Trịnh Hữu Long
Chiều
13/11, tại văn phòng dân biểu Zoe Lofgren ở Washington D.C., nhà
báo-blogger Đoan Trang đã có cuộc trò chuyện với bà Zoe Lofgren, nhân
cuộc vận động của các blogger liên quan đến vụ án Anh Ba Sàm.
Dân biểu Zoe Lofgren: Nhìn chung, tôi giả định rằng chính phủ Việt Nam cần Mỹ, vì vấn đề Trung Quốc.
Vì thế cho nên chúng tôi sẽ không để lỡ cơ hội này đâu (cười). Ngược lại, chúng tôi sẽ tận dụng nó để đòi hỏi một số tiến triển về nhân quyền ở Việt Nam.
Như
tôi được biết thì ở Việt Nam có hàng trăm tù nhân lương tâm, mà Anh Ba
Sàm chỉ là một trong số đó. Bạn đánh giá như thế nào về blogger này?
Đoan Trang (ĐT): Vâng,
chưa có thống kê chính thức nhưng ở Việt Nam hẳn phải có hơn 100 tù
nhân lương tâm. Tuy nhiên, Nguyễn Hữu Vinh là một trường hợp rất đặc
biệt. Ông cũng lập ra blog và
website, như nhiều người khác, và các website của ông thu hút hàng
nghìn người đọc. Đây là logo và slogan của website Thông Tấn Xã Vỉa Hè.
Slogan của nó là “phá vòng nô lệ”. Ông ấy tin rằng có thể phá vòng nô lệ
bằng cách nâng cao dân trí, bằng cách làm cho người dân hiểu về các giá
trị của dân chủ và tự do.
Nhưng
điều quan trọng hơn ở ông, với cá nhân tôi, đó là, ông gần như đã cho
những nhà báo quốc doanh như tôi, như chúng tôi, thấy một cách làm báo
mới: khách quan, chính xác, bảo vệ nguồn tin. Thật ra đa số nhà báo Việt
Nam lâu nay vẫn được huấn luyện để tin rằng báo chí là một công cụ
tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, và nhiệm vụ của nhà báo là giải
thích và phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của lãnh đạo cho
dân chúng. Ba Sàm đã cố gắng thay đổi điều đó. Bằng việc đăng tải nhiều
bài viết, bài dịch mà báo chí quốc doanh không thể đăng, kèm bình luận,
ông ấy muốn nói với dân chúng, trong đó có cả các nhà báo, rằng có vô số
điều đang diễn ra ngoài kia và nhiệm vụ của truyền thông là phải truyền
tải chúng. Ông ấy từng nói: “Những bài viết, sự kiện, những cơ quan, tổ
chức… có điều gì hay/dở, những con người tốt/xấu đều có thể được hội tụ
về đây, phơi bày, cọ sát, so sánh, được đông đảo cư dân mạng khắp trong
ngoài nước tức khắc nhận biết. Kẻ xấu bị vạch mặt phải biết sợ, người
tốt được động viên, gắn bó”.
Zoe Lofgren: Rất hay…
ĐT: Vâng,
và blogger chúng tôi rất nhớ ông ấy. Tôi nhớ hình ảnh ông ở các cuộc
biểu tình ở Hà Nội, với cái đèn treo trước trán như thế này này. Ông ấy
đã luôn có mặt ở những nơi đó: biểu tình, tuần hành trên đường phố,
cưỡng chế đất đai, những cuộc họp mặt của giới blogger… Ông ấy đã luôn ở
đó, chụp ảnh, làm tin và đưa lên blog.
Zoe Lofgren: Hay
quá. Bạn biết đấy,
nước Mỹ cũng không phải hoàn hảo. Chúng tôi có rất nhiều vấn đề. Nhưng
điều quan trọng là cần có những kênh truyền tải thông tin, điều quan
trọng là chúng ta phải trung thực, phải thừa nhận những vấn đề ấy, và
tìm cách xử lý chúng.
ĐT: Tôi
nghĩ Ba Sàm cũng nghĩ vậy. Và ông ấy đã là một kênh như thế. Ông thành
lập website Thông Tấn Xã Vỉa Hè từ tháng 9/2007, và đã sống trong sự
sách nhiễu, theo dõi của lực lượng an ninh suốt gần một thập niên qua.
Zoe Lofgren: Sức khỏe của ông ấy hiện
thế nào?
ĐT: Theo tôi biết thì không được tốt. Có một vài vấn đề.
Zoe Lofgren: Sở
dĩ tôi hỏi vậy, vì đôi khi dường như những người có vấn đề về sức khỏe
thì có cơ may được can thiệp để trả tự do sớm hơn. Chính phủ nói chung
không muốn thừa nhận các vấn đề về sức khỏe của tù nhân là do họ gây ra,
cho nên họ sẽ tìm cách “đuổi” các tù nhân ra sớm. Có lẽ thế.
ĐT: Tôi
biết là Nguyễn Hữu Vinh bị một chứng bệnh gì đó – tôi không biết tên
gọi tiếng Anh của nó là gì – nó khiến ông ấy chịu lạnh rất kém. Cái khổ
là Hà Nội đang vào đông rồi, mà ông ấy thì không được gặp gia đình để có
thể nhận chăn màn tiếp tế…
Zoe Lofgren: Ông ấy bị giam ở Hà Nội à?
ĐT: Không,
ở một trại giam ngoại thành Hà Nội. Tôi được biết là vợ của ông Vinh đã
cố tìm cách gặp ông ấy và gửi chăn màn cho ông ấy, nhưng không được.
Miền Bắc đang
vào đông, thời tiết cũng lạnh như ở D.C. đây. Và ta thử hình dung xem,
ông ấy phải nằm trên bệ xi măng để ngủ. Một cảm giác ớn lạnh đến xương.
Zoe Lofgren: Quá
tệ. Tôi nghĩ là chúng tôi có thể cùng thảo một lá thư gửi chung đến
chính quyền Việt Nam. Tôi cũng sẽ liên hệ với Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt
Nam để xem họ có đề xuất gì thêm về trường hợp này không.
ĐT: Với trường hợp Minh Thúy, tình hình có lẽ còn tệ hơn. Tôi muốn nói đến người cộng sự của ông Vinh. Hoàn cảnh gia đình
của cô ấy hiện nay rất khó khăn. Cô Thúy đã ly dị và có hai đứa con nhỏ mới 7 tuổi. Hiện giờ chúng ở với bà ngoại.
Zoe Lofgren: Cô ấy đang bị giam ở đâu? Có cùng trại giam với ông Vinh không?
ĐT: Nói
thật là chúng tôi không có cách nào tiếp cận với cô ấy cả. Cá nhân tôi
không biết cô ấy đang ở đâu, nhưng có lẽ cũng tại trại giam đó. Cả ông
Vinh và cô Thúy đều bị bắt cùng một ngày.
Zoe Lofgren: Thật tội nghiệp. Chúng ta
phải đề cập cả đến cô ấy nữa. Chúng ta nên làm cho chính quyền Việt Nam
nhận ra rằng có rất nhiều người đang theo dõi họ, xem họ làm gì.
ĐT: Cảm
ơn bà. Tôi xin nói thêm rằng, chúng tôi không muốn coi vụ việc của
Nguyễn Hữu Vinh chỉ là một vụ việc cá nhân, cũng như không chỉ đòi hỏi
trả tự do cho ông Vinh. Chúng tôi muốn xem xét lại toàn bộ Bộ luật Hình
sự và các điều khoản mơ hồ, hà khắc của nó…
Zoe Lofgren: Tôi biết rồi. Các
bạn muốn một sự thay đổi, các bạn muốn Việt Nam tự do, dân chủ chứ gì?
ĐT: (cười) Trời ơi, sao mà bà nói giống một nhân viên an ninh Việt Nam thế?
Dù
sao đi nữa, nếu bà cũng như bất kỳ dân biểu Mỹ nào lên tiếng, như bà
Loretta Sanchez chẳng hạn, thì bà phải chuẩn bị tinh thần là sẽ sớm được
đưa vào danh sách những nhân vật bị báo chí của công an và quân đội ở
Việt Nam tấn công. Tôi có một người bạn làm giám đốc điều hành của một
tổ chức nhân quyền quốc tế. Anh này có lần bị “dư
luận viên” hay là báo chí của công an, quân đội gì đó gọi là “con lừa”.
Tôi kể lại cho anh ấy nghe, anh cười phá lên: “Chẳng sao cả. Tôi là
đảng viên Đảng Dân chủ mà. Biểu tượng của đảng Dân chủ là con lừa”.
Zoe Lofgren: Haha, tôi cũng vậy.
ĐT: Phải
nói thật là tôi không hiểu tại sao chính quyền lại bắt Anh Ba Sàm và
Minh Thúy. Họ hết sức ôn hòa. Tôi tin những người như ông Vinh là cơ hội
mà chính quyền Việt Nam có thể nắm lấy nếu họ muốn một sự chuyển đổi ôn
hòa về chính trị.
Mong muốn duy nhất của ông Vinh là khai dân trí, nâng cao dân trí, thay
đổi nhận thức của người dân, để từ đó dân chủ và tự do sẽ đến với Việt
Nam. Có lẽ họ ghét ông ấy vì ông ấy có tính hài hước chăng? Ông ấy có
nhiều comment châm biếm họ lắm. Ông ấy còn cười chính mình nữa. Bà biết
đấy, ông ấy tự xưng là “Anh Ba Sàm” (gossiper).
Zoe Lofgren: Và ông ấy cũng châm biếm, biến chủ nghĩa cộng sản thành trò đùa, phải không?
ĐT: Đúng như vậy.
Zoe Lofgren: Thì đó là cái mà những người cộng sản ghét nhất. Khi nào người dân bắt đầu cười nhạo họ là khi họ bắt đầu phải lo sợ.
T.H.L
Tác giả gửi BVN
*Dân
biểu Zoe Lofgren sinh năm 1947, nguyên là một luật sư, tốt nghiệp ĐH
Stanford ngành khoa học chính trị và lấy bằng luật (juris doctor) tại
trường luật của ĐH Santa Clara. Bà là đảng viên đảng Dân chủ, vào Hạ
viện từ năm 1995. Bà cũng là một chuyên gia về sở hữu trí tuệ và đặc
biệt, luôn ủng hộ quyền của người nhập cư.
Chiều
13/11, tại văn phòng dân biểu Zoe Lofgren ở Washington D.C., nhà
báo-blogger Đoan Trang đã có cuộc trò chuyện với bà Zoe Lofgren, nhân
cuộc vận động của các blogger liên quan đến vụ án Anh Ba Sàm.
Dân biểu Zoe Lofgren: Nhìn chung, tôi giả định rằng chính phủ Việt Nam cần Mỹ, vì vấn đề Trung Quốc.
Vì thế cho nên chúng tôi sẽ không để lỡ cơ hội này đâu (cười). Ngược lại, chúng tôi sẽ tận dụng nó để đòi hỏi một số tiến triển về nhân quyền ở Việt Nam.
Như
tôi được biết thì ở Việt Nam có hàng trăm tù nhân lương tâm, mà Anh Ba
Sàm chỉ là một trong số đó. Bạn đánh giá như thế nào về blogger này?
Đoan Trang (ĐT): Vâng,
chưa có thống kê chính thức nhưng ở Việt Nam hẳn phải có hơn 100 tù
nhân lương tâm. Tuy nhiên, Nguyễn Hữu Vinh là một trường hợp rất đặc
biệt. Ông cũng lập ra blog và
website, như nhiều người khác, và các website của ông thu hút hàng
nghìn người đọc. Đây là logo và slogan của website Thông Tấn Xã Vỉa Hè.
Slogan của nó là “phá vòng nô lệ”. Ông ấy tin rằng có thể phá vòng nô lệ
bằng cách nâng cao dân trí, bằng cách làm cho người dân hiểu về các giá
trị của dân chủ và tự do.
Nhưng
điều quan trọng hơn ở ông, với cá nhân tôi, đó là, ông gần như đã cho
những nhà báo quốc doanh như tôi, như chúng tôi, thấy một cách làm báo
mới: khách quan, chính xác, bảo vệ nguồn tin. Thật ra đa số nhà báo Việt
Nam lâu nay vẫn được huấn luyện để tin rằng báo chí là một công cụ
tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, và nhiệm vụ của nhà báo là giải
thích và phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của lãnh đạo cho
dân chúng. Ba Sàm đã cố gắng thay đổi điều đó. Bằng việc đăng tải nhiều
bài viết, bài dịch mà báo chí quốc doanh không thể đăng, kèm bình luận,
ông ấy muốn nói với dân chúng, trong đó có cả các nhà báo, rằng có vô số
điều đang diễn ra ngoài kia và nhiệm vụ của truyền thông là phải truyền
tải chúng. Ông ấy từng nói: “Những bài viết, sự kiện, những cơ quan, tổ
chức… có điều gì hay/dở, những con người tốt/xấu đều có thể được hội tụ
về đây, phơi bày, cọ sát, so sánh, được đông đảo cư dân mạng khắp trong
ngoài nước tức khắc nhận biết. Kẻ xấu bị vạch mặt phải biết sợ, người
tốt được động viên, gắn bó”.
Zoe Lofgren: Rất hay…
ĐT: Vâng,
và blogger chúng tôi rất nhớ ông ấy. Tôi nhớ hình ảnh ông ở các cuộc
biểu tình ở Hà Nội, với cái đèn treo trước trán như thế này này. Ông ấy
đã luôn có mặt ở những nơi đó: biểu tình, tuần hành trên đường phố,
cưỡng chế đất đai, những cuộc họp mặt của giới blogger… Ông ấy đã luôn ở
đó, chụp ảnh, làm tin và đưa lên blog.
Zoe Lofgren: Hay
quá. Bạn biết đấy,
nước Mỹ cũng không phải hoàn hảo. Chúng tôi có rất nhiều vấn đề. Nhưng
điều quan trọng là cần có những kênh truyền tải thông tin, điều quan
trọng là chúng ta phải trung thực, phải thừa nhận những vấn đề ấy, và
tìm cách xử lý chúng.
ĐT: Tôi
nghĩ Ba Sàm cũng nghĩ vậy. Và ông ấy đã là một kênh như thế. Ông thành
lập website Thông Tấn Xã Vỉa Hè từ tháng 9/2007, và đã sống trong sự
sách nhiễu, theo dõi của lực lượng an ninh suốt gần một thập niên qua.
Zoe Lofgren: Sức khỏe của ông ấy hiện
thế nào?
ĐT: Theo tôi biết thì không được tốt. Có một vài vấn đề.
Zoe Lofgren: Sở
dĩ tôi hỏi vậy, vì đôi khi dường như những người có vấn đề về sức khỏe
thì có cơ may được can thiệp để trả tự do sớm hơn. Chính phủ nói chung
không muốn thừa nhận các vấn đề về sức khỏe của tù nhân là do họ gây ra,
cho nên họ sẽ tìm cách “đuổi” các tù nhân ra sớm. Có lẽ thế.
ĐT: Tôi
biết là Nguyễn Hữu Vinh bị một chứng bệnh gì đó – tôi không biết tên
gọi tiếng Anh của nó là gì – nó khiến ông ấy chịu lạnh rất kém. Cái khổ
là Hà Nội đang vào đông rồi, mà ông ấy thì không được gặp gia đình để có
thể nhận chăn màn tiếp tế…
Zoe Lofgren: Ông ấy bị giam ở Hà Nội à?
ĐT: Không,
ở một trại giam ngoại thành Hà Nội. Tôi được biết là vợ của ông Vinh đã
cố tìm cách gặp ông ấy và gửi chăn màn cho ông ấy, nhưng không được.
Miền Bắc đang
vào đông, thời tiết cũng lạnh như ở D.C. đây. Và ta thử hình dung xem,
ông ấy phải nằm trên bệ xi măng để ngủ. Một cảm giác ớn lạnh đến xương.
Zoe Lofgren: Quá
tệ. Tôi nghĩ là chúng tôi có thể cùng thảo một lá thư gửi chung đến
chính quyền Việt Nam. Tôi cũng sẽ liên hệ với Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt
Nam để xem họ có đề xuất gì thêm về trường hợp này không.
ĐT: Với trường hợp Minh Thúy, tình hình có lẽ còn tệ hơn. Tôi muốn nói đến người cộng sự của ông Vinh. Hoàn cảnh gia đình
của cô ấy hiện nay rất khó khăn. Cô Thúy đã ly dị và có hai đứa con nhỏ mới 7 tuổi. Hiện giờ chúng ở với bà ngoại.
Zoe Lofgren: Cô ấy đang bị giam ở đâu? Có cùng trại giam với ông Vinh không?
ĐT: Nói
thật là chúng tôi không có cách nào tiếp cận với cô ấy cả. Cá nhân tôi
không biết cô ấy đang ở đâu, nhưng có lẽ cũng tại trại giam đó. Cả ông
Vinh và cô Thúy đều bị bắt cùng một ngày.
Zoe Lofgren: Thật tội nghiệp. Chúng ta
phải đề cập cả đến cô ấy nữa. Chúng ta nên làm cho chính quyền Việt Nam
nhận ra rằng có rất nhiều người đang theo dõi họ, xem họ làm gì.
ĐT: Cảm
ơn bà. Tôi xin nói thêm rằng, chúng tôi không muốn coi vụ việc của
Nguyễn Hữu Vinh chỉ là một vụ việc cá nhân, cũng như không chỉ đòi hỏi
trả tự do cho ông Vinh. Chúng tôi muốn xem xét lại toàn bộ Bộ luật Hình
sự và các điều khoản mơ hồ, hà khắc của nó…
Zoe Lofgren: Tôi biết rồi. Các
bạn muốn một sự thay đổi, các bạn muốn Việt Nam tự do, dân chủ chứ gì?
ĐT: (cười) Trời ơi, sao mà bà nói giống một nhân viên an ninh Việt Nam thế?
Dù
sao đi nữa, nếu bà cũng như bất kỳ dân biểu Mỹ nào lên tiếng, như bà
Loretta Sanchez chẳng hạn, thì bà phải chuẩn bị tinh thần là sẽ sớm được
đưa vào danh sách những nhân vật bị báo chí của công an và quân đội ở
Việt Nam tấn công. Tôi có một người bạn làm giám đốc điều hành của một
tổ chức nhân quyền quốc tế. Anh này có lần bị “dư
luận viên” hay là báo chí của công an, quân đội gì đó gọi là “con lừa”.
Tôi kể lại cho anh ấy nghe, anh cười phá lên: “Chẳng sao cả. Tôi là
đảng viên Đảng Dân chủ mà. Biểu tượng của đảng Dân chủ là con lừa”.
Zoe Lofgren: Haha, tôi cũng vậy.
ĐT: Phải
nói thật là tôi không hiểu tại sao chính quyền lại bắt Anh Ba Sàm và
Minh Thúy. Họ hết sức ôn hòa. Tôi tin những người như ông Vinh là cơ hội
mà chính quyền Việt Nam có thể nắm lấy nếu họ muốn một sự chuyển đổi ôn
hòa về chính trị.
Mong muốn duy nhất của ông Vinh là khai dân trí, nâng cao dân trí, thay
đổi nhận thức của người dân, để từ đó dân chủ và tự do sẽ đến với Việt
Nam. Có lẽ họ ghét ông ấy vì ông ấy có tính hài hước chăng? Ông ấy có
nhiều comment châm biếm họ lắm. Ông ấy còn cười chính mình nữa. Bà biết
đấy, ông ấy tự xưng là “Anh Ba Sàm” (gossiper).
Zoe Lofgren: Và ông ấy cũng châm biếm, biến chủ nghĩa cộng sản thành trò đùa, phải không?
ĐT: Đúng như vậy.
Zoe Lofgren: Thì đó là cái mà những người cộng sản ghét nhất. Khi nào người dân bắt đầu cười nhạo họ là khi họ bắt đầu phải lo sợ.
T.H.L
Tác giả gửi BVN
*Dân
biểu Zoe Lofgren sinh năm 1947, nguyên là một luật sư, tốt nghiệp ĐH
Stanford ngành khoa học chính trị và lấy bằng luật (juris doctor) tại
trường luật của ĐH Santa Clara. Bà là đảng viên đảng Dân chủ, vào Hạ
viện từ năm 1995. Bà cũng là một chuyên gia về sở hữu trí tuệ và đặc
biệt, luôn ủng hộ quyền của người nhập cư.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen