi cụ với lời giải thích “anh em chưa thật sự thống nhứt ý kiến”.
Đề nghị 6 điểm
Năm sau, qua sự giàn xếp của Luật sư Dương văn Đàm, nguyên Đổng lý Văn phòng của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hà, vài lãnh đạo đảng ở Hà nội lại muốn gặp tôi.
Lần này, quả thật chúng tôi, hai bên gặp nhau. Nhưng trong một tình huống khác hơn. Những người gặp tôi, tôi đều không biết họ là ai, chức vụ gì. Họ thay phiên nhau gặp tôi. Thái độ lịch sự theo xã giao. Họ muốn biết về vai trò thật của tôi, về đường lối của Huê Kỳ đối với họ. Đặt biệt là các vị lãnh đạo Mặt Trận Tổ quốc.
Tôi cho họ biết Huê Kỳ sẽ bỏ cấm vận, tái lập bang giao nếu hai bên thỏa thuận một số điều kiện trao đổi với nhau. Làm được việc này chắc chắn sẽ có lợi cho dân tộc Vìệt nam, cho đất nước Việt Nam.
Nhơn đây, tôi đưa cho những người nói chuyện với tôi bản đề nghị 6 điểm để dân chủ hóa Việt Nam do tôi soạn. Một người, có lẽ có địa vị quan trọng nhứt ở đây, nhận lấy, đọc qua. Sau vài phút suy nghĩ, ông ta trả lời với tôi là những ý kiến của tôi có giá trị.
Vài tháng sau, Ông Dương văn Đàm đi qua Hoa kỳ gặp tôi. Ông ở nhà tôi tại St Paul, Minnesota. Chúng tôi thảo luận một chương trình cho Việt Nam “tiến bộ và theo kịp tình hình thế giới”. Tôi tạm thời đưa ra trước một chương trình 6 điểm để dân chủ hóa Việt Nam. Sau đó, Ông Dương văn Đàm mời tôi đi qua Việt nam chuẩn bị một hội thảo để nhơn dịp đó Tướng Westmoreland đi Việt Nam và gặp Ông Giáp. Sự kiện này nói lên như một dấu hiệu tích cực rằng Việt nam sẽ từ từ thay đổi và đồng thời sẽ mở cửa Mặt Trận Tổ quốc cho những người Quốc gia có thể cùng sanh hoạt chánh trị chung trong chương trình dân chủ hóa đất nước.
Phía Ông Dương văn Đàm, thì muốn cựu Tổng Thống Mỹ Nixon qua Việt Nam. Tôi hỏi ý Ông Nixon. Ông trả lời “khi nào Việt Nam có dân chủ, tôi sẵn sàng đi”.
Tôi đi Việt Nam tháng 11 – 1993 để thảo luận thêm chi tiết nhưng việc không thành. Trong lúc tôi ở Hanoi, Ông Lê Đức Anh ở Bắc Kinh. Ông vâng lời các lãnh đạo Bắc kinh phải dẹp ngay chương trình ôn hòa nhằm mở đường cho Hà nội đi với Mỹ. Và còn chống quyết liệt mọi âm mưu hiểm độc làm “diễn biến hòa bình”.
Hậu quả là Việt nam bị yếu đi trong nhiều mặt.
Ngày nay, có nên nhắc lại 6 điểm ấy không?
Tình hình Việt nam ngày nay vô cùng khẩn trương hơn lúc nào hết. Xã hội phân hóa nghiêm trọng, các giá trị đạo đức thật sự không còn nữa, nhiều viên chức tôn giáo trở thành công cụ an ninh của chế độ, kinh tế suy trầm, chánh trị cường điệu với Tây phương, lệ thuộc Bắc kinh. Những người ái quốc lương thiện, nhứt là tuổi trẻ, bị bộ máy kìm kẹp khổng lồ của đảng cộng sản đàn áp thô bạo, dã man hơn thời thực dân, chỉ nhằm phục vụ quyền lợi Bắc kinh. Đảng do chính Hồ Chí Minh thành lập nay đã thật sự trở thành một công cụ của Hán Ngụy.
Trước tình hình đó, nhiều người yêu nước chơn chánh, cả trong đảng, lần lượt lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền Hà nội phải thay đổi sớm để kịp tránh đất nước mất trọn vẹn vào tay Tàu.
Ngày 28/7/2014, 61 người, đứng đầu là Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, ký tên chung một bức thư gởi đảng cộng sản Hà nội kêu gọi đảng hảy từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hộ.
Trong những người ký tên, có Ông Nguyễn Đắc Xuân, nhà nghiên cứu về Huế, hung thần ở Huế trong vụ Mậu Thân 68, nay lên án chế độ một thời ông hết lòng phục vụ “đảng Cộng Sản Việt Nam không thể tiếp tục nhân danh chủ nghĩa xã hội để nắm độc quyền nữa, vì làm như thế là bất chính”.
Mà “bất chính” không có nghĩa khác hơn, mà rõ hơn, đúng nghĩa hơn là “bất lương”. Con người bất lương là cá nhơn bị xã hội đề phòng, xa lánh, bị luật pháp dòm ngó. Còn cả cái đảng mà lại đảng lãnh đạo toàn xã hội, đại diện cho quyền lợi của dân tộc mà bất lương thì xã hội trở thành “đểu”, đất nước suy vong và khó tránh sẽ bị giải thể.
Tiếp theo, Thiếu Tướng Lê Duy Mật, nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu II, Tư lệnh Mặt trận đánh Tàu năm 1979-1984, yêu cầu đảng cộng sản và Nhà nước Hà nội hãy tổng kết cuộc chiến biên giới 1979-1984 để rút kinh nghiệm cho mục tìêu phục vụ Tổ quốc và nhất là phải công khai hóa đầy đủ nội dung việc ký kết Thành Đô tháng 9/1990 theo đó Vìệt Nam thật sự lệ thuộc Tàu mà tới nay sự thỏa thuận này vẫn còn giữ kín với nhơn dân.
Việc tổng kết trận đánh Tàu bảo vệ Tổ quốc vô cùng cần thiết và sẽ rất hữu ích khi mà kẻ thù vẫn là một, đang cận kề chứ không xa xôi. Bên cạnh đó, cần có các chính sách đối với gia đình liệt sĩ và những người chống xâm lược năm 1979 – 1984. Đề nghị nhìều lần nhưng vẫn không được giải quyết. Không phải vì không có tiền mà vì đảng và chính phủ không dám làm trái ý Bắc kinh.
Dân chúng đều biết mọi tiêu cực trong xã hội hiện nay đều do Tàu đem tới làm cho xã hội băng hoại, kinh tế suy thoái. Đã thế, nhà cầm quyền Tàu lại còn sỉ nhục cả dân tộc Việt Nam mà đảng cộng sản Hà nội vẫn cúi mặt, không biết nhục: “Việt Nam là con hoang, loại vô liêm sỉ, phải cho thêm vài bài học”.
Thêm một thư tố cáo nữa được phổ biến lại trong vài hôm nay (ngày 6/8/2014). Lão thành cách mạng 91 tuổi, 67 tuổi đảng, Cụ Phạm Hiện (số nhà 5, hẻm 2/245/6, Đt: 04 38 583 750) Phố Khương Trung, tố cáo Phó Thủ tướng hiện nay Hoàng Trung Hải là người tàu chệt làm nội gián cho Bắc kinh.
Cụ nói rõ Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương đã cho điều tra và xác nhận lý lịch của ông khai vào đảng là hoàn toàn ngụy tạo. Sự thật ông Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng tại Hà nội hiện nay, là người Tàu, quê tại Long Khuê, Chương Thâu, Phúc Kiến, Trung Quốc.
Bố đẻ của ông Hoàng Trung Hải là người Trung Quốc tên là Sì Sói (tên Việt là Hoàng Tài), trong lý lịch Đảng viên năm 1952 còn lưu trữ ở Cục Cán bộ Bộ Quốc phòng đã khai dân tộc Trung Hoa, trong lý lịch khai lại tháng 4/1954, khai Hoa Kiều.
Một đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, không trung thực với Đảng, với tổ chức, dấu giếm, khai man lý lịch, vi phạm Điều 1 Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03-9-2007 của Bộ Chính trị khóa X, thông thường phải bị đuổi khỏi đảng mà sao lại được cho giữ đến chức Phó Thủ tướng? Phải chăng Hoàng Trung Hải được giữ ở địa vị đó theo chỉ thị của Bắc kinh để thật sự cai trị Việt Nam?
Hoàng Trung Hải còn khoe: “Cụ Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh ủng hộ tôi và nói đã đưa vấn đề lịch sử chính trị bản thân và gia đình tôi (nội gián Tàu Chệt) vào két sắt khóa lại vĩnh viễn. Từ nay sẽ chẳng còn một ai “dám” hoặc “có thể” lật lại được vấn đề nữa…”.
Trước sự phẩn uất của những nhà cách mạng ái quốc thật sự, của đông đảo dân chúng khi biết sự thật đảng cộng sản bán nước cho Tàu, nhiều người đã không ngần ngại đòi hỏi đảng cộng sản phải từ bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, thay đổi dân chủ để cứu nước, tôi thấy tôi phải nhắc lại đề nghị “Dân chủ hóa Vìệt Nam” của tôi đã một lần đưa ra năm 1993 để hiến dâng cho đất nước và dân tộc Việt Nam như một đóng góp nho nhỏ hiện nay. Với tôi, đề nghị này có được cho là có giá trị đem lại dân chủ cho Vìệt Nam hay không, có thực hiện được hay không, điều đó không quan trọng lắm. Điều quan trọng với tôi là tôi được dịp thật lòng đóng góp vào đại cuộc Việt Nam một lần nữa.
Chương trình 6 điểm
Tôi biết chắc chắn cho tới nay vẫn chưa có nhiều người cộng sản có thật lòng muốn thay đổi Việt Nam có dân chủ. Người cộng sản quen nghĩ nếu thay đổi chế độ, tức không còn độc tài để kiểm soát xã hội, sẽ bị dân chúng nỗi dậy trả thù, cướp đoạt lại tài sản mà họ có được nhờ làm cộng sản.
Họ không hiểu được trong một xã hội dân chủ pháp trị mọi người đều được luật pháp bảo vệ. Vì hiểu người cộng sản nên tôi đã đưa ra một chương trình thay đổi từng bước để giữ ổn định xã hội,bảo vệ đời sống mọi người.
Hơn nữa, họ không tin rằng nhân dân có thể tha thứ cho họ những việc làm bất nhân, bất nghĩa trước kia mà Đảng đã làm đối với Miền Bắc sau 54 và đối với dân cả nước Việt nam từ sau 75. Vì vậy, muốn dân chủ hóa chế độ ở Việt nam, ta phải cần có một chương trình nặng tính khoan hồng, nhân đạo, có đạo đức, có tâm hồn như Cụ Nguyễn Du nói: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
Bước Một:
Mặt Trận Tổ Quốc, sau khi thỏa thuận với đảng cộng sản, điều này rât dễ vì Ban lãnh đạo Mặt Trận Tổ Quốc gồm đảng viên Trung ương đảng cộng sản, đứng ra tổ chức một Dân tộc Đại hội để tiến tới thực hiện Đại đoàn kết toàn dân. Khi chuẩn bị làm việc này, chánh phủ bắt đầu trả tự do cho tất cả tù chánh trị, tôn giáo, bất đồng chánh kiến, nhứt là những thanh niên, sinh viên, học sinh chống giặc tàu xâm lược, đồng thời mời những người, những nhóm, những Diễn đàn dân sự cùng tham dự Đại hội Dân tộc để cùng suy nghĩ chuẩn bị cho những bước kế tiếp.
Bước Hai:
Thực hiện Đại Đoàn kết Dân tộc, Mặt Trận Tổ quốc sẽ phục hồi vai trò của thành viên trong Mặt Trận để họ sanh hoạt đúng theo luật pháp, chu toàn nhiệm vụ đúng theo thiên chức của họ. Tự do sanh hoạt Tôn giáo, tự do báo chí, tự do nghiệp đoàn, tự do lập hội và hội họp. Trước giờ, các tổ chức xã hội này bị bắt buộc đứng trong Mặt Trận Tổ quốc để chịu sự kiểm soát của đảng cộng sản mà thôi.
Xã hội nhờ đó sẽ nảy nở. Đất nước sẽ trở lại với đời sống hoàn toàn bình thường và tự nhiên. Mặt trận Tổ quốc sẽ không cần thiết tồn tại nữa hoặc không cần giữ vai trò cũ khống chế xã hội nữa. Có thể tồn tại mà phải sanh hoạt bình thường như một tổ chức xã hội dân sự trong thể chế dân chủ tự do.
Bước Ba:
Luật pháp quốc gia quản lý xã hội. Mọi người, mọi tổ chức đều sanh hoạt trong luật định. Nhà nước thi hành luật pháp nhưng phải tuân thủ luật pháp. Không có một cá nhơn hay một tổ chức nào có thể đứng trên luật pháp.
Đảng cộng sản vẫn sanh hoạt như một chánh đảng, tôn trọng qui chế chánh đảng do Quốc hội ban hành. Có luật chánh đảng và luật hội họp, nhiều tổ chức quần chúng ra đời, hoạt động theo mục đích riêng của từng tổ chức nhưng phải chấp hành tuyệt đối luật pháp quốc gia. Các chánh đảng khác sẽ cạnh tranh với đảng cộng sản cùng tranh cử để nắm chánh quyền. Chánh quyền do dân chọn lựa như vậy mói đúng và thật sự là chánh quyền của toàn dân.
Sanh hoạt xã hội sẽ như trăm hoa đua nở. Người người tranh đua phát triển khả năng của mình để mưu cầu phúc lợi tối đa cho gia đình. Đất nước do đó sẽ phát triển tối đa, sớm vượt lên với hàng cường quốc. Dĩ nhiên những người cộng sản sẽ không thiếu cơ hội và điều kiện thi thố tài năng phục vụ đất nước hoặc kinh doanh làm giàu một cách chánh đáng.
Bước Bốn:
Thi hành quyền dân tộc tự quyết bắt đầu từ cơ sở. Chánh quyền xã ấp sẽ thành lập trước do dân tự do ứng cử và bầu lên. Các tổ chức đưa người ra tranh cử. Ủy ban tổ chức bầu cử sẽ theo dõi, quan sát diển tiến bầu cử cho đúng theo luật pháp. Nếu muốn, Mặt Trận Tổ quốc có thể vẫn giới thiệu ứng cử viên cho một hay hai kỳ bầu cử.
Xã hội khi tự tổ chức chọn người cai trị chính mình là xã hội trưởng thành và thật sự văn minh. Tới đây, công an, quân đội bắt đầu trở về đúng cương vị của mình vì mọi người đã ý thức được vai trò và nghĩa vụ công dân của mình. Ngân sách các ngành an ninh tiết giảm, nhơn viên nghỉ hưu nếu cao tuổi, ai còn tuổi lao động chuyển đổi nghành có sản xuất sau những lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn. Vì từ nay, công việc theo dõi, khủng bố, đàn áp xã hội không còn cần thiết nữa.
Sĩ quan, lính, và nhơn viên an ninh/tình báo sẽ ra khỏi Đảng Cộng sản và không vào đảng nào cả.
Đồng thời, các công ty Quốc doanh sẽ được tư nhơn hóa lấy tiền về cho chánh phủ tái đầu tư để tăng cường phát triển đất nước.
Bước Năm:
Tổ chức bầu lại Quốc hội với sự tham gia hoàn toàn tự do dành cho mọi công dân hợp pháp. Những người cũ như đảng viên cộng sản, thành viên Mặt Trận Tổ quốc, quân nhơn, cảnh sát,… có thể tham dự nếu lý lịch tốt, không tội hình sự, để góp công phát triển đất nước.
Xã hội thật sự không còn bị đảng cộng sản khống chế nữa. Chánh quyền thật sự pháp trị. Quốc hội thật sự đại diện quốc dân. Chánh quyền sẽ tổ chức theo nguyên tắc dân chủ trên nền tảng tam quyền phân lập, ba cơ quan quan độc lập nhau (Theo cộng sản, ba cơ quan tổ chức theo phân nhiệm dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản).
Chánh quyền tổ chức dân chủ, các thẩm phán, luật sư, tất cả các ngành nghề,… không có thể giữ đảng tịch của mình và sẽ làm việc tuyệt đối tuân thủ luật pháp. Mọi thăng thưởng tùy khả năng.
Vấn đề an sinh xã hội sẽ được ưu tiên tổ chức nhằm giải quyết đời sống cho mọi người đã làm việc từ tuổi lao động. Cán bộ đảng viên cũ hưu trí đều có phụ cấp hưu trí và bảo hiểm sức khỏe.
Bước Sáu:
Quốc hội đã bầu lại mới, Hiến pháp phải được Quốc hội sửa đổi cho phù hợp với chế độ dân chủ dân bản, tức do dân và vì dân. Các nước Đông âu thuộc Liên-xô cũ đã thành công tốt đẹp trong việc tổ chức lại quốc gia dân chủ mà hoàn toàn giữ được ổn định, xã hội phát triển mạnh. Người cộng sản cũ sanh sống hài hòa với cả những nạn nhơn trước đây của họ. Không có trả thù, cướp đoạt tài sản phi pháp như dưới chế độ công sản độc tài trước đây.
Các phiên tòa án do “jury” quyết định mọi sự kiện tụng.
Xin thưa lại lần nữa. Nay nhắc lại những suy nghĩ này, tôi không dám tin «6 bước của tôi» sẽ được xem là một giải pháp dân chủ hóa Việt Nam và sẽ được mọi người đồng tình chấp nhận để có cơ hội thực thi. Người cộng sản đang cầm quyền hiện nay ở Việt Nam có tấm lòng thật sự muốn thay dân chủ hóa Việt Nam hay không là tùy họ. Họ có tự do cá nhơn suy nghĩ, cầu nguyện hạnh phúc cho dân tộc, làm việc phải trái, ác lành. Nếu họ khôn ngoan biết đánh giá đúng tình hình, tôi hy vọng họ sẽ nắm bắt được cơ hội trước mắt để phục hồi lại đất nước. Được như vậy, họ thật sự mới là những người làm lịch sử vẻ vang cho dân tộc. Tên tuổi của họ sẽ được đời sau ghi nhớ mãi mãi.
Thật lòng tôi chỉ ước mong những suy nghĩ của tôi sẽ được đông đảo bà con đọc qua và phê phán thật lòng. Mọi thảo luận luôn luôn sẽ đưa tới những điều hay, mới, ích lợi hơn.
MN, Hè 2014
Stephen B. Young
Ngày 24 tháng 10 năm 2014

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen