Freitag, 20. Juni 2014

Một triết lý giáo dục không cần ý thức hệ

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-06-19
06172014-edu-philosophy-wt-ideology-kh.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Del6204271-600.jpg
Sinh viên Hà Nội trong "Ngày Trái Đất" 23/3/2013, ảnh minh họa.
 AFP photo





Sự bao trùm về ý thức hệ cộng sản lên nền giáo dục Việt nam không những tạo nên những hậu quả nguy hiểm cho quốc gia như tài liệu sách giáo khoa được TQ viện dẫn cho chủ quyền của họ trên các quần đảo, nó còn làm cho chương trình học trở nên thiếu thực tế, không đáp ứng được những yêu cầu phát triển của đất nước. Không những các sinh viên Việt nam trong các ngành khoa học xã hội phải học rất nhiều giờ giành cho các môn liên quan đến ý thức hệ, mà cả sinh viên ngành khoa học tự nhiên cũng thế. Một sinh viên ngành công nghệ sinh học tại TP HCM nói:
Bọn em học để trả bài cho qua thôi, chứ những môn này chẳng giúp ích gì cho mình, em thấy không cần thiết vì nếu nghiên cứu mà không ứng dụng được thì chả giải quyết được vấn đề gì.
Các môn học ý thức hệ được xem như chính trị và xã hội Việt nam nói chung, giáo dục Việt nam nói riêng được chính trị hóa, theo như lời của Kỹ sư Nguyễn Khắc Nhẫn từ Pháp mà chúng tôi đã đề cập trong bài trước. Nhà giáo Phùng Hoài Ngọc, nguyên trưởng khoa ngữ văn đại học An giang xác nhận điều này.
Bọn em học để trả bài cho qua thôi, chứ những môn này chẳng giúp ích gì cho mình, em thấy không cần thiết vì nếu nghiên cứu mà không ứng dụng được thì chả giải quyết được vấn đề gì.
- Một sinh viên TP HCM 
Cũng theo nhà giáo Phùng Hoài Ngọc bản thân khái niệm chính trị ở Việt nam cũng là sai. Theo ông chính trị là một khoa học để cai trị, làm chính sách chứ không phải là các chuyện có liên quan đến ý thức hệ, hay là nghị quyết của đảng cộng sản.
Những người quan tâm đến cải cách giáo dục ở Việt nam trong những năm gần đây thường nêu lên một vấn đề là Việt nam đang thiếu một triết lý giáo dục. Mặc dù chính đảng cầm quyền cũng đã tuyên bố rất mạnh mẽ rằng phải đổi mới toàn diện nền giáo dục. Thậm chí đã có những kế hoạch rất đắt tiền được đưa ra để cải cách nền giáo dục.
Song Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, vốn cũng là một nhà giáo, nói rằng những vấn đề được đề cập đến trong các kế hoạch đó như là đào tạo giáo viên, đổi mới sách giáo khoa chỉ là những chi tiết kỹ thuật chứ không phải cốt lõi.
Chả có thể cải cách được gì khi còn đảng lãnh đạo. Cái mục tiêu giáo dục đã sai rồi. Đảng mở ra cái giáo dục chỉ để đào tạo công cụ phục vụ những công cuộc mà đảng chủ trương. Mục đích là như thế. Khác hẳn mục tiêu giáo dục. Trước hết mục tiêu giáo dục của người ta là đào tạo con người, sống một cách độc lập, có nhân cách và ích lợi cho xã hội. Mục tiêu giáo dục phải như vậy. Nhưng mà nếu con người có khả năng độc lập tư duy như thế thì đảng sẽ bị rất nguy hiểm. Nếu mà cả dân tộc này mà đều được giáo dục để có tư duy độc lập thì chủ nghĩa cộng sản làm gì còn chỗ đứng nữa.”
Nhà giáo Phùng Hoài Ngọc, trích lời ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư đảng cộng sản trong những lần phát biểu gần đây về ý thức hệ:
Chúng ta kiên định chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, như vậy rõ ràng là ông ấy bất chấp hết mọi thứ khác, những thành tựu văn hóa của loài người.”
Mục tiêu giáo dục từ trước đến giờ là đào tạo con người yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội, bây giờ cần xác định là có cái tính từ xã hội chủ nghĩa trong đó không? 
- Nhà giáo Phùng Hoài Ngọc
Và ông nói tiếp vấn đề mục tiêu giáo dục:
“Mục tiêu giáo dục từ trước đến giờ là đào tạo con người yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội, bây giờ cần xác định là có cái tính từ xã hội chủ nghĩa trong đó không? Theo tôi nghĩ là không nên ấn định một học thuyết nào. Ông Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khi được hỏi triết lý giáo dục là gì thì ông ấy trả lời là nghị quyết số 29 của đảng. Một ông Bộ trưởng như vậy thì rõ ràng là không có hy vọng gì mấy trong chuyện ý thức hệ của cuộc đổi mới này. Tôi thì tôi thích cái triết lý giáo dục của miền Nam trước kia, tức là của Việt nam cộng hòa, ngắn gọi là Dân tộc, Khai phóng và Nhân văn.”
Nhà giáo Phùng Hoài Ngọc, người chủ trương phải có sự cạnh tranh chính trị trong môi trường đa nguyên đa đảng, đồng ý rằng sự độc quyền là một nguyên nhân quan trọng trong việc thoát ra khỏi ảnh hưởng của ý thức hệ, nhưng đó là một cuộc đấu tranh của toàn xã hội. Còn trong ngành giáo dục hiện nay thì các môn học có liên quan đến ý thức hệ cộng sản thì nên đặt nó về vị trí thực của nó như là một phần của những tư tưởng của loài người mà thôi.
Như vậy vấn đề ý thức hệ không chỉ tồn tại trong mô hình kinh tế Việt nam dưới câu khẩu hiệu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vốn cũng gây bối rối cho nhiều người vì sự mâu thẫn của nó. Theo những người có quan tâm đến việc xây dựng một nền giáo dục lành mạnh cho nước nhà, chuyện thoát khỏi vỏ bọc ý thức hệ trong giáo dục cũng còn đầy khó khăn, đến nổi kỹ sư Nguyễn Khắc Nhẫn từ Pháp có nhận xét là ông không biết triết lý giáo dục hiện nay của Việt nam là gì.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen