Dienstag, 29. August 2017

Nước Ðức Điều Tra Nghi Can Người Việt Trong Vụ Trịnh Xuân Thanh


Hà Minh Thảo
Ngày 02.08.2017, sau khi triệu mời Ðại sứ Việt Nam tại Berlin để phản đối, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Ðức đã công bố Thông cáo báo chí tố cáo nhà nước Việt Nam đã có hành động vi phạm nghiêm trọng pháp luật Đức cũng như các cam kết quốc tế khi tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin ngày 23.07.2017. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức, ông Martin Schaefer, đã tuyên bố : « Vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là một hành động vi phạm trắng trợn và chưa từng thấy nhắm vào luật pháp của Đức cũng như luật quốc tế ». Ông còn tố cáo tình báo và Ðại sứ quán Việt Nam can dự vào vụ bắt cóc ông Thanh.

Ngoài ra, Chính phủ Ðức ra lệnh trục xuất đại diện Tổng cục Tình báo Việt Nam tại Đức và, trong vòng 48 giờ đồng hồ phải rời khỏi lãnh thổ nước này.

Đồng thời, Bộ Ngoại giao Đức cũng yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải cho phép ông Trịnh Xuân Thanh « trở lại Đức không chậm trễ, để cho yêu cầu dẫn độ từ phía Việt Nam và đơn xin tị nạn của ông Thanh có thể được xem xét kỹ lưỡng ».

I. TRỊNH XUÂN THANH, ÔNG LÀ AI ?Sinh ngày 13.02.1966 tại Đông Anh (Hà Nội), ông có trình độ học vấn Cử nhân Kỹ thuật môi trường và đô thị. Năm 1990, ông tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội. Năm 1995, ông sang làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức.

Năm 1996, ông đảm nhiệm chức vụ phó giám đốc Công ty phát triển kinh tế kĩ thuật Detesco của Trung ương Đoàn. Năm 2000, ông là phó giám đốc chi nhánh Hà Nội của Tổng công ty Sông Hồng, rồi là phó tổng giám đốc và tổng giám đốc của tổng công ty này cho đến năm 2007. Sau đó, ông được điều về làm phó tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) - Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam và, đến năm 2009, làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVC.. Ông được phong danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2011.

Khi PVC bị thua lỗ trầm trọng và có nguy cơ mất vốn, ông được Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng Bộ - Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung Bộ Công thương tại Đà Nẵng tháng 9/2013.. Tháng 2/2014, Bộ trưởng Công thương bổ nhiệm ông vào chức vụ Vụ trưởng - Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương.

Ngày 13.05.2015, ông đắc cử Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang, nhiệm kỳ 2011-2016. Do bị điều tra về vụ xe Biển số xanh và việc công ty PVC dưới thời ông quản trị thua lỗ trầm trọng, ngày 15.06.2016, ông đã chính thức viết đơn gửi Tỉnh ủy và HĐND tỉnh xin không tái cử vào chức vụ Phó Chủ tịch tỉnh, khóa 9, nhiệm kỳ 2016-2021.

Năm 2016, ông đắc cử đại biểu Quốc hội khóa XIV (2016-2021), nhưng bị Hội đồng Bầu cử Quốc gia không công nhận tư cách Đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, do Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, chủ trì theo chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vì cho là có nhiều khuyết điểm và phạm luật. Ngày 06.09.2016, ông Thanh đã gửi đơn xin ra khỏi Đảng đến báo Thanh niên để đăng, với lý do là ‘không còn tin vào sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư’, còn bản thân ông đã biến đi đâu ai không rõ. Ngày 08.09.2016, Ban Bí thư Trung Ương Đảng họp dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã biểu quyết 100% bằng phiếu kín quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Đảng.

Ngày 16.09.2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định số 20/C46-P12 ngày 19.09.2016 của Cơ quan Cảnh sát Điều tra - bộ Công an, khởi tố Trịnh Xuân Thanh về tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; và ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với ông này. Sau khi xác định Thanh đã bỏ trốn, Bộ Công an ra Quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với bị can. Do ‘không nói láo không phải là cộng sản’, nên trên mạng Ðài VOA (Tiếng nói Mỹ quốc) ngày 06.08.2017 cho biết trên trang web ‘những người bị truy nã’ của tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), cho đến ngày 05.08.2017, có ghi danh nhiều công dân Việt Nam, nhưng chưa có ai tên là Trịnh Xuân Thanh. Thật đúng là ‘Ðừng nghe những gì cộng sản nói. Hãy nhìn những gì họ làm’. Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương, nói Ban Thư ký Interpol đã ra lịnh truy nã quốc tế từ ngày 29.09.2016.

Ngày 15.09.2016, cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố 4 bị can thuộc Tổng công ty này: Vũ Đức Thuận, nguyên Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc; Nguyễn Mạnh Tiến, Phó tổng Giám đốc; Trương Quốc Dũng, nguyên Phó tổng Giám đốc và Phạm Tiến Đạt, nguyên Kế toán trưởng. Ngày 16.09.2016, Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, ra Quyết định số 363/C46 (P12) khởi tố Thanh về tội ‘cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’ quy định tại điều 165 Bộ luật Hình sự; đồng thời, ra lệnh bắt tạm giam và khám xét Trịnh Xuân Thanh.

Tháng 7/2016, Thanh đã gửi đơn đến tỉnh ủy Hậu Giang xin nghỉ phép từ 25 đến 29/7. Ngày 19.08.2016, Thanh gửi đơn lần 2 xin nghỉ một tháng (3/8 - 2/9) để đi nước ngoài trị bệnh. Theo tài liệu của Bộ Công an, Thanh đã bỏ trốn ra nước ngoài ngày 16.09.2016 và đã qua trú ẩn ở Đức. Sau khi xác định bị can bỏ trốn, cơ quan Cảnh sát điều tra ra Quyết định số 19/C46-P12 truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh.

Trong quá khứ, đầu thâp niên 1990, ông Thanh đã từng nộp đơn xin tị nạn chính trị ở Đức, nhưng sau đó lại tình nguyện trở về Việt Nam. Tháng 9/2016, ông lại đến Ðức để xin tỵ nạn một lần nữa và đơn này đang được cứu xét. Trong thời gian này, ông được phép lưu trú hợp lệ tại đây. Ðồng thời, một hồ sơ ‘dẫn độ’ ông Thanh trở về Việt Nam cũng đã được nhà nước Việt trao đến thẩm quyền Ðức và đang được cứu xét. Trong thời gian dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hamburg vào ngày 7 và 8 tháng 7/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề cập vấn đề này với bà Angela Merkel, Thủ tướng Ðức. Do đó, các giới chức Ðức lên án thái độ bất tín này của Việt cộng khi mang súng đạn vào lãnh thổ Ðức để trấn áp và bắt cóc người, dù đó là người Việt đang bị tố là tham nhũng trong ở một nước mà hầu hết các đảng viên công chức đều tham nhủng. Hãy nhìn sự giàu có của Nông Ðức Mạnh hay Lê Khả Phiêu, cũng như các cựu Tổng Bí thư cộng đảng khác, để thấy ‘đâu là sự thật’.

Do là Ðại biểu Quốc hội, ông Thanh có Thẻ Thông hành công vụ, đã trốn qua đường Lào, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ để tới Đức. Khi tới dây, vợ chồng ông đã xin giấy phép lưu trú tại Đức, nhưng chỉ có vợ ông được chấp thuận, còn ông bị từ chối, vì ông đang bị Hà Nội truy tìm. Tháng 6/2017, ông đã làm đơn xin tị nạn chính trị và sự bắt cóc này đã xảy ra.

II. SỰ KIỆN BẮT CÓC NGƯỜI.

Sáng ngày 23.07.2017, khoảng hơn 10 giờ 30, ông Trịnh Xuận Thanh cùng một nữ cán bộ Bộ Công thương đã bị nhóm người Việt võ trang khống chế bắt cóc tại công viên Tiergarten, cưởng chế ra đường, đưa lên một chiếc xe đợi sẵn, mang bảng số Cộng hòa Séc, trước khách sạn Sheraton ở quận Tiergarten Berlin.

[CHI TIẾT CHIẾC XE. Ngày 10.08.2017, Ðài VOA Tiếng Việt đã tiếp xúc với ông Bùi Quang Hiếu, chủ doanh nghiệp ‘Hieu Bui Travel’, cho thuê xe ở thủ đô Praha, Cộng hòa Czech, để được biết một chiếc xe Volkswagen 7 chỗ của công ty, biển số xe 2AB–3140. đã bị Cảnh sát Liên minh Âu châu đưa sang Đức hôm 28.07.2017 trong khuôn khổ một cuộc điều tra đặc biệt. Ông nói ông không thể khẳng định xe này có được dùng trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh hay không, nhưng cảnh sát Cộng hòa Czech đã đến hỏi ông nhiều chi tiết liên quan đến chiếc xe mà ông đã cho thuê hồi tháng rồi, đúng vào thời gian xảy ra vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh như chính phủ Đức loan tin. ‘Đây là sự tình cờ, chúng tôi cho thuê xe vào ngày 20/7 và họ trả xe cho tôi vào ngày 24/7. Cảnh sát Hình sự Âu châu có làm việc với tôi về chiếc xe đó và họ đã thu giữ chiếc xe vào ngày 28/7 trong khoảng hai tháng vì có liên quan đến một vụ việc nghiêm trọng mà họ không thể tiết lộ’. Người thuê xe là một người bạn của ông ở Trung tâm Thương mại Sapa Praha 4, và người này cho biết là ông thuê hộ xe cho một người khác với mục đích đi du lịch.]

Ông Hiếu cho biết các xe này của ông đều có đăng ký dịch vụ theo dõi hành trình bằng vệ tinh GPS, và cảnh sát Czech đang kiểm tra thông tin hành trình của chiếc xe này. Ngày 09.08.2017, Bộ Ngoại giao Đức cho hay là Bộ đang cân nhắc các bước cần thiết sau khi Việt Nam không hồi đáp yêu cầu của họ, đòi Việt Nam trả ông Trịnh Xuân Thanh về lại nước Đức. Ngày 08.08.2017, cảnh sát Czech cũng cho biết là họ đã chính thức mở cuộc điều tra về cuộc bắt cóc này ở Berlin, bằng một chiếc xe đăng ký biển số Cộng hòa Czech.

Cuộc bắt cóc, không may cho những kẻ khủng bố cộng sản, đã xảy ra trong khu vực an ninh được bảo vệ cao với hơn 1.500 máy chụp hình ghi rõ cả nốt ruồi trên mặt người trong xe. Nạn nhân Trịnh Xuân Thanh đã chống cự, la hét nên người qua đường đã dùng điện thoại cầm tay để ghi hình nội vụ và, sau đó, giao cho giới điếu tra. Ngoài ra, cảnh sát Ðức cũng tìm thấy điện thoại cầm tay của nạn nhân tại hiện trường.

Với bao nhiêu dữ kiện bằng chứng đó, giới cầm quyền Ðức đã quả quyết : Ðây là một cuộc bắt cóc người. Hơn thế, ông Thanh còn được Cơ quan cứu xét tị nạn Liên bang (BAMF) mời đến về việc ông xin quy chế Tị nạn vào hôm sau, ngày 24.07.2017. Ðến giờ hẹn, không thấy ông tới và bà đã điện thoại cũng không được ông trả lời, Luật sư Petra Isabel Schlagenhauf, trợ lý pháp luật cho ông liền báo động : ông Thanh mất tích. Các dữ kiện và tin tức thu đó được cho phép giới điều tra sớm kết luận: vụ bắt cóc do thẩm quyền Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Bá Linh (Berlin) tổ chức.

Tuy nhiên, giới chức Ngoại giao và cảnh sát Ðức đã kín tiếng để chờ cộng sản Hà Nội lên tiếng trước bằng bịa đặt ra sao. Ngày 30.07.2017, những tin ‘Trịnh Xuân Thanh đầu thú’ được loan truyền, nhưng Tướng công an Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, khi được phóng viên Pháp luật TP. Hồ chí Minh hỏi, đã trả lời ‘Ðến giờ tôi vẫn chưa có thông tin gì’. Nhưng sang ngày 31.07.2017, Trịnh Xuân Thanh bất thần ‘về chẳng ai hay’ và xuất hiện tại phòng trực Ban Hình sự của Bộ Công an để ‘đầu thú’.

Như tại các quốc gia độc lập, tôn trọng luật pháp và bảo vệ chủ quyền quốc gia khác, việc mang theo vũ khí xâm nhập lãnh thổ Đức để bắt cóc người sẽ ảnh hưởng nặng nề đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức cùng Liên hiệp Âu châu. Nếu chính phủ Đức tổ chức điều tra, thì chứng cớ vụ bắt cóc được tổ chức sẽ được bóc trần. Việc chứng minh nhà cầm quyền Việt Nam và bản thân ông Bộ trưởng Công an vô can phải được chứng minh.

Vì vậy, giải pháp được nhà nước Việt Nam tính trước phải ‘nói láo’ là Trịnh Xuân Thanh tự về nước và đầu thú. Với hai bản án ‘cố ý làm trái quy định gây thiệt hại 3.300 tỷ đồng’ và ‘tham ô tài sản’ lên tới hàng trăm tỷ đồng, cả hai đều thuộc khung tội tử hình, ông không có lối nào khác là thú tội với hứa hẹn khoan hồng của một ‘nhân vật cao cấp giấu tên’.

Cho tới ngày 19.08.2017, các chi tiết về lộ trình mà những kẻ bắt cóc đã chở ông Thanh đi qua những nơi nào và bằng cách nào để họ đưa ông Thanh và người phụ nữ đã bị bắt với ông về tới Việt Nam. Danh tánh của bà này cũng chỉ được suy đoán là Tô Linh Hương, con gái đồng chí ‘cao cấp’ Tô Huy Hứa. Nhật báo B.Z. phát hành ngày 05.08..2017, đăng một bài có tựa đề, tạm dịch: Mật vụ Việt Nam dùng người tình để ‘cò mồi’ bắt cóc Thanh. Họ tự mãn đây là một kế hoạch tinh xảo để đưa Thanh vào vụ bắt cóc. Từ lâu, họ đã biết Trịnh Xuân Thanh có mối quan hệ tình cảm với cô gái trẻ đẹp này. Họ đã đón cô ở sân bay Tegel Berlin trên một chiếc xe Limousine thuê mướn mang biển số Cộng hòa Séc. Vô tình hay cố ý, họ đã thuê mướn một xe được trang bị hệ thống GPS định vị (không phải là Navigationssystem thông thường để chỉ đường), nên toàn bộ lộ trình chiếc xe di chuyển đều được lưu trữ lại qua hệ thống định vị GPS. Đây là một lỗi lầm cốt tử của mật vụ Việt cộng. ‘Người tình cũ’ hẹn Trịnh Xuân Thanh trước khách sạn và cả hai cùng đi đến nơi xảy ra vụ bắt cóc. Trong lúc Thanh bị bắt cóc, ấu đã xảy ra, ‘người đẹp’ bị gảy tay. Sau đó, cô phải đi theo đoàn mật vụ với Thanh cho đến khi về đến Nội Bài ngày 29.07.2017. Tại đây, hai tướng công an đến nhận diện và xác nhận ‘đây chính l à Trịnh Xuân Thanh’, đang hôn mê, và được đưa vào Bịnh viện Việt-Đức lúc 22 giờ, để giải thuốc mê trước khi đưa về Bộ Công an giam giữ. Cô Hương cũng được Bịnh viện Việt-Đức để săn sóc vết thương và điều trị tại Bịnh viện Việt-Đức.

III. NHỮNG PHÁT NGÔN VIỆT VÀ ÐỨC QUA DÒNG THỜI GIAN.

A. Lập luận của nhà nước Việt Nam : ông Trịnh Xuân Thanh, người đang xin quy chế tị nạn tại Ðức, tự ý bỏ về nước để, ngày 31.07.2017, theo thông báo của Bộ Công an cho biết thì nghi can đã ra đầu thú tại trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, sau gần một năm trốn lệnh truy nã quốc tế.

(Các cấp lãnh đạo nhà nước Việt Nam không do dân bầu, được đảng cộng sản chỉ định do tranh dành chức quyền theo phe nhóm, mua chuộc lá phiếu của nhau bằng tiền chi viện của Tàu cộng. Do đó, họ là những kẻ không có đạo đức, chống lại và đánh đập không thương tiếc người dân vô tội, cô thế và tay không. Nói về tài chuyên môn thì chủ trương ‘hồng hơn chuyên’ và việc ‘đảng cử, dân bầu’ đã làm kiệt quệ Ðất Nước vì những người tài đức không cộng sản bị ngăn cản, bằng biện pháp côn đồ, để không thể giúp đồng bào và nước Việt Nam. Trường hợp rõ nhất là chúng chứa chấp Tập đoàn Formosa để gây thảm họa môi trường, gây chết và nhiễm độc cho người dân. Ai bảo đảm Formosa không tái phạm tội ác. Họ không biết thế nào là ‘tam quyền phân lập’ thì làm sao biết tôn trọng luật pháp quốc tế. Mọi người Việt, trong và ngoài nước, đều đồng ý việc chống tham nhủng, nhưng không thể chấp nhận ‘trò hề’ chống nhau ‘bịp bợm’ nhân danh chống tham nhủng. Trước năm 1975, chúng có thói quen vô Nam khủng bố, đặt chất nổ bắt cóc và thủ tiêu. Chứng nào tật nấy, đã là thành viên Liên hiệp quốc, đã là hội viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, cốt khỉ vẫn hoàn khỉ. Đảng đẻ ra luật rồi dùng luật rừng để ghép tội bất kỳ một công dân nào trái ý đảng… Nay, lại mang súng đạn sang nước khác, bất chấp luật nước ngưòi ta lẫn luật quốc tế để khủng bố, bắt cóc…)

B. Phản ứng của chính phủ Cộng hòa Liên bang Ðức :

Cuộc bắt cóc xảy ra trong lúc Cộng sản Việt Nam đang thảo luận với chính phủ Ðức về việc dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam và, cùng lúc, đang cứu xét đơn xin tỵ nạn của ông này. Người Ðức đề nghị Việt Nam nên tiến hành việc xét xử ông này vì, tại các quốc gia văn minh, các bị cáo chỉ bị coi là có tội khi đương sự bị kết án chung thẩm bởi Tòa án xứng danh, tức bản án không rút từ túi ra.

C.. Hành động trao đổi các phản đối giữa chính quyền đôi bên :

Ngày 31.07.2017, qua các báo quốc doanh Việt Nam, Bộ Công an công bố nghi can Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, sau gần một năm trốn lệnh truy nã toàn nước và quốc tế.

Trước tin này, nhiều đồng bào tự hỏi : ‘Tại sao Trịnh Xuân Thanh lại phải khổ công từ nước ngoài trở về Việt Nam để tự ra đầu thú? Nếu dọc đường bị bắt thì xem như mất cơ hội đầu thú và đương nhiên mất cơ hội được khoan hồng. Do đó, dù có ngu tới đâu thì Thanh cũng dư biết rằng cách tốt nhất, dễ nhất, an toàn nhất là đến trình diện và đầu thú tại Sứ quán CHXHCN Việt Nam tại nước đang lẫn trốn, với sự hiện diện của luật sư. Vậy có phải an ninh của đảng là toàn thứ láo không?’. Do đó, họ tin là ông đã bị bắt cóc. Người khác lên tiếng : ‘Tạ ơn ông Trời đã xui khiến gây nên vụ bắt cóc! Nhờ đó, thế giới mới thấy được bộ mặt bẩn thỉu của an ninh Việt cộng, chúng dám làm cả cái việc đó ở nước ngoài, và mong nước Đức thấy rõ tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, cũng thấy được chính quyền cộng sản Việt toàn là bọn bịp bợm nói dối, bịt mắt nhân dân Việt Nam’.

Ngày 02.08.2017, bộ Ngoại giao Liên bang Đức ra thông cáo báo chí cáo buộc Việt Nam vi phạm nghiêm trọng pháp luật Đức và luật quốc tế khi cho những người võ trang bắt cóc ông Thanh, một người đang xin tị nạn tại Đức và đang được xem xét : ‘Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là một hành động vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế một cách trắng trợn và chưa từng có. Nhờ sự nhanh nhạy của các cơ quan thực thi pháp luật Đức, vụ việc đã được phát giác. Giới chức thực thi luật pháp Đức nay cũng đang thực hiện các cuộc điều tra riêng của mình’.

Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức, ông Markus Ederer, đã triệu tập Ðại sứ Việt Nam tại Berlin ngày 01.08.2017 và tuyên bố tùy viên tình báo Ðại tá Nguyễn Đức Thoa, cán bộ Tổng cục Tình báo Việt Nam, là ‘persona non grata’ và phải rời khỏi nước Đức trong vòng 48 tiếng đống hồ.. Đồng thời, Đức cũng yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải trả lại ông Trịnh Xuân Thanh để ông này tiếp tục làm các thủ tục định lưu trú ở đây. Ngoài ra, Đức sẽ xem xét về các biện pháp chính trị, kinh tế và viện trợ phát triển.

{PERSONA NON GRATA, tiếng La tinh, là cách biểu hiện phản ứng mạnh mẽ trong ngoại giao quốc tế, có nghĩa là ‘người không được tiếp đón’, một quy chế do thẩm quyền ngành hành pháp của quốc gia chủ nhà áp dụng khi trục xuất một viên chức ngoại giao nước khác.

Điều 9, khoản 1 Công ước Viena về Quan hệ Ngoại giao quy định: ‘Quốc gia tiếp nhận [viên chức ngoại giao] có thể vào bất kỳ lúc nào và không cần giải thích quyết định của mình, thông báo cho quốc gia gửi [viên chức ngoại giao] rằng người đứng đầu hoặc bất kỳ viên chức nào thuộc ngoại giao đoàn là persona non grata, hoặc rằng bất kỳ viên chức nào thuộc ngoại giao đoàn là không thể chấp nhận được’.

Tuyên bố persona non grata được đưa ra khi có bằng chứng viên chức ngoại giao đó vi phạm luật pháp nước sở tại và/hoặc luật pháp quốc tế}.

Chính phủ Đức vừa ra tuyên bố đặt viên tình báo tại Toà đại sứ Việt Nam ở Đức trong tình trạng persona non grata và ra lệnh trục xuất người này khỏi lãnh thổ Đức trong vòng 48 giờ. Sau thời hạn đó, ông Nguyễn Đức Thoa không ra đi, cảnh sát Ðức đã áp tải ông ra phi trường và lên phi cơ. Thông thường, quốc gia có viên chức ngoại giao bị trục xuất sẽ trả đũa bằng cách trục xuất lại một viên chức ngoại giao nước kia. Không biết trong trường hợp hiện tại, nhà nước Việt Nam sẽ trả đũa ngoại giao ra sao đối với Đức?

Ngày 03.08.2017, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói: ‘Liên quan đến phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức xung quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh, tôi lấy làm tiếc về phát biểu của vị này ngày 2-8... Tôi hiểu vụ việc Trịnh Xuân Thanh được rất nhiều người quan tâm...’

Khi phóng viên AFP (Pháp) hỏi: ‘Việt Nam có xác nhận lời cáo buộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh không? Và liệu bà có nghĩ vụ việc này có ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao hai nước không? Hiện giờ ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu?’ và phong viên hãng DPA (Đức) hỏi: ‘Bà phản ứng thế nào về thông tin của luật sư ông Trịnh Xuân Thanh cho biết ông này đang xin tị nạn ở Đức?, bà Hằng đáp: ‘Theo thông báo ngày 31-7 của Bộ Công an Việt Nam thì ông Trịnh Xuân Thanh đã ra trình diện và đầu thú. Hiện nay các cơ quan chức năng Việt Nam đang tiến hành điều tra’ và nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức. Cũng trong ngày 03.08.2017, chương trình thời sự 19 giờ của Đài truyền hình Việt Nam đã phát đoạn phim ghi cảnh ông Trịnh Xuân Thanh nói về việc đầu thú của mình tại Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an. Nhưng bộ mặt thất thần, lo sợ của ông không phản ảnh sự nói thật của ông là điều mọi người thấy rõ. Gương mặt phờ phạc, hệt như khuôn mặt như thể bằng sáp của Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh lúc xuất hiện ở Hà Nội vào tháng 6/2015, sau quá nhiều tin đồn về việc ông này đã ‘biến mất’ ở Paris. Với Nguyễn Bá Thanh, hung thần cướp đất giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu (Giáo phận Ðà Nẵng), chết ngày 13.02.2015 vì bị phóng xạ, hiện nay, Trịnh Xuân Thanh, nhân vật việt cộng thứ ba mang tên Thanh gây sôi nổi trên chính trường Việt Nam trong những năm qua.

Những hình ảnh này không cho thấy rõ ràng là phim được quay trong cảnh huống nào. Cho đến nay, ngày 22.08.2017, chưa có thêm tin tức nào cho biết, trong 10 tháng qua ông Thanh ở đâu, có ra nước ngoài không, nếu có thì bằng cách nào, ai giúp đỡ, và về Việt Nam bằng cách nào.

Ngoài ra, đài này cũng cho chiếu đơn xin đầu thú của ông Thanh có đoạn: ‘Tôi thấy lo sợ trước kết luận về vi phạm của tôi và phải chịu trách nhiệm là người đứng đầu trong thua lỗ của PVC. Do lo sợ, suy nghĩ không hết, tôi đã quyết định trốn tại Đức. Trong thời gian này, cuộc sống trốn tránh, bấp bênh, luôn lo sợ. Được sự động viên của gia đình, bạn bè, tôi đã về Việt Nam và ra đầu thú tại cơ quan an ninh điều tra để được hưởng sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước và pháp luật’. Khi trả lời phỏng vấn, ông đã khẳng định: ‘Trong quá trình trốn chạy tôi nghĩ mình đã làm điều rất nông nổi, anh ạ. Suy nghĩ nó không chín chắn, quyết định đi trốn. Trong quá trình như thế thì thấy là mình cần phải về để đối diện với sự thật. Và cái thứ hai nữa là về để gặp lại mọi người. Đặc biết đối với lãnh đạo, báo cáo, minh nhận khuyết điểm, xin lỗi. Được gia đình động viên, tôi cũng xin về tự thú trước cơ quan’.

Toàn bộ lời ‘tự thú’ của Thanh cùng ‘đơn tự thú’ không được đăng nguyên văn mà chỉ trích dẫn vài đoạn ngắn, lại được ông Thanh ‘đọc’ theo một cách mà tất cả những người đã từng là tù nhân lương tâm của chế độ đều biết rõ sở thích và sở trường ‘dàn dựng’ của cơ quan an ninh điều tra. Nhưng quan trọng nhất, trong phần buộc ‘đọc’ và một phần bản viết tay ‘tự thú’ được đưa lên truyền hình, đã vắng bóng từ ngữ ‘bắt cóc’, cũng không hiện ra nội dung nào mà đương sự phủ nhận cáo buộc ông đã bị bắt cóc ở Đức.

Ngày 04.08.2017, Ngoại trưởng Cộng hòa Liên bang Đức Sigmar Gabriel, trong cuộc họp báo, đã tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp đáp trả Việt Nam vì Hà Nội bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, là điều không dung thứ và không thể dung thứ việc đó. Ðề cập đến việc tùy viên tình báo Việt bị đuổi về nước, ông Gabriel cho biết: ‘Chúng tôi đòi hỏi ông ta ra đi vì chúng tôi rất tin rằng ông ta liên quan vụ bắt cóc… Mọi thứ đều chứng minh giả thiết rằng ông ấy, cùng sự giúp đỡ của mật vụ Việt Nam và dùng nơi ở của ông ta tại sứ quán Việt Nam tại Đức, đã bắt cóc một người đang xin tị nạn.’

Cũng trong ngày hôm nay, Đài phát thanh Praha (Radio Praha) loan tin Cảnh sát Cộng hòa Czech đã chính thức mở cuộc điều tra vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Bà Ivana Nguyenova, phát ngôn viên Cảnh sát Czech, tuyên bố rằng bà không thể tiết lộ thêm những chi tiết để tránh những cản trở cho cuộc điều tra.

Bản tin Radio Praha cho biết thêm : ông Thanh đã đệ đơn xin tỵ nạn chính trị ở Đức vì bị nhà nước Việt Nam truy nã chính trị. Cuối tháng rồi, ông tái xuất hiện ở Việt Nam. Nhà chức trách Đức cho rằng ông bị mật vụ Việt Nam bắt cóc và áp tải về nước.

Ngày 09.08.2017, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức nói ông ‘lấy làm tiếc’ là yêu cầu của Đức đã không được Hà Nội ‘hồi đáp’. Ông cho biết đã có những tiếp xúc giữa 2 chính phủ về việc này. Bộ Ngoại giao Đức không cho biết những biện pháp cụ thể tiếp theo mà họ dự định áp dụng đối với Việt Nam là gì, nhưng đề cập tới việc Việt Nam đã nhận một lượng viện trợ phát triển đáng kể từ Đức. Năm 2015, Đức cam kết 220 triệu euro (gần 258 triệu mỹ kim) tiền viện trợ phát triển cho Việt Nam trong 2 năm.

Theo giáo sư Thayer (Úc Ðại Lợi), Việt Nam có thể đã tính đến những hậu quả tiêu cực của hành động này và luật sư Trần Quốc Thuận cũng đồng tình với ý kiến đó. Ông cho rằng Việt Nam khó chấp nhận giải pháp để Trịnh Xuân Thanh trở về Đức : « Việc Việt Nam quyết bắt cho được Trịnh Xuân Thanh vì nó là một nút thắt trong một vụ án tham nhũng lớn ở Việt Nam mà nó liên quan đến nhiều người, nhiều cấp’. Theo luật sư Thuận ‘Tôi nghĩ rằng họ quyết tâm như vậy thì chắc rằng khi đưa vấn đề ra để quyết định, về mặt ngoại giao và an ninh, nhà nước Việt Nam chắc đã tiên liệu sẽ có thể xảy ra chuyện này chuyện kia. Có thể cũng phải chấp nhận khi làm một công việc để làm trong sạch nội bộ’. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rất được lòng Tàu cộng, đang tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng trên quy mô lớn và từng tuyên bố phải bắt cho được Trịnh Xuân Thanh về lại Việt Nam.

Ngày 10.08.2017, các báo lớn ở Đức đều loan tin : Công tố viện liên bang nhận trách nhiệm điều tra thay cho Công tố viện Berlin, và viện này cho biết theo kết quả điều tra hiện thời, ông Thanh đã bị đưa vào Tòa Ðại sứ trước khi được đưa về Việt Nam. Từ một nước có chung biên giới với Ðức, Trịnh Xuân Thanh bị áp tải trên một chiếc cáng, sau khi bị tiêm thuốc mê, để đưa về nước trên một chiếc máy bay ngụy trang chở bệnh nhân.

... Văn phòng Công tố Liên bang đã nhận lãnh việc điều tra vì nghi vấn hoạt động gián điệp nước ngoài (điều 99 Luật Hình sự) và chuyện tước đoạt tự do của con người (điều 239 Luật Hình sự). Trích ‘Thông cáo của Văn phòng Công tố liên bang Đức. Tổng trưởng Ngoại giao Gabriel nhấn mạnh rằng Đức ‘sẽ không dung thứ’ dù ‘trong bất kỳ hoàn cảnh nào’ và ‘sẽ không để yên’ chuyện này.

Cũng trong ngày 10.08.2017 này, báo Spiegel Online có bài ‘Ông T. và người đàn ông Việt Nam bị bắt cóc’ để đáp lại bài viết bởi ông Thắng, ‘Quan hệ ngoại giao Đức-Việt sẽ ra sao sau vụ việc Trịnh Xuân Thanh ?’, được Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ đăng lại trên trang Facebook của mình. Qua bài viết này, báo Spiegel cho chúng ta hay luật gia Hồ Ngọc Thắng, công chức Sở Di dân và Tị nạn Liên bang Đức từ năm 1991, công việc là nghiên cứu và có thể xét duyệt hồ sơ tị nạn chính trị, đã bị cho ngưng việc. Lý do : ông có thể đã xem các hồ sơ tị nạn. Cơ quan này cũng đã yêu cầu Cục tình báo Liên bang Đức (BND) tham gia điều tra. Cư dân mạng tìm ra được nhân vật này là ông Thắng, một cây bút quá quen thuộc với giới người Việt Tự do đòi ‘Tự do cho Ðồng bào và Dân chủ cho Quê hương’, vì ông có nhiều bài viết đăng trên báo Nhân Dân, tấn công các nhà hoạt động, phê phán các giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây, ca tụng chế độ, chứng minh sự đúng đắn của Ðảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, dù ông đang sống và làm việc ở Đức từ 26 năm qua!

Nhân chuyện ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, ông Thắng đã viết trên trang Facebook của giám đốc truyền thanh Việt Nam cho rằng ‘các cơ quan Đức không có thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy ông Thanh bị ‘bắt cóc’ và ‘Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức’ chủ yếu chỉ dựa vào phát biểu của bà Luật sư, đại diện cho ông Thanh’ cũng như ‘Tôi tin rằng, vài ngày nữa, chậm nhất vài tuần, sự kiện Trịnh Xuân Thanh sẽ chìm trong sự lãng quên. Cũng chẳng tốt đẹp gì cho Nhà nước Đức, nếu ai đó nhắc lại vụ việc này’. Thật thảm hại khi báo Nhân Dân, hàng năm móc túi đồng bào gần 50 tỷ đồng, để thuê những tên báo đời, báo hại, viết bài chống lại nhân dân!

Ngoài ra, báo TAZ ngày 10.08.2017 có đăng một bài báo với tựa đề ‘Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Người cộng sản trong sở Liên bang’, tường thuật về vụ việc ông Hồ Ngọc Thắng. Cơ quan cứu xét tỵ nạn Liên bang (BAMF) cho tờ TAZ biết, trong phần hành công việc, ông Hồ Ngọc Thắng đã không có đảm trách về những người Việt Nam đệ đơn xin tỵ nạn.

Ngày 12.08.2017. Sự việc ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc giữa ban ngày tại thủ đô Berlin bắt đầu có tác động tiêu cực tới cộng đồng người Việt ở đây. Qua thông cáo báo chí ngày 02.08.2017, Chính phủ Đức ra trình báo cho người dân nước mình sự phạm pháp luật Ðức và luật quốc tế do một nhóm võ trang, nhận chỉ của Tòa Ðại sứ Việt, bất chấp chủ quyền nước Ðức, thực hiện hành động bắt cóc một người Việt đang xin tị nạn (1). Hành vi khủng bố này, như vậy, có thể xảy ra cho bất cứ người Việt nào, đặc biệt những vị luôn lên tiếng đòi Hà Nội tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam hiện đang sống tại Ðức, tị nạn hay đã là người Ðức.

{(1) Tại nước Pháp, khi một người xin tị nạn tới nước này, đương sự trở thành người không quốc tịch (apatride), được sự bảo trợ của Cảnh sát Pháp và được hưởng nhiều quyền lợi như công dân Pháp về an ninh xã hội, nhất là quyền làm việc, không cần phải xin phép cơ quan lao động như người ngoại quốc. Cơ quan cấp quy chế tị nạn ở Pháp là Office Francais Protection Réfugiés Apatrides (OFPRA, Cơ quan Pháp Bảo vệ người Tị nạn và Không Quốc tịch). Trong trường hợp một người đang bị đe dọa bị trừng trị bất công khi trở về chính quốc, nơi thường trú của mình, có thể nộp đơn xin tị nạn tại OFRRA để được xét và chấp thuận chiếu theo Công ước Geneva 1951 về Tị nạn.. Hành động tiếp nhận người Tị Nạn có nguồn gốc từ Kitô giáo và, do đó, Ðức Thánh Cha Phanxicô luôn mời gọi các quốc gia tự do và dân chủ tiếp nhận người tị nạn. Chính Người cũng đã tiếp nhận người tị nạn ở Vatican.

Nếu chính phủ Ðức cũng áp dụng như Pháp về người không quốc tịch (apatride), thì ông Trịnh Xuân Thành còn quốc tịch Việt Nam hay không ? Ðó là điều chúng ta cần biết về Luật Quốc tế. Những người này được chi phối bởi Công ước New York 1954. Hy vọng người cộng sản đã ký tham dự Công ước và hiểu rõ nội dung.

Ngoài ra, chúng tôi vô cùng thất vọng khi thấy có những người Việt từng khoe là mình tốt nghiệp Luật ở các nước Tây Âu phản đối nhà cầm quyền Ðức xét đơn tị nạn cho một người Việt đang bị truy nã hình sự (như tham nhũng…). Không phải như vậy mà vì Tòa Việt Nam chưa chung thẩm tuyên án nào cho ông Thanh. Thứ đến, Tòa Việt Nam có độc lập với Ðảng hay không hay chỉ xử theo bản án rút túi… Phiên xử có công khai không hay chỉ gồm những côn đồ, phụ nữ không liên can gì đến bị cáo hay vụ án… Ông Thanh tuyên bố về đầu thú để tìm Sự Thật, vậy Luật sư Petra Isabel Schlagenhauf có thể dự khán, chưa nói đến việc có thể tranh tụng trước Tòa. Do đó, nước Ðức chỉ xét, chưa chấp thuận, việc xin tị nạn của ông Thanh chỉ vì ông có thể bị xử tử hình mà nước Ðức đã không còn chấp nhận hình phạt này. Ước mong chúng ta đồng ý với nhau : bán nước nặng tội hơn tham nhũng. Chúng tôi lên án cả hai loại người phạm tội này.}

Do đó, vào lúc 14 giờ hôm 12.08.2017 tại Cổng thành Brandenburg, một biểu tượng của Thủ đô Berlin và Tòa Ðại sứ Hà Nội ở Ðức, đoàn người Việt, không cộng sản, mang quốc kỳ Đức và cờ Việt Nam Cộng hòa cùng các biểu ngữ, Họ hô vang các khẩu hiệu đòi nhân quyền, tự do và dân chủ đồng bào ở Việt Nam. Ngoài ra, ‘với cuộc tuần hành này, chúng tôi biểu hiện thái độ chống hoạt động mật vụ của Việt Nam trên nước Đức’. Như phát biểu của nữ bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên hội người Việt tị nạn tại Cộng hòa Liên bang Đức, Ban tổ chức. Bà tiếp lời: ‘Tôi không đoán được tác động của cuộc biểu tình đến nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, nhưng đối với dư luận Đức, chúng tôi đã để lại một tiếng vang đáng kể’.

Trước đó, ngày 05.08.2017, Liên hội người Việt tị nạn tại Đức đã gửi thư ngỏ tới Tổng trưởng Bộ Nội vụ Thomas De Maizière để bày tỏ ‘lo ngại cho an ninh của những người Việt tranh đấu nhân quyền cho Việt Nam tại Đức’. Trong thư, tổ chức này viết rằng vụ bắt giữ ông Thanh là “một mối đe dọa trực tiếp vào an ninh của cộng đồng người Việt tị nạn trên nước Đức’ và rằng ‘chúng ta không thể loại bỏ khả năng nhân viên tình báo và đại sứ Việt Nam tại Đức vẫn tiếp tục theo dõi, dọa dẫm và làm hại những người Việt tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam tại ngay trên lãnh thổ Đức’.

Nhân dịp ‘bắt cóc’ này, các Dân biểu Quốc hội Ðức đã lên tiếng :

- Báo Der Spiegel dẫn lời dân biểu Burkhard Lischka: ‘Theo ý tôi, cần trục xuất thêm mật vụ, nhân viên tình báo Việt Nam khác nữa và đóng băng các ngân khoản dành riêng cho các dự án cá thể trong khuôn khổ chương trình viện trợ hợp tác phát triển’ cho Hà nội.

- Nhật báo Sueddeutsche Zeitung và các báo khác, ngày 12.08.2017 cũng đăng phát biểu của dân biểu Lischka, Phát ngôn viên về chính trị nội vụ trong khối nghị viên đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD).

- Truyền thông Đức cũng trích lời dân biểu Juergen Hardt, phát ngôn viên về ngoại giao của khối dân biểu đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) kêu gọi các biện pháp chung của Liên minh Âu châu đối với Việt Nam. Ông đề xuất các biện pháp như trục xuất thêm những công an ‘nằm vùng’ trong Sứ quán Việt Nam tại Berlin.

Ngày 13.08.2017, Cảnh sát Czech đã bắt giữ để điều tra một người Việt có tên là Nguyễn Hải Long, chủ doanh nghiệp chuyển tiền MoneyGram tại chợ Sapa. Được biết, ông này đã đứng ra thuê chiếc xe Multivan Volkswagen số 2AB-3140, ngày 20.07.2017 cho những người tham gia bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh và có thể ông đã lái xe từ Prague đến giao xe tại Berlin. Ông Bùi Quang Hiếu, chủ cho thuê xe này xác nhận, trong thời gian chiếc xe nói trên cho ông Long thuê, ông Long vẫn làm việc tại cửa hàng MoneyGram. Nhiều nhân chứng cũng xác nhận sự kiện này. Khi xe này được đem trả lại ngày 24.07.2017, ông Bùi Quang Hiếu ghi nhận hành trình xe đã chạy trên 800 kms.

Trước đó, hồi đầu tháng 7, cùng thời điểm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang dự G20 tại Đức, ông Long cũng đã thuê đúng chiếc xe này để chở nhiều người và chạy một quãng đường khá dài với trên 2.000 km. Ðây có thể là một nghi vấn mà cảnh sát sẽ điều tra kỹ, vì khi đó, đi cùng đoàn Việt Nam, có nhiều mật vụ, đặc biệt họ đã xin phép chính quyền Đức được mang theo súng để dùng trên lãnh thổ Âu châu.

Ngày 17.08.2017, Cảnh sát đặc biệt Czech đã đến kiểm tra và niêm phong cơ sở chuyển tiền MoneyGram của ông Long với các tài liệu cùng nhiều trang thiết bị để tiếp tục điều tra. Sau đó, đã có thêm nhiều cảnh sát điều tra Đức được tăng cường sang Cộng hòa Czech để trực tiếp lấy lời khai của những người liên quan đến vụ việc, các bức ảnh chụp nhiều khuôn mặt người Việt được đưa ra để nhân chứng nhận diện, một số danh tính đã được xác nhận qua hình thức này. Cảnh sát Czech đã chấp thuận để Cảnh sát Ðức tạm giam đương sự hầu tiến hành điều tra để chứng minh ‘cựu đồng chí Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc’, chứ không ‘đầu thú’ như ông nói và viết. Sự Thật là ở đó.

Ngày 24.08.2017, Tổng Công tố viên Liên bang Đức phát hành Thông cáo báo cho biết tóm lược diễn tiến cuộc điều tra theo thứ tự thời gian:

- Ngày 20.07.2017, ông Nguyễn Hải Long, sau khi thuê xe ở Hieu Bui Travel, đã lái xe đến Berlin. Có thể nghi can đã từ Berlin trở về Praha ngay lập tức bằng một phương tiện chuyên chở. Vì thế, những ngày sau đó, nhiều nhân chứng vẫn thấy ông làm việc tại cửa hàng ở Praha, ông Bùi Quang Hiếu, chủ cho thuê xe cũng xác nhận điều này.

- Ngày 23.07.2017, Trịnh Xuân Thanh và người tình 25 tuổi bị bắt cóc đưa lên chiếc xe Volkswagen do Long thuê mướn. Vụ bắt cóc này có một vài nhân chứng trông thấy, họ đã ghi số xe và lập tức gọi điện thoại báo cho cảnh sát biết.

- Ngày 24.07.2017, Những luật sư của Trịnh Xuân Thanh đã báo động cho các cơ quan chức năng biết về sự mất tích của thân chủ và có lẽ đã bị bắt cóc.

- Ngày 24.07.2017, Công tố viện bang Berlin cũng như Sở cảnh sát hình sự bang Berlin (LKA Berlin) bắt đầu vào cuộc điều tra.

- Ngày 28.07.2017, Cảnh sát Đức phối hợp với cảnh sát Cộng hòa Czech đã tìm ra chiếc xe Volkswagen 7 chỗ ngồi và câu từ Praha đưa về nước Đức.

- Ngày 31.07.2017, Việt Nam đưa tin Trịnh Xuân Thanh đã tự nguyện về Việt Nam đầu thú

- Ngày 02.08.2017, Bộ Ngoại giao Đức tuyên bố, không còn hoài nghi gì Trịnh Xuân Thanh đã bị mật vụ Việt nam bị bắt cóc áp tải về nước và đuổi về nước Tùy viên tình báo Nguyễn Đức Thoa của Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin.

- Ngày 10.08.2017, Công tố viện Liên bang cũng như Sở cảnh sát hình sự Liên bang (BKA) đảm nhận cuộc điều tra, vì có những chứng cớ cho thấy đây là một vụ hoạt động gián điệp nước ngoài trên lãnh thổ Đức. Kể từ đây cuộc điều tra có một tầm vóc mới, từ bình diện tiểu bang được nâng lên bình diện cao nhất là liên bang và tất nhiên Cục tình báo liên bang Đức (BND) cũng vào cuộc.

- Ngày 11.08.2017, Thẩm phán Điều tra của Tối cao Pháp viện Liên bang Đức ra lệnh bắt giam nghi can Nguyễn Hải Long.

- Ngày 12.08.2017, Nghi can Nguyễn Hải Long bị cảnh sát Cộng hòa Czech bắt ở Praha.

- Ngày 17.08.2017, Cảnh sát Cộng hòa Czech khám xét văn phòng dịch vụ chuyển tiền của nghi can Nguyễn Hải Long ở Praha.

- Ngày 23.08.2017, Nghi can Nguyễn Hải Long bị dẫn độ từ Praha về nước Đức.

Hà Minh Thảo
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" <pwillay@orange.fr>

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen