Trần Khải
Nhà nước Trung Quốc vẫn không nới tay ở Tây Tạng, bất
kể dư luận quốc tế.
Bản tin Phayul hôm 26-2-2015 cho biết các vị sư dưới 19 tuổi tại nhiều tu viện ở tỉnh Qinghai (Thanh Hải) đã bị buộc hoàn tục.
Chính quyền tỉnh này đang ngăn cản các vị sư dưới 19 tuổi về thăm nhà trong dịp Tết Tây Tạng – không cho về lại tu viện.
Một nguồn tin từ người Tây Tạng nói với RFA rằng công an nói với các bậc ba mẹ trong một buổi họp rằng họ không được phép cho các con trở về tu viện, và thay vào đó là phải ép các tăng ni trẻ này cởi áo tu sĩ, ghi danh đi học ở trường học địa phương.
Chính quyền đã chọn thời điểm sau Tết Tây Tạng, nguyên khởi đầu vào ngày 19-2-2015 để làm trận càn quét thế hệ tu sĩ trẻ để đưa về đời.
Bản tin Phayul hôm 26-2-2015 cho biết các vị sư dưới 19 tuổi tại nhiều tu viện ở tỉnh Qinghai (Thanh Hải) đã bị buộc hoàn tục.
Chính quyền tỉnh này đang ngăn cản các vị sư dưới 19 tuổi về thăm nhà trong dịp Tết Tây Tạng – không cho về lại tu viện.
Một nguồn tin từ người Tây Tạng nói với RFA rằng công an nói với các bậc ba mẹ trong một buổi họp rằng họ không được phép cho các con trở về tu viện, và thay vào đó là phải ép các tăng ni trẻ này cởi áo tu sĩ, ghi danh đi học ở trường học địa phương.
Chính quyền đã chọn thời điểm sau Tết Tây Tạng, nguyên khởi đầu vào ngày 19-2-2015 để làm trận càn quét thế hệ tu sĩ trẻ để đưa về đời.
Vào ngày 23-2-2015, tức là bốn ngày sau ngày đầu năm mới của lịch Tây Tạng, chính quyền họp với các bậc ba mẹ tại các quận Tulan và Terlenkha và nói với họ rằng các tu sĩ trẻ đang học ở các tu viện sẽ không được phép về tu viện.
Thay vào đó, họ phải vào các trường địa phương như sinh viên, học sinh đời thường, khi ngày lễ kết thúc.
Tin này cũng nói rằng các lớp dạy bằng tiếng Tây Tạng tổ chức cho học sinh đã tốt nghiệp các trường địa phương bây giờ cũng bị cấm.
Nguồn tin được RFA giấu tên nói rằng các ba mẹ vẫn thường xuyên than phiền rằng tiếng Tây Tạng không được dạy ở các trường nữa.
Lúc đầu khi xảy ra chuyện bỏ lớp Tạng ngữ, một học giả Tây Tạng địa phương đã mở các lớp đặc biệt dạy Tạng ngữ; bây giờ cũng bị đóng cửa rồi.
Năm nay là năm đặc biệt công an canh giữ người Tây Tạng, vì thời điểm 2015 là tròn 80 tuổi Đức Đạt Lai Lạt Ma, và tròn 75 năm Ngài lên ngôi Đạt Lai Lạt Ma.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đời 14 sinh ngày 6 tháng 7-1935. Nghĩa là, trong năm nay, Ngài sẽ tròn 80 tuổi.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đời 14 đăng quang ngôi vị Đạt Lai Lạt Ma vào ngày 22-2-1940, nghĩa là đúng 75 năm về trước. Lúc đó, ngài mới 4 tuổi.
Trong khi truyền thống Tây phương mừng sinh nhật là
đúng ngày, dân Tây Tạng một số tỉnh đã chọn mừng sinh nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma
vào những ngày đầu năm lịch Tây Tạng vừa qua.
Nhiều người Tây Tạng sống ở các tỉnh phía tây bắc Trung Quốc -- Sichuan, Qinghai, và Gansu – đã công khai mừng năm thứ 80 tuổi của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cùng lúc với các lễ mừng Tết Tây Tạng, lễ đầu năm này gọi là Losar – và có nơi mừng lễ kín đáo, có nơi công khai.
Tại các tu viện ở Ngaba và Golog của tỉnh Sichuan) -- người mừng lễ đã trưng bày hình Đức Đạt Lai Lạt Ma lớn bằng người thật trên ngai đặt giữa sân của các tu viện, cúng dường và tụng kinh để cầu nguyện cho ngài trường thọ.
Nguồn tin từ Tây Tạng noí với RFA rằng người dự lễ gồm cả tu sĩ và thường dân từ các cộng đồng Tây Tạng địa phương.
Họ tung lên trời những tờ giấy ghi chép lời kinh, đốt pháp, và công khai mừng năm thứ 80 tuổi của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Các tu viện tham dự các lễ mừng này là tổ chức ngay vào Ngày Đầu Năm Tạng Lịch, có cả các tu viện Se, Nyentse, và Sumdo ở Ngaba, và tu viện Jonang Kyada ở Golog, theo nguồn từ Tây Tạng cho RFA biết.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lưu vong, rời bỏ Tây Tạng để chạy sang tỵ nạn ở Ấn Độ sau cuộc nổi dậy thất bại chống quân Trung Quốc năm 1959; từ đó Bắc Kinh liên tục tố giác Đức Đạt Lai Lạt Ma hoạt động để lấy lại Tây Tạng.
Trưng bày hình của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong quá khứ là bị đàn áp dữ dội. Một số trường hợp, lưu giữ hình ngài trong điện thoại di động cũng bị giam.
Trong khi đó, ở quận Rebgong thuộc tỉnh Qinghai, và ở Kanlho thuộc tỉnh Gansu, nhiều buổi lễ tổ chức ở nhà riêng, theo nguồn tin này nói với RFA.
Năm nay, người dự lễ Lohar cũng đông hơn các năm trước, vì cũng để mừng năm sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Nhiều người Tây Tạng sống ở các tỉnh phía tây bắc Trung Quốc -- Sichuan, Qinghai, và Gansu – đã công khai mừng năm thứ 80 tuổi của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cùng lúc với các lễ mừng Tết Tây Tạng, lễ đầu năm này gọi là Losar – và có nơi mừng lễ kín đáo, có nơi công khai.
Tại các tu viện ở Ngaba và Golog của tỉnh Sichuan) -- người mừng lễ đã trưng bày hình Đức Đạt Lai Lạt Ma lớn bằng người thật trên ngai đặt giữa sân của các tu viện, cúng dường và tụng kinh để cầu nguyện cho ngài trường thọ.
Nguồn tin từ Tây Tạng noí với RFA rằng người dự lễ gồm cả tu sĩ và thường dân từ các cộng đồng Tây Tạng địa phương.
Họ tung lên trời những tờ giấy ghi chép lời kinh, đốt pháp, và công khai mừng năm thứ 80 tuổi của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Các tu viện tham dự các lễ mừng này là tổ chức ngay vào Ngày Đầu Năm Tạng Lịch, có cả các tu viện Se, Nyentse, và Sumdo ở Ngaba, và tu viện Jonang Kyada ở Golog, theo nguồn từ Tây Tạng cho RFA biết.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lưu vong, rời bỏ Tây Tạng để chạy sang tỵ nạn ở Ấn Độ sau cuộc nổi dậy thất bại chống quân Trung Quốc năm 1959; từ đó Bắc Kinh liên tục tố giác Đức Đạt Lai Lạt Ma hoạt động để lấy lại Tây Tạng.
Trưng bày hình của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong quá khứ là bị đàn áp dữ dội. Một số trường hợp, lưu giữ hình ngài trong điện thoại di động cũng bị giam.
Trong khi đó, ở quận Rebgong thuộc tỉnh Qinghai, và ở Kanlho thuộc tỉnh Gansu, nhiều buổi lễ tổ chức ở nhà riêng, theo nguồn tin này nói với RFA.
Năm nay, người dự lễ Lohar cũng đông hơn các năm trước, vì cũng để mừng năm sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen