SÀI GÒN (NV) -
Cờ đỏ sao vàng được dùng làm nền cho một poster cảnh cáo người Việt Nam
làm việc, học hành tại Nhật hãy ngưng trộm cắp và “lao động” (làm việc,
học hành) theo cách lương thiện.
Poster cảnh cáo người Việt hãy ngưng trộm cắp tại Nhật. (Hình: Internet)
Poster
vừa kể được một du học sinh theo học tại Học Viện Matsuyama, thành phố
Matsudo, Chiba chụp lại khi nhìn thấy nó trong khuôn viên của học viện
này rồi đưa lên Internet.
Trên poster, nền đỏ của quốc kỳ Việt
Nam được trình bày như một mảng máu. Ngoài cảnh báo “Trộm cắp Stop!”
người thiết kế còn dùng một khẩu hiệu mà Đảng CSVN vẫn dùng để nhắc nhở
người Việt Nam làm việc, học hành tại Nhật: “Lao động là vinh quang.”
Những
cảnh báo tương tự nay nhan nhản trên khắp đất Nhật sau khi người Việt
đổ đến Nhật làm thuê, du học. Hồi tháng 4 vừa qua, cảnh sát Nhật công bố
một thống kê về tình trạng phạm tội của các sắc dân ngoại quốc đến Nhật
làm việc và học hành trong năm 2013.
So với 2012, số vụ phạm
tội của người ngoại quốc tại Nhật trong năm 2013 tăng 8%. Dẫn đầu về số
vụ phạm tội tại Nhật là người Trung Quốc, kế đó là người Việt và xếp
thứ ba là người Đại Hàn. Tuy nhiên, cũng theo thống kê vừa kể thì người
Việt dẫn đầu về trộm cắp tại các cửa hàng, siêu thị.
Trong
thập niên vừa qua, số vụ phạm pháp của những người Việt trên đất Nhật
tăng 60%. Nếu năm 2004 chỉ có 713 người bị bắt thì năm 2013, con số này
là 1,118. Đáng chú ý là những vụ trộm cắp hàng hóa trong các cửa hàng,
siêu thị tại Nhật do người Việt thực hiện và bị phát giác đều dính líu
đến Vietnam Airlines.
Hồi thượng tuần tháng 4, cảnh sát Nhật
lục soát văn phòng của Vietnam Airlines tại Tokyo rồi bắt giữ một nữ
tiếp viên 25 tuổi. Cô này bị cáo buộc đã tiêu thụ hàng gian, bằng cách
giúp vận chuyển số hàng hóa trộm cắp trị giá 120,000 yen từ Nhật về Việt
Nam hồi tháng 9 năm 2013.
Cảnh sát Nhật bảo rằng họ có bằng
chứng cho thấy còn đến 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines tham gia
tiêu thụ hàng gian và đã phát lệnh triệu tập năm nhân viên của Vietnam
Airlines, gồm cả phi công của Vietnam Airlines.
Cục trưởng
Hàng Không Quốc Doanh Việt Nam thừa nhận, chuỗi scandal vừa kể ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cả uy tín của các hãng hàng không Việt Nam lẫn thể
diện của người Việt. Buôn lậu của nhân viên Vietnam Airlines không chỉ
là phạm pháp mà còn “uy hiếp an toàn hàng không” vì họ có thể nhận tiền
để vận chuyển cả những vật nguy hiểm.
Đó là lần đầu tiên một
viên chức chịu trách nhiệm về an toàn hàng không ở tầm quốc gia thú
nhận, buôn lậu của nhân viên hàng không đe doa an toàn hàng không. Trong
khi trên thực tế, phi công và tiếp viên của Vietnam Airlines đã buôn
lậu đủ thứ và từ khắp nơi, gây tai tiếng khắp thế giới.
Trong
hàng chục năm qua, phi công từ chính đến phụ, tiếp viên từ nam đến nữ
của Vietnam Airlines liên tục gây ra scandal ở cả Nhật, lẫn Đại Hàn,
Úc,... vì tổ chức trộm cắp - tiêu thụ đồ gian, nhân viên của Vietnam
Airlines còn buôn lậu, chuyển ngân lậu, dính líu đến các tổ chức buôn
bán ma túy.
Cũng trong tháng 4, tờ Người Lao Động lập lại nội
dung mà dư luận râm ran từ lâu, đó là để được tuyển làm phi công phải
hối lộ 50,000 Mỹ kim, tiếp viên phải hối lộ 25,000 Mỹ kim,... nên những
nhân viên Vietnam Airlines phải “làm thêm” để gỡ vốn và khi trò chuyện
với ông Lại Xuân Thành, cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam có hỏi ông ta
nghĩ sao về dư luận này.
Viên cục trưởng Cục Hàng Không Việt
Nam không phủ nhận, đồng thời thú nhận không dễ ngăn ngừa vì tuyển dụng
là chuyện của doanh nghiệp. Ông ta bảo rằng “không loại trừ khả năng”
nhận hối lộ khi tuyển dụng - một trong những nguyên nhân chính khiến phi
công, tiếp viên liên tục phạm pháp. (G.Đ)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen