Trong lúc căng thẳng leo thang tại biển Đông, nên chăng chính quyền cần khuyến cáo ngư dân tránh xa vùng lãnh hải đang tranh chấp để giảm thiểu mọi thiệt hại về người và tài sản thay vì tiếp tục khuyến khích ngư dân ra biển, đến những vùng tranh chấp bằng cách cung cấp cho họ xăng dầu, trả tiền “công tác” cho ngư dân. Đó là việc làm tàn nhẫn, đem mạng sống của người dân ra để đạt được mục đích của mình.
Cali Today News - Không phải là máu của lực lượng chức năng bảo vệ lãnh hải, mà là máu của những ngư dân xấu số. Họ là nạn nhân của một chế độ hèn với giặc, ác với dân. Trong khi chưa có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ ngư dân đánh bắt cá trên biển Đông, chính quyền CSVN lại hô hào, khuyến khích ra biển Đông, nơi vùng tranh chấp với Trung Cộng để đánh bắt cá. Với hệ thống tuyên truyền, chính quyền khuyến dụ ngư dân rằng, ra vùng tranh chấp đánh bắt đã có lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển bảo vệ. Ngư dân còn được đưa lên như những anh hùng khi góp công vào việc gìn giữ lành hải cho đất nước. Không những vậy, chính quyền còn cung cấp xăng dầu cho những ngư dân này đi đánh bắt ở những vùng tranh chấp.Đã có rất nhiều mạng ngư dân đã đổ xuống trên biển mà chưa có những con số thống kê chi tiết.Hoặc có thì chính quyền Việt Nam cũng giấu nhẹm. Hẳn nhiều người còn nhớ, vào năm 2005, có 9 ngư dân ở Thanh Hóa đã bị Trung Cộng bắn chết một cách tàn bạo, xác của họ được đem ướp trong những khoang lạnh để mang về nhà. Tang thương bao trùm lên cả một vùng quê miền biển. Nhưng đó không phải là tất cả những gì mà chúng ta được biết. Thì hôm nay, máu của ngư dân một lần nữa lại đổ xuống.Theo báo chí trong nước cho hay, vào tối ngày 24/5, trong lúc đang khai thác hải sản tại ngư trường Vịnh Bắc Bộ (Hải Phòng), tàu cá của Việt Nam bất ngờ bị một “tàu lạ” loại vỏ sắt, màu xám cố tình đâm chìm. Chiếc tàu bị đâm chìm có số hiệu, QNg 96180TS do ngư dân Đặng Phê (34 tuổi, ngụ thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn) làm thuyền trường, trên tàu có 7 ngư phủ khác.Trong thời gian qua, liên tục nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn bị Trung Cộng đâm chìm. Ảnh: Báo Người Lao ĐộngẢnh: Báo Người Lao ĐộngCú đâm khiến tàu cá Lý Sơn bị vỡ nát và chìm ngay xuống biển. Đồng thời, 2 ngư dân Đặng Dùm (56 tuổi, cha ruột thuyền trưởng Đặng Phê) và ngư dân Trần Xuân Dương (50 tuổi) bị rơi xuống biển.Thông tin trên tờ Dân Trí cho biết rằng, ông Đặng Dùm đã được 5 người trên tàu kịp đưa lên chiếc mủng thoát ra khỏi tàu, còn ngư dân Dương không kịp thoát bị chìm theo tàu, mất tích. Do vết thương quá nặng, ông Dùm đã tử vong sau đó.Đến khoảng 4h sáng ngày 26/5, thi thể của ông Đặng Dùm đã được đưa vào đất liền để chuyển về quê mai táng. Còn thân xác của ông Trần Xuân Dương vẫn chưa tìm thấy và theo báo chí thì lực lượng chức năng đang ra sức tìm kiếm.Điệp khúc “tàu lạ”Trong thời gian vừa qua, báo chí “cách mạng” ra sức chửi rủa chính quyền Trung Cộng. Không một bài viết nào ca ngợi “16 chữ vàng, 4 tốt”, mà thay vào đó là lật tẩy bộ mặt tráo trở, xảo trá của “người bạn vàng” trước đây. Ngay cả trên tờ báo điện tử của đảng CSVN còn đích danh gọi Trung Cộng “nói một đường, làm một nẻo”. Người dân bất ngờ thấy sự trưởng thành, mạnh mẽ của báo chí trong nước. Họ nhầm tưởng rằng báo chí đã thôi hèn, đã có thể chỉ đích danh kẻ mà bao lâu nay vẫn khống chế, kìm kẹp, âm mưu bành trước và gây biết bao tội ác đối với ngư dân Việt. Thế nhưng trước sự kiện tàu của ngư dân Lý Sơn bị đâm chìm, 2 người bị chết và mất tích, điệp khúc “tàu lạ” lại lập lại.Dù không viết thằng thừng, người dân Việt vẫn biết “tàu lạ” là của nước nào. Nhưng đó không phải là cách viết của một hệ thống báo chí đàng hoàng. Hầu hết tất cả các báo đều sử dụng chữ “tàu lạ” thay vì nêu đích danh. Điều này nó thể hiện rõ một nền báo chí chỉ viết theo định hướng, viết theo sự chỉ đạo. Ngư dân đã hy sinh trên biển, họ cần một sự công bằng, điểm danh đích thực kẻ thủ ác đã xuống tay với họ, chứ không phải bằng cách gọi “tàu lạ” một cách đớn hèn. Nếu những ngư dân đã dũng cảm, lấy thân xác mình ra để gìn giữ ngư trường truyền thống, bảo vệ lãnh hải của Quốc gia, thì chính quyền cũng cần phải trân trọng những hy sinh mất mát của họ mà gọi đích danh kẻ đã ra tay với ngư dân của mình vì trong Vịnh Bắc Bộ chỉ có 2 quốc gia đang sở hữu và tranh chấp mà thôi.Tội thay, ngư dân Việt Nam lại đang sống trong một xã hội mà báo chí là công cụ tuyên truyền cho đảng CSVN và chỉ được nói theo sự chỉ đạo từ trên.Tương lai nào cho ngư dân Việt Nam?Một câu hỏi khó chưa có lời giải đáp. Nhiều người cho rằng, cần thiết phải cho ngư dân tự vũ trang chống lại hải tặc, chống lại lực lượng truy đuổi họ trên biển Đông, trong vùng lãnh hải mà chính quyền cho rằng đó là của Việt Nam. Nhưng điều này không vững chắc. Vì rằng, nếu cho ngư dân tự vũ trang, thì lực lượng quân sự của Trung Cộng cũng có thể ngụy trang dưới vỏ bọc là tàu cá dân sự, sử dụng vũ khí để bắn giết ngư dân Việt Nam. Với tiềm lực quân sự cộng thêm sự xảo trá xưa nay, chính quyền Trung Cộng dư sức làm điều đó. Và lúc đó, thiệt hại lại cho phía ngư dân Việt lại thảm khốc hơn, chiến tranh bằng vũ lực là điều không thể tránh khỏi.Tư lâu nay, chính quyền Việt Nam vẫn sử dụng học thuyết quân sự “chiến tranh nhân dân”, đây là một lối nói trá hình, đích thực nó chính là đem mạng sống của người dân ra làm lá chắn sống. Chính vì lẽ đó, những khuyến dụ của nhà nước trong việc kêu gọi người dân tiếp tục bám biển, bám ngư trường là nguyên nhân khiến cho ngư dân tiếp tục bỏ mạng trên biển. Trong khi đó, với tiềm lực quân sự lạc hậu, một hệ thống hành chính tham nhũng đã khiến cho việc phát triển quân sự bị hạn chế đã không thể bảo vệ được ngư dân.Trong lúc căng thẳng leo thang tại biển Đông, nên chăng chính quyền cần khuyến cáo ngư dân tránh xa vùng lãnh hải đang tranh chấp để giảm thiểu mọi thiệt hại về người và tài sản thay vì tiếp tục khuyến khích ngư dân ra biển, đến những vùng tranh chấp bằng cách cung cấp cho họ xăng dầu, trả tiền “công tác” cho ngư dân. Đó là việc làm tàn nhẫn, đem mạng sống của người dân ra để đạt được mục đích của mình. Ngư dân Việt Nam có thể sẽ phải chịu đói, chịu khổ nhưng ít ra, cái quí giá nhất của họ là mạng sống vẫn được đảm bảo, để chờ đến khi lực lượng vũ trang có thể đảm bảo an toàn cho sinh mạng, tài sản của họ mới nghĩ đến việc kêu gọi ngư dân giữ ngư trường truyền thống.Người Quan Sát
Tags: bảo vệ ngư dân đánh bắt cá trên biển Đông
Sonntag, 1. Juni 2014
Máu lại đổ trên biển Đông
Abonnieren
Kommentare zum Post (Atom)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen