Donnerstag, 12. Juni 2014

TRONG ÐÁM BỤI MỜ!




Thân mến gửi tất cả những bạn trẻ Việt Nam khắp nơi trên thế giới.

Có những câu hỏi tưởng là khó mà hoá ra thật dễ, tưởng dễ mà hoá ra thật khó . Trong một buổi nói chuyện thân tình với một người bạn trên đất Mỹ, Người bạn thân kính đã đặt cho Tôi một câu hỏi, một câu hỏi tưởng dễ trả lời mà hoá ra thật khó. "Làm thế nào để một người trẻ tuổi Việt Nam ở hải ngoại tự hào về mình là người Việt Nam?".


Thật ra để trả lời câu hỏi này rất đơn giản và dễ dàng, nếu thật sự nó chỉ đưọc đặt ra với giới trẻ hải ngoại. Nhưng nếu câu hỏi tự hào dân tộc này chỉ đặt ra cho giới trẻ hải ngoại , thì rõ ràng chúng ta đã bất công với họ. Câu hỏi vô tình ngụ ý rằng chỉ có giới trẻ Hải Ngoại mới phải trả lời vấn nạn này. Mà thật sự, câu hỏi này đã được đặt ra cho tất cả người Việt Nam từ ngay sau khi có sự hiện diện của người phương Tây trên đất nước, nhất là trong suốt thời kỳ bị nô lệ trải dài gần 100 năm.

Khi người Việt Nam choáng ngợp trước những kỳ lạ và đồ sộ của nền văn minh cơ khí Âu Tây, người ta đã vội vã quay lại "ngao ngán, mặc cảm" với những gì cha ông mình theo đuổi và trân trọng mấy ngàn năm, những gì mình thừa kế . Cả mấy thế hệ liên tục đi truy lùng và nhồi nhét, chạy theo tung hô kho tàng tư tưởng Âu Tây để thoát ra khỏi mặc cảm thấp kém nô lệ.. Cứ đọc "Ðoạn Tuyệt" và những tác phẩm trong thời kỳ này mà cay đắng. Tất cả rủ rê nhau đoạn tuyệt với chính mìnhÝ Thức Hệ Cộng Sản là một trong những hệ quả của sự đoạn tuyệt với Dân Tộc..và là hệ quả tồi tệ nhất! Vì Chủ Nghĩa Cộng Sản đã bắt nhân dân Việt Nam đoạn tuyệt với Dân Tộc Việt Nammột cách dứt khoát và tàn nhẫn nhất.

Chỉ còn một số rất ít những người còn cố gắng xiển dương giá trị Dân Tộc trong đơn lẻ như Trần Trọng Kim, nhưng lại chỉ bằng cách bênh vực Nho Giáo, một hệ tư tưởng hành xử du nhập từ Trung Hoa từ những năm bị người Trung Quốc đô hộ với những chính sách đồng hoá, mà không thấy xiển dương gì cho đặc tính Việt Thường, tổ tiên, con người Việt Nam!

Cho đến khi đất nước chia đôi, cả hai miền vẫn ngụp lặn trong việc truy tìm những giá trị ở đâu đâu để tồn tại.. Miền Nam với sự ảnh hưởng nặng nề của Mỹ, người ta vội vã nghiên cứu và bắt chuớc Mỹ, nhưng may mắn, vẫn có những lực tự phát hồi hướng dân tộc mạnh mẽ ngay từ trong nếp sống gia đình..Nhưng thật đơn lẻ không đủ để kéo cả một thế hệ thức tỉnh.

Ngoài Bắc, ngoài sự rập khuôn nô lệ hệ thống Cộng Sản mà bản chất của chủ nghĩa vốn đã phi dân tộc một cách có hệ thống. Ngưòi dân phải sống dưới sự cai trị khống chế chặt chẽ của hệ thống công an trị, và bị nhồi sọ liên tục bởi hệ thống đảng trị, thì người dân từ đứa trẻ thơ cho đến người già không còn một khí lực hay phương tiện để gìn giữ những giá trị tối thiểu của Dân Tộc ngay trong gia đình, dẫu là một nét văn hiến nhỏ nhất, chứ nói gì đến phát huy xiển dương tinh thần Dân Tộc.

Hậu quả là cho đến hôm nay, khi bị chế độ Việt Cộng buộc phải "mở cửa" để sinh tồn, giữ vững quyền lực độc tài.. . thì người dân trong nước, đặc biệt là gìới trẻ, vẫn dậm chân trong mặc cảm tự ti dân tộc bằng những khẩu hiệu tự hào suông theo một kiểu trẻ con như từ cái thời Hồ Chí Minh giả tên Trần Dân Tiên viết sách ca ngợi chính mình, ca ngợi Ðảng, Chủ Nghĩa Vô Sản v.v Nhưng thực tế, là tất cả từ trên xuống dưới, từ đứa Tổng Bí Thư Ðảng, thằng Chủ Tịch Nước cho đến ngưòi dân cùng khổ, lại chạy theo đời sống mới, Âu Mỹ hoá bằng một tốc độ chưa từng có -nếu không muốn nói là nhanh hơn cả những người Việt hải ngoại, những người đang sống ngay trong môi trường Âu Mỹ, trên một số khía cạnh..

Vậy chúng ta tự hào về Việt Nam như thế nào bây giờ?! ... Khi mà ý niệm vật chất đã bao phủ cả não trạng mấy thế hệ trong thiếu thốn nghèo đói lạc hậu, cộng thêm sự khiếp sợ và choáng ngợp trước nền văn minh Âu Mỹ, thì cái mặc cảm tự ti, thái độ vứt bỏ, chối bỏ bản sắc tất nhiên phải xảy ra. Và bây giờ với tốc độ toàn cầu hoá, thì sự khác biệt trong não trạng của người Việt bên trong nước và người Việt hải ngoại trong cái nhìn về chính bản thân mình có khác nhau là mấy?

Những ngày trở lại Việt Nam, có một lần các cháu Sinh Viên trong nước đã hỏi Tôi :

" Chú ạ, chúng ta vẫn hay nhắc nhở gìn giữ bản sắc dân tộc, vậy bản sắc dân tộc ở đâu? Là cái gì? Chúng cháu nhìn khắp chốn không thấy được một cái gì cụ thể để thấy Dân Tộc mình hơn người cả?"

Tôi hiểu là các cháu muốn nói đến những thành quả , công trình văn minh kỹ thuật tinh xảo, đồ sộ, những hệ tư tưởng mà chúng nó thấy và đọc được ở người Âu Mỹ, những cái chúng nó đang phải vội vã học hỏi bắt chước cho kịp trào lưu v.v Và tuổi trẻ chỉ thấy rặt phải học hỏi bắt chước Âu Tây từ cái nhỏ đến cái lớn!!!

Tôi cứ lặng người đi trước câu hỏi của những người trẻ tuổi đang sống ngay ở trên quê hương đất nước của chính mình! Bởi vì cùng một câu hỏi như vậy, những người trẻ tuổi Việt Nam được sinh ra hoặc lớn lên ở môi trường hải ngoại, khi đã có dịp quay trở về quê hương, hầu hết đều tự hỏi mình như thế! Bởi vì với những người trẻ tuổi này, Quê Hương, khởi sự chỉ là những ý niệm mơ hồ qua lời kể của cha mẹ, qua bài văn trên sách vở, phê bình của báo chí v.v Và khi đặt chân lên trên mảnh đất quê hương khốn khó ấy, sau hơn nửa thế kỷ nằm dưói chế độ Cộng Sản và chiến tranh, bây giờ toàn những rác rưởi của thời đại, những lạc hậu trì trệ, nghèo đói tồn đọng, từ nếp sống nghèo nàn cho đến cung cách cư xử tráo trở, trắng trợn, sống sượng giữa con người với nhau ...Có cái gì để tự hào!?!

Hậu quả là hầu hết các bài ký viết sau khi trở lại từ Việt Nam, toàn là những chê bai nghèo đói lạc hậu, bụi đường, thời tiết nóng bức, những lừa đảo, hối lộ, tệ nạn, tính gian vặt nhỏ nhen v.v Với họ, Ðây là tất cả là Việt Nam!!!

Tôi không biết những người lớn khác khi được hỏi những câu hỏi tương tự như vậy sẽ trả lời ra sao? Họ phải dẫn chứng những gì? Nhưng với tôi, cách trả lời đầu tiên vẫn là sự chân tình, thẳng thắn. Tôi đã trả lời với các cháu Sinh Viên ở Việt Nam, và ngay cả với những đưá cháu của Tôi và bè bạn của chúng ở ngoài này, bằng cách đặt ngược cho họ một câu hỏi.

-Tại sao mình lại đặt câu hỏi như vậy?

Có phải bởi vì chính mình mặc cảm tự ti với những người Âu Tây, và mặc cảm tự cao, khinh thị với những người Việt Nam nghèo khó của mình?

Hay tự mình đã có mặc cảm tự ti để rồi phải đi tìm một lý cớ để đổ thừa hoặc hãnh diện suông?

Nếu một người mà đã mặc cảm tự ti thấp kém, tự coi thường mình....Thì hành động níu kéo một cái gì ở bên ngoài chính mình, dẫu là gia thế hay lịch sử của Dân Tộc cũng chỉ là một hành động vô vọng, tự hào suông, mà thực chất chỉ là khoả lấp mặc cảm che đậy sự tha hoá vong bản, vong thân mà thôi..

Vì lịch sử có oai hùng, bất khuất, sáng lạn đến thế nào vẫn ư là lịch sử, là quá khứ.. Nó không là cái hiện tại hôm nay của bản thân mình.. Hôm nay nghèo đói lạc hậu, hôm nay tồi tệ mặc cảm, hôm nay bất tài, nô lệ v.v Thì dẫu lịch sử có oai hùng đến đâu chăng nữa, không những vẫn không thể che lấp được hiện tại thấp kém của mình, mà còn bị sự lạc hậu, mất nhân phẩm, nô lệ của bản thân mình hôm nay nó làm cho lịch sử oai hùng kia trở thành một trò cười ...Cái kết quả của hãnh diện suông từ sự níu kéo bám víu bên ngoài bản thân mình nó là như vậy.

Cho nên, Tôi phải nhìn từ chính bản thân Tôi trước! Tôi chưa cần biết tôi là Việt hay Miên hay Lào hay Mỹ v.v Tôi hãnh diện vì Tôi là Tôi.. Tôi là một cá nhân có nhân cách tự trọng. Tôi có năng lực và trí tuệ giải quyết vấn nạn hiện tại của Tôi. Tôi có can đảm và nghị lực đối đầu với vấn nạn trước mặt mà không bỏ chạy hoặc né tránh vấn đề. Như thế Tôi không cần phải truy tìm níu kéo cái gì để tự hào về chính Tôi nữa.

Như thế Tôi không cần vay mượn cái quốc tịch Mỹ, Úc, Pháp, Úc v.v để tự hào! Tôi không cần phải dựa vào cái thẻ đoàn viên hay đảng viên, hay Bác Hồ Bác Héo, hay cái chủ nghĩa nào , chế độ nào để tự hào...để xác định sự hiện hữu của Tôi..

Và khi Tôi đã tự hào về chính bản thân Tôi rồi. Tôi sẽ tự hào hơn nữa , nếu như Tôi nhìn lại bố mẹ Tôi, hai người thân kính ấy, dẫu có hay dở thế nào, cũng là người sinh thành ra Tôi, cái hình hài này của Tôi, là một phần của hai đấng cha mẹ, cái thân khôn lớn, trí tuệ này là tích tụ, là kết đọng của những ngày nặng nhọc công khó nuôi nấng, dạy dỗ ưu lo! Tôi sẽ thấy thêm đưọc niềm tự hào và trong đó có ý thức trách nhiệm gìn giữ bảo vệ niềm tự hào này cho Tôi và cho cả Cha Mẹ Tôi...

Và như thế, khi Tôi biết thêm rằng Cha Mẹ Tôi là người Việt Nam, và Tôi mang giòng máu Việt Nam, thì Việt Nam là cả một niềm hãnh diện vì Tôi là một người Việt Nam.

Tôi không muốn người ta biết đến Tôi vì Cha Mẹ, Dân Tộc tôi, nhưng Tôi muốn thế giới biết đến Cha Mẹ, Dân Tộc Việt Nam của Tôi, vì có Tôi là một người Việt Nam.

Như vậy làm sao Tôi còn có mặc cảm gì nữa! Và câu hỏi sẽ chẳng còn phải đặt ra nữa. Như thế Tôi mặc áo bà ba, hay bộ Âu phục, Tôi ăn cơm cầm đũa, hay ăn thịt bằng bộ dao nĩa v.v Tất cả là vì thuận tiện, là ý thích, mà không phải vì bộ áo này hơn bộ áo kia, là món này giá trị hơn món kia.. Tôi mặc, hay ăn uống tất cả những thứ ấy tự nhiên theo nhu cầu tiện lợi, mà không vì một mặc cảm hơn kém vì những thứ bình thường ấy... Tôi tự do và tự tại, tự tin và tự trọng.

Ðây không phải là một cách nói suông lý luận. Mà thực tế nó là như vậy!! Trong quá khứ người ta biết đến dân tộc Việt Nam, vì đã có những cá nhân đầy nhân cách tự trọng, tự tin và tự hào về chính mình, can đảm và trí tuệ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Ðạo, Lê Lợi , Nguyễn Trãi , Quang Trung v.v Chứ không phải thế giới biết đến họ chỉ vì hai chữ Việt Nam suông...Ðây là những con người Việt Nam biết tự hào về chính mình, có năng lực và đã giải quyết vấn đề trưóc mắt của mình, thời đại mình.. Những cá nhân này đã làm cho thế giới chung quanh của thời đại họ biết về họ trước và qua họ, thế giới biết về dân tộc Việt Nam của họ.

Khi nhìn vấn đề tự trong bản thân của chính mỗi chúng ta như vậy..Thì tất cả những đám bụi mờ, những đống rác thối, những lạc hậu, những ti tiện đang tràn ngập trên đất nước Việt Nam, do Ðảng Cộng Sản Việt Nam tạo ra, đang ăn mòn niềm tự trọng của người Việt, không còn là một mặc cảm của chúng ta nữa, mà sẽ là động lực đắng cay, thúc đẩy tinh thần tự trọng và nhân cách Việt Nam trong mỗi cá nhân chúng ta, để thay vì cứ ngồi chê bai than trách , chúng ta sẽ dùng trí tuệ và năng lực của chúng ta để giải quyết vấn nạn thời đại của chúng ta : Quét sạch những đống rác và những kẻ đã đổ rác rưỏi ung thối đất nưóc quê hương! Chúng Ta sẽ tiếp nối truyền thống Việt Nam , là cho thế giới thấy một dân tộc Việt Nam tự tin, thật sự hiện hữu vì chính những cá nhân Chúng Ta tạo ra sự hào hùng này, trong thời đại hôm nay, như những người Việt Nam đi trước đã làm một cách trọn vẹn trong thời đại của họ.

Các bạn trẻ Việt Nam thân mến của tôi! Các bạn có thấy không? Dưới những đống rác ở Việt Nam, trong đám bụi mờ trên quê hương, là những mặt trời rạng rỡ... Những mặt trời rạng rỡ ấy chính là các bạn, là tôi , là tất cả những cá nhân người Việt Nam đang miệt mài, tận tâm thúc đẩy bánh xe lịch sử trong tiến trình giải thể đảng Cộng Sản Việt Nam để Dân Chủ Hoá đất nước và dân tộc! Chúng Ta, chính sự tự tin, tự trọng của chúng ta sẽ là niềm tự hào của Dân Tộc trong thời đại hôm nay, vì Dân Tộc Việt Nam là chính Chúng Ta! Chúng ta là Dân Tộc Việt Nam. Chúng Ta tự hào và hãnh diện vì nhân cách, bản lãnh, năng lực, và trí tuệ từ chính bản thân mình. Và vì Chúng ta là người Việt Nam, như thế Chúng Ta hãnh diện và tự hào về người Việt Nam và Ðất Nước Việt Nam . Chúng Ta và Dân Tộc Việt Nam là một.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen