Lê Minh Khôi
-
Nói về thơ là nói về một đề tài bất tận. Thơ là tinh hoa của văn
chương. Thơ lại chia ra nhiều trường phái thể loại, cho nên đề tài rộng
lớn này không thể đề cập trong một vài bài viết. Ở đây trong khuôn khổ
hạn hẹp này người viết chỉ muốn giới thiệu một loại thơ: Đó là thơ chửi,
mà là thơ chửi hiện đại, không phải chửi cho đã miệng sướng mồm.
Cho
tới nay chưa có một bài viết hay một văn bản xác quyết được là thơ chửi
xuất hiện từ thời nào và ai là tổ sư nhưng có một điều chắc chắn là thơ
chửi đã song hành với chúng ta cùng theo giòng đời từ lâu lắm. Xa thì
không biết chứ gần chúng ta nhất phải kể đến nhà thơ Tú Xương. Ông có
thể được xếp vào bậc đại sư cao thủ: Chửi đời, chửi thiên hạ sự thì có
thơ trào phúng. Chán mình, đem chính mình ra diễu chơi thì có thơ tự
trào.
Ông tự họa chân dung của mình:
Vị Xuyên có Tú Xương
Dở dở lại ương ương
Cao lâu thường ăn quịt
Thổ đỉ lại chơi lường
Chọc phá mấy tên khoác áo nhà tu buôn thần bán thánh cỡ như sư quốc doanh Minh Châu, Thanh Tứ, Quảng Liên, Trí Tịnh… ông viết:
Này nón tu lờ này mũ thâm
Đi đâu chẵng đội để ong châm
Tu hành, đâu phải là tu hú (1)
Bá ngọ con ong bé cái lầm.
Câu này người viết mong được chỉ giáo.
Từ
sau nhà thơ Tú Xương, không ít hậu bối vì ngưỡng mộ tài danh của ông
nên đã theo gương tiếp nối. Các cao thủ thành danh có thể nêu tên như Tú
Mỡ, Tú Nạc, Tú Đùm, Tú Kép. Có vị khăn đóng áo dài viết loại thơ chửi
nhưng lại ký tên là ông Đồ như Đồ Gàn, Đồ Bỏ, Đồ Cổ. Có vị chơi trội hơn
thì thay vì xưng Tú Tài lại xưng là Cử Nhân như Cử Tạ, Cử Nỡm. Gần đây
nhất có thơ Bút Tre với cách gieo vần hay cách dùng chữ rất độc đáo.
Tiếp nối Bút Tre là các tác giả như Bút Cùn, Bút Sắt, Bút Lông,... và
rất nhiều nhà thơ vô danh khác.
Đây là vài câu theo thể thơ Bút Tre:
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về
hoặc
Bác Hồ cùng với Bác Tôn
Cả hai đều thích rờ “đầu” gái tơ.
Luật
thơ lục bát thì chữ thứ sáu của câu sau phải cùng âm cùng vận với chữ
chót của câu trước. Mở đầu truyện Kim Vân Kiều thi hào Nguyễn Du viết:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Chữ
“là” của câu sau phải cùng âm vận với chữ “ta” là chữ cuối của câu
trước. Ở đây chữ “rờ” không thể đi với chữ “Tôn” được, đọc lên nghe
chướng tai và tức anh ách. Vậy thì phải kiếm chữ mang âm “ôn” hay “ồn”
thay vào chữ “đầu” cho xuôi tai đúng nghĩa. Cái đó là tùy thuộc vào sự
tinh tế của người thưởng thức thơ Bút Tre, sao cho đúng điệu Bá Nha – Tử
Kỳ.
Ngoài
ra, cũng có những bài thơ và có những vần thơ không rõ tác giả vì tác
giả chưa dám lộ tên hay không muốn lộ tên. Những bài thơ này như những
phát thần công nhắm thẳng vào chế độ cùng những tên Cán Ngố.
Ngang lưng thì thắt phương châm
Đầu đội chính sách tay cầm chủ trương
Chân đi đôi dép lập trường
Đi hoài chẳng biết con đường đi đâu
Nhắc lại thời bao cấp, người dân bị bắt buộc vào hợp tác xã, mỗi năm được phân phối bốn thước vải nên đã có những câu thơ:
Đi làm hợp tác hợp te
Không đủ miếng giẻ mà che cái l…
Bác Hồ với chả Bác Tôn
Ở đâu thì đến xem l... chúng tao
hoặc:
Một năm bốn thước vải thô
Làm sao che kín Cụ Hồ em ơi
Vào
thời kỳ sau 1975, hàng triệu người dân Việt Nam liều chết vượt biên
vượt biển trốn chạy chế độ Cộng Sản, thây trôi đầy bể, xác chết đầy
rừng. Tại Ấn Độ, trong một cuộc họp báo khi được hỏi về hiện tượng này
thì tên Thủ Tướng Cộng Sản Phạm Văn Đồng đã trả lời: “Đó là thành phần
rác rưởi cặn bã đĩ điếm của xã hội”. và Nguyễn Thiện Nhân, tên dùng
bằng giả giữ chức Phó Thủ Tướng Cộng Sản Hà Nội, tuyên bố: “Đó là
những kẻ cần phải bị treo cổ”.
Nhưng
rồi khi cần đôla, Đảng đã quay ngược 180 đô, gọi những người vượt biên
vượt biển là “Núm ruột ngàn xa của tổ quốc, không thể tách rời”. Bởi vậy
trong dân gian xuất hiện những bài thơ hay những câu thơ chửi như sau:
Ngày đi, Đảng gọi Việt gian
Ngày về Đảng lại chuyển sang Việt kiều
Chưa đi: phản động trăm chiều
Đi rồi: thành khúc ruột yêu ngàn trùng.
Trốn đi Đảng bắt đến cùng
Trở về mời gọi, săn lùng đô la
Đảng ta ân đức bao la
Là cụ thằng đểu, là cha thằng lừa...
Việt Minh, Việt Cộng, Việt Kiều,
Trong ba Việt ấy, Đảng yêu Việt nào?
Việt Minh thì tuổi đã cao!
Việt Cộng ốm yếu, xanh xao gầy còm!
Việt Kiều thì vẫn còn son.
Đảng yêu, đảng quý như con trong nhà!
Chỉ cần một ít Đô La
Việt Gian phản quốc hóa ra Việt Kiều!
Khi
Đảng ra nghị quyết bắt toàn dân học tập làm việc theo gương đạo đức của
Hồ Chủ Tiệm thì trong dân gian lại có thơ lưu truyền chế diễu trò bất
lương "ăn lường đụ" của Tặc Hồ, tức là trò chém vè “Hit And Run”.
Yêu em mấy núi cũng trèo
Khi em vác bụng mấy đèo cũng dông!
Bác là lãnh tụ chính tông
Lý lịch của bác: Lộn dòng, hoang thai
Lời bác văng vẳng bên tai
Bồ mà vác bụng “bái bai” tức thì
Cứ theo đường bác anh đi
Toàn đảng cùng bước... trách gì riêng anh.
Gần
đây lại có những bài thơ dám ghi tên tác giả đường hoàng. Nhà thơ Trần
Ngọc Thụ sau 30 năm đi làm cách miệng, lúc trở lại quê xưa đã phải ngậm
ngùi thốt lên:
Con đường hàng tỉnh tôi đi
Ba mươi năm ấy có gì khác xưa?
Ông lão đánh trâu đì bừa
Là con ông lão... ngày xưa... đi cày(!)
Và
đây là bài thơ mới nhất của Trần Vàng Sao, tên thật là Nguyễn Đính, một
sinh viên cùng với Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ
Ngọc Phan thuộc nhóm sinh viên tranh đấu đã lập đầu công trong việc sát
hại hơn sáu ngàn người dân xứ Huế trong trận Mậu Thân 1968. Sau trận Mậu
Thân, Trần Vàng Sao chạy vào bưng, khi bị bệnh đã được đưa ra Hà Nội
chữa trị tại bệnh viện Bạch Mai.
Người
viết chưa từng được đọc thơ của Trần Vàng Sao nhưng nhà báo Ngô Vương
Toại, một lãnh tụ sinh viên chống cộng và từng bị nhóm sinh viên cộng
sản Dương Văn Đầy bắn trọng thương tại sân trường Đại Học Văn Khoa Sài
Gòn, trong một lần đấu chuyện tại Phở Xe Lửa, cho biết Trần Vàng Sao có
một số bài thơ khá hay.
Bài thơ này được đưa lên như là một chứng tích.
Tau Chịu Hết Nổi Rồi!
Trần Vàng Sao
(người chuyển bài: Ls Lê Trọng Quát)
Tau chưởi
cho trập mả trập mồ
tau tức quá rồi
tau chịu không nổi
tau nghẹn cuống họng
tau lộn ruột lộn gan
tau cũng có chân có tay
tau cũng có đầu có óc
có miệng có mắt
có ông bà
có cha mẹ
có vợ con có ngày sinh tháng đẻ
có bàn thờ tổ tiên một tháng hai lần
rằm mồng một hương khói bông ba hoa quả
tau đầu tắt mặt tối
đổ mồ hôi sôi nước mắt
vẫn đồng không trự nõ có
suốt cả đời ăn tro mò trú
suốt cả đời khố chuối Trần Minh
kêu trời không thấu
tau phải câm miệng hến
không được nói
không được la hét
nghĩ có tức không
tau chưởi
tau phải chưởi
tau chưởi bây
tau chưởi thẳng vào mặt bây
không bóng không gió
không chó không mèo
mười hai nhánh họ bây đem lư hương bát nước
giường thờ chiếu trải sắp hàng một dãy ra đây
đặng nghe tau chưởi
tau kêu thằng khai canh khai khẩn tam đợi mười đời
cao tằng cố tổ ông nội ông ngoại cha mẹ chú bác cô dì
con cháu thân hơi cật ruột bây tau chưởi
tau chưởi cho tiền đời dĩ lai bây mất nòi mất giống
hết nối dõi tông đường
tau chưởi cho mồ mả bây sập nắp
tau chưởi cho bây có chết chưa liệm ruồi bu kiến đậu
tam giáo đạo sư bây
cố tổ cao tằng cái con cái thằng nào móc miếng cho bây
hà hơi trún nước miếng cho bây
bây ỉ thế ỉ thần
cậy nhà cao cửa rộng
cậy tiền rương bạc đống
bây ăn tai nói ngược
ăn hô nói thừa
đòn xóc nhọn hai đầu
ngậm máu phun người
bây bứng cây sống trồng cây chết
vu oan giá họa
giết người không gươm không dao
đang sống - bây giả đò chết
người chết - bây dựng đứng cho sống
bây sâu độc thiểm phước
bây thủ đoạn gian manh
bây là rắn
toàn là rắn
như cú dòm nhà bệnh
đêm bây mò
ngày bây rình
dưới giường
trên bàn thờ
trong xó bếp
bỏ tên bỏ họ cha mẹ sinh ra bây mang bí danh
anh hùng dũng cảm vĩ đại kiên cường
lúc bây thật - lúc bây giả
khi bây ẩn - khi bây hiện
lúc người - lúc ma
lúc lên tay múa ngón sủi bọt mép gào thét
lúc trợn mắt khua môi múa mỏ đả đảo muôn năm
lúc như thầy tu vào hạ
lúc như con nít đói bụng đòi ăn
hai con mắt bây đứng tròng
bây bắt hết mọi người trước khi chết phải hô
cha mẹ bây, ông nội ông ngoại bây, tiên sư cố tổ bây
sống dai đời đời kiếp kiếp
phải quỳ gối cúi đầu
nghe bây nói không được cãi
phải suốt đời làm người có tội
vạn đợi đội ơn bây
đứa nào không nghe - bây hớt mỏ chôn sống
thằng nào không sợ - bây vằm mặt thủ tiêu
bây làm cho mọi người tránh nhau
bây làm cho mọi người thấy nhau nhổ nước miếng
đồ phản động
đồ chống đối
đồ không đá bàn thờ tổ tiên
đồ không biết đốt chùa thiêu Phật
thượng tổ cô bà bây
mụ cô tam đợi mười đời bây
tau xanh xương mét máu
thân tàn ma dại
rách như cái xơ mướp chùi trách nồi không sạch
mả ông bà cố tổ bây kết hết à
tụi bây thằng nào cũng híp mắt hai cằm
bây ăn chi mà ăn đoản hậu
ăn quá dã man
bây ăn tươi nuốt sống
mà miệng không dính máu
người chết bây cũng không chừa
năm năm mười năm hai mươi năm
xương chân xương tay sọ dừa vải liệm`
bây nhai, bây khới, bây mút
cả húp cả chan - bây còn kêu van xót ruột
bao nhiêu người chết - diều tha quạ rứt
xương khô cốt tàn dọc bờ dọc bụi giữa núi giữa rừng
để bây xây lăng đắp mộ dựng tượng dựng đài cho
cha mẹ cố tổ bây
hỡi cô hồn các đẳng
hỡi âm binh bộ hạ
hỡi những kẻ khuất mặt đi mây về gió
trong am trong miếu giữa chợ giữa đường
đầu sông cuối bãi
móc họng bóp cổ móc mắt bọn chúng nó
cho bọn chúng nó chết tiệt hết cho rồi
bây giết người như thế
bây phải chết như thế
ác lai thì ác báo
tau chưởi ngày chưởi đêm
mới bét con mắt ra tau chưởi
chập choạng chạng vạng tau chưởi
nửa đêm gà gáy tau chưởi
giữa trưa đứng bóng tau chưởi
bây có là thiền thừ mười tám con mắt tau cũng chưởi
mười hai nhánh họ bây
cao tằng cố tổ bây
tiên sư cha bây
tau chưởi cho bây ăn nửa chừng mẻ chai mẻ chén
xương cá xương thịt mắc ngang cuống họng
tau chửi cho nửa đêm oan hồn yêu tinh ma quỷ
mình mẩy đầy máu hiện hình vây quanh bây đòi trả đầu trả chân trả tay trả hòm trả vải liệm
tau chưởi cho cha mẹ bây có chết cũng mồ xiêu mả lạc đoạ xuống ba tầng địa ngục bị bỏ vào vạc dầu
tau chưởi cho cha mẹ bây có còn sống cũng điên tàn đui què câm điếc làm cô hồn sống lang thang đầu đường xó chợ
bốc đất mà ăn, xé áo quần mà nhai cho bây có nhìn ra cũng phải tránh xa
tau chưởi cho con cái bây đứa mới đi đứa đã lớn
sa chân sẩy tay đui què sứt mẻ nửa đòi nửa đoạn
chết không được mà sống cũng không được
tau chưởi cho dứt nọc dòng giống của bây
cho bây chết sạch hết
không bà không con
không phúng không điếu
không tưởng không niệm
không mồ không mả
tuyệt tự vô dư
tau chưởi cho bây chết hết
chết sạch hết
không còn một con
không còn một thằng
không còn một mống
chết tiệt hết
hết đời bây !
Tau Đây:
Trần Vàng Sao
Tên các hồ nổi tiếng nhất Việt Nam....
Rộng lớn nhất: hồ Ba Bể. Yên ổn nhất: hồ Trị An. Buồn tẻ nhất: hồ Than Thở. Chậm chạm nhất: hồ Con Rùa Thơm tho nhất: hồ Xuân Hương. Sính ngoại nhất: hồ Tây.
Sắc nhọn nhất: hồ Gươm Hữu nghị nhất: hồ Hòa Bình Nổi danh nhất: hồ Dầu Tiếng. Quậy nhất: hồ Lắc.
Nghiêm khắc nhất: hồ Cấm Sơn.
Bạc bẽo nhất: hồ Tam Bạc. Ướt át nhất: hồ Thủ Lệ. Thư thái nhất: hồ Thanh Nhàn.
Sắc nhọn nhất: hồ Gươm Hữu nghị nhất: hồ Hòa Bình Nổi danh nhất: hồ Dầu Tiếng. Quậy nhất: hồ Lắc.
Nghiêm khắc nhất: hồ Cấm Sơn.
Bạc bẽo nhất: hồ Tam Bạc. Ướt át nhất: hồ Thủ Lệ. Thư thái nhất: hồ Thanh Nhàn.
Khốn nạn nhất: Hồ Chí Minh !
Lê Minh Khôi
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen