tka23 post
Kể từ khi Tổng thống Putin lên tiếng cảnh cáo rằng ông sẽ không tha thứ cho những kẻ phản bội lại quốc gia trong bài phát biểu mang tính lịch sử khi sáp nhập Crimea vào Nga, những người không đồng thuận với chính phủ trở nên bị bao vây.
Trong
khi phương Tây đang đe dọa sẽ áp đặt thêm nhiều lệnh trừng phạt hơn nữa
đối với Nga vì những gì chính quyền nước này gây ra cho Ukraine, các
nhà phê bình cảnh cáo rằng những
thông điệp do phương tiện truyền thông quốc gia của Nga truyền tải đến
dân chúng đang gợi nhớ lại thứ gọi là ‘công tác tuyên truyền’ của Liên
Xô cũ.
Các channels truyền hình do nhà nước kiểm soát luôn chiếm thế áp đảo so với của tư nhân.
Hầu như các đài truyền hình của Nga đều có sự chống đỡ của chính quyền,
mỗi đài đưa ra những phiên bản khác nhau của tin tức, thế nhưng trên
thực tế sự khác nhau đó lại hoàn toàn nằm trong một cái khuôn.
Tin tức được truyền đến người dân một cách đầy cảm tính với mục đích
thu hút trái tim của người xem. Điển hình là vụ Ukraine, phương tiện
truyền thông của Nga đều đồng loạt gửi đến người dân Nga một thông điệp
rằng bạo lực ở phía Đông Ukraine là do lỗi của chính quyền Kiev, rằng
Hoa Kỳ đã đứng sau hậu trường làm cho căng thẳng leo thang trong khi Nga
đang cố gắng để hoà giải các xung đột trong hoà bình…
Ông Putin trong một lần đến thăm cảng Sevastopol ở Crimea trong tháng Năm. Photo Courtersy:
bbc.com
Ngay đến giám đốc của Trung tâm Levada, một cơ quan chuyên tổ chức bỏ phiếu rất được sự tín nhiệm của Nga, ông Lev Gudkov còn phải khó chịu khi lên án:
“Hung hăng, lừa đảo, thích công kích… còn tồi tệ hơn những gì tôi từng chứng kiến ở thời Liên Xô cũ.”
Một sử gia có tiếng và cũng là một nhà xuất bản
Irina Prokhorova thậm chí còn gọi truyền thông của Nga là chủ nghĩa
stalin (Stalinist), gợi nhớ đến thời kỳ quyết liệt chống phương Tây đánh
dấu những năm tháng đàn áp khắc nghiệt vào cuối những năm 1940.
Điều mà những nhà trí thức tự do này lo lắng là những luận điệu hung
hăng và mạnh miệng đó lại dễ dàng ngấm sâu vào trong tâm trí của con
người ta hơn.
Kể
từ khi Putin lên tiếng cảnh cáo rằng ông sẽ không tha thứ cho những kẻ
phản bội lại quốc gia trong bài phát biểu mang tính lịch sử khi sáp
nhập Crimea vào Nga, những người không đồng thuận với chính phủ trở nên
bị bao vây. Ông Gudkov tiết lộ:
“Chỉ trong năm nay, chúng tôi đã bị điều tra đến bốn lần. Chúng tôi
như như sống trên đống lửa vậy, không biết sẽ bị bỏng giờ nào, chỉ cần một sơ xuất nhỏ thì chúng tôi cũng xong đời.”
Ông còn không quên nói với người phóng viên nước ngoài:
“Anh nhớ cẩn thận với những gì mà anh viết về chúng tôi. Chắc anh hiểu tình hình ở Nga như thế nào, đúng không?”
Đối lập với những nhà trí thức trên, tại Trung tâm nghiên cứu bảo thủ của Đại học Moscow, giáo sư Alexander Dugin, một người hoan nghênh lệnh trừng phạt vì ông muốn Nga tách khỏi phương Tây. Ông cho rằng Tổng thống Putin nên cho quân xâm nhập vào miền
đông Ukraine.
Irina tự hỏi khi nào thì một chế độ độc tài đang thở hổn hển sẽ trút hơi thở cuối cùng giống như Stalin?
Nhưng
theo kết quả của các cuộc thăm dò mới nhất cho thấy ông Putin đang rất
được lòng dân chúng, điều này đồng nghĩa với việc khả năng ông tái đắc
cử vào năm 2018 là rất cao. Nếu tình trạng sức khỏe của ông ta vẫn còn tốt, ông Putin có thể sẽ lãnh đạo Nga đến tận năm 2024.
Linh Lan
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen