Montag, 30. Juni 2014

KỶ NIỆM 19/6 NGÀY QUÂN LỰC VNCH

http://bit.ly/1nTzIIp ( Album )
Ngày 30 tháng 4 năm 1975. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử![i] Nhưng tinh thần của người chiến binh VNCH chống cộng sản vẫn lưu danh mãi mãi, đã đi vào Quân sử và Chiến sử Việt Nam. Vì vậy ngày 19/06  hàng năm trên toàn thế giới ở đâu có người VN tỵ nạn CS đều tổ chức kỷ niệm ngày QLVNCH. Để tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã vị quốc vong thân và thương phế bình VNCH.
TẬP THỂ CHIẾN SĨ VIỆT NAM CỘNG HOÀ ĐỨC QUỐC „Verein der Vietnamesischen Veteranen in der BRD e.V.“ Trong tinh thần „Danh Dự - Trách Nhiệm - Tổ Quốc“  Chiều thứ Bảy ngày 28.6.2014 trời nắng đẹp, bầu trời xanh với những áng mây trắng bay và những cơn gió thoảng làm không khí đầu mùa hè bớt nóng nực. Lần đầu tiên tại München tổ chức kỷ niệm ngày quân lực với chủ đề „Ngày Không Bỏ Anh Em Đồng Đội Bên Nhà“ tại Hội trường Dominikus, Hildegard von Bingen- Anger 1-3/81093 München .

Từ 15 giờ hơn 100 cựu quân nhân cùng Gia đình từ München, Regensburg,Odenwald, Frankfurt, Oberhausen, Lindau… lần lượt về tham dự.  Cựu quân nhân phần lớn đã ngoài lục tuần nhưng không ngại đường sá xa xôi về München gặp lại anh em tay bắt mặt mừng, ôn lại những kỷ niệm một thời trong cuộc chiến cùng anh dũng chiến đấu để bảo vệ nền dân chủ tự do của miền Nam Việt Nam.
Sau 1975 phần lớn quân cán chính VNCH bị tập trung cải tạo và được đi theo diện HO từ  năm 1990 „Humanitarian Operation“, còn có tên chính thức là „Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program“ (Chương trình tái định cư đặc biệt cho tù nhân được phóng thích từ các trại tập trung cải tạo). Quân nhân, công chúc VNCH  nếu bị đi học tập cải tạo từ 3 năm trở lên được di dân tới Hoa Kỳ. Một số vượt biển may mắn vượt thoát khỏi chế độ độc tài CSVN đến được bến bờ tự do. Thế hệ con cháu không bị kỳ thị vì lý lịch cha ông đã thành công tốt đẹp và có một tương lai tươi sáng trên quê hương thứ hai, mọi người được an lạc nghiệp, nhưng không quên những người còn ở lại dưới nhà cầm quyền CSVN, nhất là những anh thương phế binh đã bỏ một phần thân thể trong cuộc chiến và bị bỏ quên sau 1975! Bởi vậy năm nay ở München tổ chức kỷ niệm ngày QLVNCH có phần quyên góp để giúp thương phế binh kém may mắn bên quê nhà.
Trong  hội trường BTC lập bàn thờ tổ quốc với hoa tươi, lư đồng, khói hương nghi ngút, phía sau lư hương là Quốc Kỳ, di ảnh của những dũng tướng đã sát cánh cùng anh em binh sĩ đến phút cuối cùng và tuẩn tiết không chịu đầu hàng, bên cạnh là huy hiệu của Quân Lực VNCH cùng rất nhiều cờ vàng. Trong nhà bếp các chị chuẩn bị thức ăn cho buổi cơm chiều, nước, bier lạnh đầy đủ, mỗi người góp một tay sắp bàn ghế thứ tự trong hội trường, dàn âm thanh trang bị xong.
Các cựu quân nhân trong toán hầu kỳ mặc quân phục màu hoa rừng trông thật oai vệ, hình ảnh hào hùng của người lính chiến năm xưa. Đông đảo đồng hương dần dần đến tham dự để bày tỏ lòng tri ân các chiến sỹ QLVNCH đã hy sinh cho đất nước.
 15:45 lễ khai mạc trong tiếng nhạc khai quân hiệu, toán hầu kỳ rước Quốc và Quân kỳ đến trước bàn thờ Tổ quốc, quan khách đứng nghiêm chỉnh làm lễ chào cờ hát quốc ca Đức - Việt Nam và một phút mặc niệm các anh linh chiến sĩ QLVNCH đã hy sinh cho lý tưởng tự do.
Sau đó hai niên trưởng đốt nhang trên bàn thờ tổ quốc.
 Anh Nguyễn Văn Năng làm MC điều khiển chương trình giới thiệu các thành phần quan khách tham dự, chương trình văn nghệ phụ diễn sau mỗi tiết mục do Cộng Đồng Người Việt Tự Do München Bayern với các anh chị Kim Tơ, Kim Nhung, Ngọc Huệ, Johny Nguyễn, Ngọc Ánh, Phi Bằng , Phi Phưuợng, Nguyên Hạnh, Văn Cư...  phụ trách gồm các mục hợp ca song, đơn ca:  „Em gái hậu phương; Em về Thủ đô“, VN quê  hương ngạo nghễ ….
16 giờ chủ tịch cựu thiếu tá Không quân Lê Hồng Đức đọc diễn văn khai mạc chào mừng quan khách và Quân Cán Chính VNCH.  Trình bày sơ luợc về ý nghiã của ngày Quân lực VNCH và  hiện tình đất nước sau 39 năm dưới nhà cầm quyền CSVN, đặc biệt trong thời gian qua Trung cộng đã mang dàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam… cùng nhau hướng về quê hương thân yêu giúp đỡ thương phế binh.
16 giờ 10 hợp ca nhạc phẩm Lục Quân Việt Nam.
16 giờ 20 niên trưởng bác sĩ Trần văn Tích nguyên chủ tịch của Liên Hội NVTNCS tại Đức LIÊN HỘI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN TẠi CHLB ĐỨC/ Bundesverband der vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland e.V. Phát biểu ý kiến về nỗi đau của dân miền Nam sau 30.4.1975. Quân đội chiến đấu anh hùng nhưng phải tan hàng rả đám. Tài liệu cuộc chiến tranh Việt Nam đã được bạch hóa vấn đề chiến tranh Việt Nam, quân đội VNCH chiến đấu rất anh hùng. BS Tích cũng lạc quan cho rằng lá quốc kỳ của nước Nga ngày nay có từ thời Nga Hoàng, nhưng khi bạo quyền cộng sản Nga cáo chung thì  lá cờ này đã được tung bay trở lại. Ông hy vọng cờ vàng 3 sọc đỏ sẽ tung bay một ngày không xa ở Sài Gòn…
Tiếp theo niên trưởng Nguyễn Kim Định, đã 85 tuổi nhưng còn sáng suốt trình bày mạch lạc về ngày quân lực VNCH, cũng như mong thế hệ con cháu không quên công ơn của những người đã hy hy cho tự và dân chủ tại miền Nam. Cầu chúc Tập Thể Chiến Sĩ VNCH tại Đức Quốc, dù ngày nay không còn vũ khí trên tay nhưng vẫn tiếp tục tranh đấu trên bình diện quốc tế cho VN thật sự có tự do, dân chủ. Dân chúng không bị cướp đất, cướp nhà phải dầm mưa giải nắng khiếu kiện gian khổ…
16giờ 50 Hợp ca nhạc phẩm Việt Nam Việt Nam
Chủ tịch Lê Hồng Đức trình  bày thành tích và sinh hoạt của Ban Chấp Hành trong thời gian qua của nhiệm kỳ 2013-2014. Bầu lại Ban Chấp Hành cho nhiệm 2014-2016. Các chiến hữu được tiếp tục lưu nhiệm, chỉ thay đổi nhỏ :
Chủ tịch C/h Nguyễn Văn Năng
Phó chủ tịch ngoại vụ C/h Lê Hồng Đức
Phó chủ tịch nội vụ C/h Đinh Kim Tân
Thư ký C/h Lê Trung Ưng
Thủ quỷ C/h Nguyễn Văn Lê.
Quan khách vổ tay vui mừng có Ban Chấp hành mới đầy đủ các binh chủng…
Tiếp theo để  hộ trợ TPBVN  anh Nguyễn Ngọc Tuấn sau 30.4.1975 mới 10 tuổi không biết gì nhiều về quân đội VNCH, ngoài tiền bỏ vào thùng ủng hộ anh còn gửi chai rượu Hennessy  cho BTC, nhờ ai về Sài Gòn mang đến Dòng Chúa Cứu Thế để dịp cuối năm nhà Dòng tổ chức tiếp đón các thương phế binh VNCH mời mỗi người uống chút thấm môi để sưởi ấm  tấm lòng với người Việt Nam xa xứ không quên ơn các anh…

17:30 nghĩ giải lao uống nước đến 18 giờ sinh hoạt văn nghệ và bán đấu giái bức tranh do họa sĩ  Nguyễn Đức Lập đến từ Oldenwald sáng tác. Trong bầu không khí vui tươi sôi động, ai cũng nóng lòng chờ đợi kết quả thu được tiền nhiều để gửi chút quà đến TPBVNCH. Bức tranh được cựu quân nhân Nguyễn Văn Mạnh mua với giá 220€. Nhưng không ngừng ở số tiền đó mọi người tiếp tục đóng góp thêm. Cảm động với tấm lòng của cháu Ly Ly thuộc thế hệ thứ 3 sinh trường tại Đức học sinh lớp 11 giành tiền ăn sáng ủng hộ, và mọi người tiếp tục đóng góp để giá trị bức tranh lên tới 1030€. Tổng số tiền nầy sẽ gởi về  Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn hổ trợ cho thương phế binh VNCH. Nhiều vị lớn tuổi trong Hội cao niên lãnh tiền trợ cấp tuổi già, cũng bỏ tiền vào thùng ủng hộ và nấu các món ăn đóng góp với BTC…
18 giờ nghĩ ăn tối trên dãy bàn dài đầy đủ các món ăn, hai đầu bếp chính là chị Sanh và anh Lê phụ trách, nồi bún bò Huế thơm ngon, cùng với sự tiếp tay của quý bà, quý cô có thêm những món lạ như phá lấu, bánh bèo, xôi gất, mì xào, cánh gà chiên bơ …. Tất cả các món ăn,  nước uống: bier, nước suối, cafe trà đều được khoản đãi, Tuy nhiên mọi người cũng bỏ tiền vào thùng ủng hộ số tiền hơn 500€ để chi phí cho việc tổ chức. Cơn mưa giông đầu mùa làm không khí dễ chiụ hơn vì trong phòng không có máy lạnh như ở Mỹ. Sau bửa ăn tối anh em có nhiều thì giờ tâm sự kể lại kỷ niệm xưa, qua những trận đánh cuối cùng buồn vui lẫn lộn.

Chương trình văn nghệ tiếp tục cho tới 22 giờ. Nhiều ca sỹ trẻ „cây nhà lá vườn“ München,  trong niềm vui đầy hào khí với những giọng ca truyền cảm không thua gì ca sỹ chuyên nghiệp làm cho chương trình văn nghệ đấu tranh càng thêm hấp dẫn, thể hiện tinh thần quân dân của VNCH.  Nhiều quan khách đánh giá tổ chức ngày QLVNCH năm nay thành công hơn những năm qua và hẹn gặp lại năm tới tại miền trung Đức Quốc trong tình thân và đoàn kết, sẽ mãi mãi là niềm vui ấm áp trong tâm hồn của người Việt tỵ nạn CS luôn hướng về Việt Nam, quê hương dấu yêu.
Hình sinh hoạt  http://bit.ly/1nTzIIp
 Nguyễn Quý Đại
Tài liệu tham khảo


[i] Các diễn tiến trong việc thành lập Quân Đội Quốc Gia
Theo Hiệp ước Elysée ngày 8.3.1949, Quốc Gia Việt Nam được thành lập có quân đội và chính sách ngoại giao riêng. Quân Lực Việt Nam Cộng hòa, hay Quân đội Quốc Gia Việt Nam  thành lập từ năm 1955 trong Liên hiệp Pháp. Ngô Đình Diện về nước 25.6.1954, ngày 7.7.1954 chính thức nhận chức thủ tướng QGVN và trình diện nội các.. ngày 23.10.1955 trưng cầu dân ý truất phế quốc trưởng  Bảo Đại, ngày 26.10.1955 tân quốc trưởng NĐD công báo thành lập Việt Nam Cộng Hòa và Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, từ đó làm Tổng thống VNCH cải tên là Quân Đội Việt Nam Cộng hòa. Tháng 8 năm 1955, Bộ Tổng tham mưu không còn tùy thuộc hệ thống chỉ huy Pháp, hoàn toàn do sĩ quan Việt Nam điều khiển Việt ngữ thay thế Pháp ngữ.
Thành lập Quân đội Quốc gia VN qua hai thời kỳ:
* 1946 -1949: giai đoạn sơ khai
* 1950 -1952: giai đoạn chính thức thành lập
* 1953 -1954: giai đoạn phát triển
Thời kỳ độc lập:
* 1954 -1955:  giai đoạn chuyển tiếp
* 1956 …giai đoạn độc lập
Trước năm 1975 hàng năm tại Sài Gòn tổ chức long trọng ngày 19/6 Quân Lực VNCH, tất cả các quân binh chủng tham dự diễn binh với mục đích biểu dương sức mạnh và ý chí quật khởi của quân dân miền Nam chống xâm lược cộng sản. Trong suốt 37 năm qua ở hải ngoại cựu chiến binh VNCH đều tổ chức ngày tưởng niệm QLVNCH 19/6.
Tại sao chính phủ VNCH chọn ngày 19/6 làm ngày Quân lực?  Theo sử liệu thì Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ ngày 01.11.1963. Chính quyền và Quân Đội VNCH bị suy yếu, tình hình chính trị rối loạn vì sự tranh chấp của nhiều phe phái chính trị và quân sự, trình trạng tranh giành quyền lực giữa các tướng lãnh trong quân đội. Chính phủ dân sự Phan khắc Sửu quyết định trao trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo Quốc Gia cho Hội Đồng Quân Lực. Buổi lễ ra mắt Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia và Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương được long trọng tổ chức tại Saigon ngày 19 tháng 6 năm 1965. Hai Ủy Ban này tuyên thệ trung thành với Tổ Quốc, các tướng lãnh nắm chính quyền nhận trách nhiệm chỉ huy QLVNCH trong việc quyết tâm bảo vệ quê hương dù phải hy sinh tánh mạng và xương máu. Từ đó, ngày 19/6 trở thành một ngày lịch sử của Quân Lực VNCH.

[1] Các diễn tiến trong việc thành lập Quân Đội Quốc Gia
Theo Hiệp ước Elysée ngày 8.3.1949, Quốc Gia Việt Nam được thành lập có quân đội và chính sách ngoại giao riêng. Quân Lực Việt Nam Cộng hòa, hay Quân đội Quốc Gia Việt Nam  thành lập từ năm 1955 trong Liên hiệp Pháp. Ngô Đình Diện về nước 25.6.1954, ngày 7.7.1954 chính thức nhận chức thủ tướng QGVN và trình diện nội các.. ngày 23.10.1955 trưng cầu dân ý truất phế quốc trưởng  Bảo Đại, ngày 26.10.1955 tân quốc trưởng NĐD công báo thành lập Việt Nam Cộng Hòa và Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, từ đó làm Tổng thống VNCH cải tên là Quân Đội Việt Nam Cộng hòa. Tháng 8 năm 1955, Bộ Tổng tham mưu không còn tùy thuộc hệ thống chỉ huy Pháp, hoàn toàn do sĩ quan Việt Nam điều khiển Việt ngữ thay thế Pháp ngữ.
Thành lập Quân đội Quốc gia VN qua hai thời kỳ:
* 1946 -1949: giai đoạn sơ khai
* 1950 -1952: giai đoạn chính thức thành lập
* 1953 -1954: giai đoạn phát triển
Thời kỳ độc lập:
* 1954 -1955:  giai đoạn chuyển tiếp
* 1956 …giai đoạn độc lập
Trước năm 1975 hàng năm tại Sài Gòn tổ chức long trọng ngày 19/6 Quân Lực VNCH, tất cả các quân binh chủng tham dự diễn binh với mục đích biểu dương sức mạnh và ý chí quật khởi của quân dân miền Nam chống xâm lược cộng sản. Trong suốt 37 năm qua ở hải ngoại cựu chiến binh VNCH đều tổ chức ngày tưởng niệm QLVNCH 19/6.
Tại sao chính phủ VNCH chọn ngày 19/6 làm ngày Quân lực?  Theo sử liệu thì Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ ngày 01.11.1963. Chính quyền và Quân Đội VNCH bị suy yếu, tình hình chính trị rối loạn vì sự tranh chấp của nhiều phe phái chính trị và quân sự, trình trạng tranh giành quyền lực giữa các tướng lãnh trong quân đội. Chính phủ dân sự Phan khắc Sửu quyết định trao trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo Quốc Gia cho Hội Đồng Quân Lực. Buổi lễ ra mắt Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia và Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương được long trọng tổ chức tại Saigon ngày 19 tháng 6 năm 1965. Hai Ủy Ban này tuyên thệ trung thành với Tổ Quốc, các tướng lãnh nắm chính quyền nhận trách nhiệm chỉ huy QLVNCH trong việc quyết tâm bảo vệ quê hương dù phải hy sinh tánh mạng và xương máu. Từ đó, ngày 19/6 trở thành một ngày lịch sử của Quân Lực VNCH.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen