Ngày
05/12/2014 một sự kiện hiếm thấy trong ngành tư pháp của Việt Nam đã
diễn ra : tử tù Hồ Duy Hải được hoãn thi hành án vào giờ chót.
Bà
Nguyễn Thị Loan, mẹ của tử tội, được yêu cầu đến ký giấy nhận xác con,
trước đó đã vội vã mua vé máy bay từ Long An ra Hà Nội kêu oan thêm lần
nữa. Nhưng khi nghe được tin vui không chờ đợi này, bà trả vé, đi xe ôm
về nhà, và theo tường thuật của báo chí trong nước thì bà mẹ tử tội khi
bước xuống xe đã ngất xỉu luôn ngoài cổng. Được nhóm phóng viên dìu vào
nhà, cả tiếng đồng hồ sau bà vẫn không nói được tiếng nào.
Việc
hoãn thi hành án đầy kịch tính này diễn ra trong lúc nhiều vụ án khác
được cho là oan khuất mà tội nhân phải mang bản án tử hình không phải là
hiếm hoi. Tại Hà Nội, gia đình tử tội Nguyễn Văn Chưởng vốn đã đi kêu
oan từ 8 năm nay, tiếp tục chạy đua với thời gian, vì được thông báo là
cuối tháng 12 này anh Chưởng sẽ bị hành quyết.
Ông
Nguyễn Trường Chinh, cha của Nguyễn Văn Chưởng, đều đặn mỗi tuần đều từ
Hải Phòng ra Hà Nội kêu oan cho con, kể lại với chúng tôi cuộc hành
trình đi tìm công lý.
Vì
sao theo gia đình, anh Chưởng có bằng chứng ngoại phạm lúc vụ án xảy
ra, mà tòa án các cấp lại kết án tử hình ? Ông Nguyễn Trường Chinh cho
biết các nhân chứng bị đe dọa, đánh đập, lời khai trong hồ sơ bị thay
đổi tùy tiện. Trước nỗi oan ức này, người cha tử tù đã viết lá thư bằng
máu gởi đến các cấp lãnh đạo để kêu đòi công lý.
Bên
cạnh đó, trên mạng gần đây còn lan truyền lá thư của anh Nguyễn Văn
Chưởng từ trong nhà tù gởi ra. Ông Nguyễn Trường Chinh cho biết thật ra
lá thư đã được anh gởi cho gia đình từ lâu, bằng hình thức ngụy trang.
Không chỉ gia đình bị cáo, mà cả các luật sư cũng rất gian nan khi muốn bảo vệ cho thân chủ.
Khi
được hỏi về hoàn cảnh gia đình, ông Nguyễn Trường Chinh cho biết đã bán
hết đất đai, cầm cố nhà cửa để có thể đi kêu đòi công lý cho con suốt 8
năm qua. Lên Hà Nội gõ cửa các cơ quan công quyền, vợ chồng ông Nguyễn
Trường Chinh phải ngủ vất vưởng ngoài hiên các nhà dân. Chỉ khi nào quá
mệt mỏi hay bệnh hoạn, họ mới dám vào nhà trọ. Dù chủ trọ thương tình
chỉ lấy có 10 ngàn đồng Việt Nam một người, họ cũng lâu lâu mới dám «
xài sang » như thế.
Ngay
cả báo chí chính thức ở Việt Nam cũng đã nhiều lần đưa tin các vụ án
oan, chẳng hạn vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, cuối cùng nhờ thủ
phạm ra đầu thú mới được trả tự do.
Có
bao nhiêu tử tội thật ra không phải là thủ phạm, hiện đang bị giam cầm
và chờ ngày lãnh án tử hình ? Có ý kiến cho rằng Việt Nam nên bỏ án tử,
với tình trạng bức cung, hay thiếu trách nhiệm trong điều tra, những
thẩm phán ngần ngại không muốn sửa án…không phải là hiếm hoi như hiện
nay. Và cũng có những ý kiến cho là tuy chưa thể đòi hỏi một nền tư pháp
độc lập trong chế độ độc đảng như hiện nay, cần phải có những cải cách
về tư pháp và chế độ giam giữ, để hạn chế bớt những bản án oan khuất đối
với người vô tội.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen