Thứ Hai, ngày 01 tháng 12 năm 2014
Aung San Suu Kyi hầu như đã thất bại!
Nghe có vẻ khó tin, nhưng sự thật cay đắng dành cho bà chính là như vậy.
Sự
thật này cũng là lời cảnh báo cận kề và thật đắt giá cho bất kỳ ứng cử
viên dân chủ nào ra tranh cử tại Việt Nam trong tương lai không quá xa.
Chỉ
một năm trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Miến Điện vào năm
2015, phái quân đội và Quốc Hội quốc gia này đã đưa ra mệnh lệnh dứt
khoát: Nữ chính khách từng đoạt giải Nobel hòa bình năm 1991 nhưng lại
có con với người nước ngoài, xét theo hiến pháp Miến Điện, dứt khoát
không thể ra tranh cử tổng thống.
Dù
được hứa hẹn sẽ sửa đổi hiến pháp, nhưng sự thật là còn lâu mới có
chuyện cho phụ nữ có con với người nước ngoài ra tranh cử tổng thống,
nếu giới cầm quyền không muốn “thành quả” mấy chục năm quân phiệt của họ
bị đạp đổ.
25%
quân số đại biểu Quốc Hội vẫn được dành cho phái quân đội — đó là điều
đương nhiên. Một khi cả Quốc Hội lẫn quân đội đều đồng lòng bảo vệ lợi
ích nhóm, 5 triệu chữ ký mà đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD) của
Aung San Suu Kyi dày công thu thập được thật ra sẽ chẳng có ý nghĩa
gì.
Ngay cả lời tán thán “Thật vô lý!” của Tổng Thống Hoa Kỳ Barak Obama cũng không thể làm phe quân đội Miến Điện xúc động.
Nhưng
điều khó lý giải là dù đã là một nạn nhân của chế độ quân sự độc đoán
và quá hiểu bản chất và thủ đoạn của các nhóm lợi ích quân sự, vì sao
Aung San Suu Kyi vẫn bị đẩy vào tình thế chân tường như giờ đây?
Phải
chăng Aung San Suu Kyi đã quá cứng rắn với họ và do đó đã phải trả một
cái giá gần như tất yếu dành cho những người đối lập?
Hay còn nguyên cớ nào khác?
Im lặng!
Thực
ra, từ thời điểm được Thein Sein phóng thích vào cuối năm 2010, Aung
San Suu Kyi luôn tỏ thái độ ôn hòa và hoàn toàn không hằn thù với những
người đã từng giam lỏng mình. Cử chỉ tràn đầy tính nhân văn này được ghi
dấu và được dư luận trong và ngoài Miến Điện đánh giá cao. Và cho đến
khi bà bước chân ra khỏi nước với một chuyến công du sang phương Tây như
thể một nguyên thủ quốc gia, uy tín của bà đã được nâng lên rất cao.
Lý do còn lại cho thất bại của Aung San Suu Kyi chỉ có thể được giải thích về thái độ ôn hòa quá mức của bà.
Giới quan sát phương Tây đã như buộc phải quan tâm đến từng bước đi của Aung San Suu Kyi, nhưng với chiều kích phản biện.
Một
số bình luận trong thời gian qua đã nêu ra một cái nhìn khác: Từ khi
được tự do, đặc biệt là từ khi trở thành nghị sĩ, Aung San Suu Kyi ít
nhiều gây thất vọng với một số người vốn ủng hộ bà. Trong một bài viết
vào tháng 6, 2014 trên CNN, ký giả Tim Hume phân tích lý do tại sao
người được tặng cho biệt danh trân trọng là “The Lady” lại đánh mất sự
ủng hộ của một số người. Theo Tim Hume, vấn đề chính nằm ở chỗ với tư
cách là một chính trị gia trong một Miến Điện đang chuyển đổi, Suu Kyi
trở nên im lặng trước nhiều vấn đề nhức nhối về nhân quyền, thí dụ liên
quan đến chuyện xung đột sắc tộc và tàn sát cộng đồng thiểu số Hồi Giáo
Rohingya tại đất nước này.
Sắc
dân theo Hồi Giáo này cư ngụ tại bang Rakhine, miền Tây Miến Điện. Họ
là nạn nhân của tình trạng bạo lực sắc tộc bùng lên hồi tháng Sáu năm
2012. Hơn 100,000 người Rohingya đã phải bỏ làng mạc của mình để đến tị
nạn trong các trại tạm cư hết sức thiếu vệ sinh. Hàng trăm ngôi làng đã
bị đốt cháy, hàng ngàn người Rohingya đã phải chạy trốn khỏi Miến Điện
trên những chiếc thuyền mong manh để qua Malaysia lánh nạn... Thế nhưng
Aung San Suu Kyi chỉ nói duy nhất một điều: Vấn đề phải được giải quyết
bằng việc áp dụng các quy định của pháp luật.
Do
vậy, nhiều người trong giới trí thức Miến Điện đã phê phán bà là đã
không có khả năng, trong tư cách một chính khách, trình bày rõ quan điểm
chính trị của mình về một vấn đề quan trọng như vậy đối với đất nước.
David
Mathieson, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của tổ chức Human Rights
Watch, cho rằng, “Tôi nghĩ mọi người đều đồng ý rằng bà đã trở thành một
nỗi thất vọng trên khía cạnh thúc đẩy quyền con người.” Còn Kenneth
Roth, giám đốc của tổ chức này cũng bình luận rằng, “Thế giới rõ ràng đã
lầm lẫn khi giả định rằng với tư cách là một nạn nhân đáng kính của các
vi phạm nhân quyền, bà cũng phải là một người bảo vệ các quyền con
người.”
Một
số bình luận khác cũng cho rằng nguyên do có lẽ bắt nguồn từ lập trường
của bà về các xung đột sắc tộc và thái độ gần gũi của bà với giới quân
đội. Ngày 14 tháng 3, 2013, Aung San Suu Kyi đã bị dân làng ở miền trung
Miến Điện la ó khi bà đến nơi để giới thiệu một bản báo cáo của Quốc
Hội, ủng hộ việc tiếp tục đề án đầu tư gây tranh cãi của Trung Quốc vào
một mỏ đồng gần thị trấn Monywa.
Bao giờ Indonesia?
Ngay
cả những chuyên gia phân tích quốc tế từng ủng hộ Aung San Suu Kyi cũng
phải thừa nhận: Khi Aung San Suu Kyi, con gái của anh hùng dân tộc Miến
Điện Aung San, được trao giải Nobel Hòa Bình vào năm 1991, bà đã được
người ta tô điểm bằng mọi đức tính như làm việc có hiệu quả, biết nhìn
xa trông rộng, thông minh tài trí... Bà đã được tôn lên thành một vị
thánh sống, và cộng đồng quốc tế cùng với các phương tiện truyền thông
nước ngoài đã góp phần đặt bà lên bệ thần tượng.
Nhưng
từ khi được bầu vào Quốc Hội, người ta đã ngạc nhiên khi thấy rằng cũng
như mọi người bình thường khác, Aung San Suu Kyi cũng có những điểm yếu
và điểm mạnh. Song quan trọng hơn cả là người ta đã thấy rõ một điều đã
từng bộc lộ trước đó: Lãnh tụ đối lập Miến Điện không có kinh nghiệm
chính trị trong hệ thống Miến Điện.
Ngay
cả sau cuộc bầu cử 2015, nếu bà có trở thành tổng thống thì vai trò của
bà còn trở nên khó khăn hơn. Các ý tưởng lãng mạn của cuộc tranh đấu sẽ
không còn, và thay vào đó là các quyết định chính trị khó khăn của
người đứng đầu đất nước. Khi đó, có thể hào quang của The Lady thậm chí
còn trở nên mờ nhạt hơn cả bây giờ.
Nhiều
người tiếc nuối rằng lẽ ra bà có thể trở thành một lãnh tụ dân tộc vĩ
đại, tương tự như Nelson Mandela ở Nam Phi hoặc Xanana Gusmao ở Đông
Timor. Thế nhưng thái độ chọn thỏa hiệp làm phương sách quan hệ với giới
chức chính quyền lọc lõi và đầy ma mãnh chính trị lại trở thành thất
thế của Aung San Suu Kyi.
Giờ
đây, bài học xương máu mà giới đấu tranh dân chủ Miến Điện buộc phải
mang trên mình là một chế độ độc tài gắn bó với lợi ích nhóm sâu đậm sẽ
không đời nào trao trả tự do cho người dân, nếu chế độ đó chưa lâm vào
bước đường cùng.
Chỉ
mới chuyển từ chế độ quân sự sang bán dân sự, chưa có gì bảo đảm là
chính quyền của Tổng Thống Thein Sein sẽ trở thành một cơ chế dân chủ đủ
cho các lãnh tụ phe đối lập cảm thấy tự do. Còn khả quan hơn cả chính
thể độc tài ở Việt Nam, phe quân sự ẩn mình ở Miến Điện chưa thực sự lâm
vào đường cùng. Vì thế, đòi hỏi về một thái độ tự nguyện trao trả trọng
trách điều hành đất nước từ phía chính quyền đó là gần như vô nghĩa.
Rất
có thể, phía giới chức quân sự và thông qua chính quyền dân sự đã nắm
rõ Aung San Suu Kyi chỉ có vai trò một lãnh tụ tinh thần hơn là một con
người hành động thực tiễn, và do đó họ biết cách để vừa vuốt ve bà và do
đó lợi dụng được sự ủng hộ quốc tế dành cho chính quyền, mặt khác lại
dùng tiểu xảo hiến pháp cùng các thủ tục hành chính để qua mặt bà một
cách dễ dàng.
Giờ
đây, Aung San Suu Kyi đang phải đối mặt với hai khả năng: Hoặc bà sẽ bị
loại hẳn khỏi cuộc đua tới chức vị tổng thống Miến Điện vào năm 2015,
hoặc muốn được hợp pháp hóa tiêu chí tranh cử bằng thay đổi hiến pháp,
bà phải một lần nữa thỏa hiệp với giới chức chính quyền đương nhiệm và
phái quân sự.
Nếu
khả năng thứ hai xảy ra và cho dù Aung San Suu Kyi có thắng cử vào năm
2015, bà cũng khó lòng tiết giảm tỉ lệ 25% đại biểu quân đội trong Quốc
Hội. Thậm chí ngược lại, bà có thể bị biến thành một mắt xích trong
guồng máy quyền lực bảo thủ, vô hình trung phục vụ cho các nhóm lợi ích
vẫn còn nhan nhản.
Dù
đã đi trước Việt Nam một bước khá dài, tương lai nền dân chủ Miến Điện
vẫn còn xa cách vị tổng thống chân đất ở Indonesia hiện tại đến hai chục
năm.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen