Họ phải bỏ ra từ 3.000 – 4.000 USD/người để được Út Nhị - một phụ nữ ngụ ở xã Phước Thạnh, H.Củ Chi, TP.HCM đưa sang Nga lao động. Thế nhưng, nhiều người đặt chân lên đất Nga đã vỡ mộng đổi đời, thăm thẳm đường về, với bao hiểm nguy vì cư trú bất hợp pháp.
Ngày
18/12, khi các nạn nhân tìm đến báo để tố cáo đường dây môi giới xuất
khẩu lao động chui, thì ở Nga, cảnh sát vừa mở một đợt truy quét người
cư trú bất hợp pháp, có đến ba người Việt Nam khi trốn chạy bị lạc rồi
chết cóng giữa đường…
Trốn chui trốn nhủi…để lao động
Trốn
khỏi nước Nga hơn một tuần, nghe tin các bạn đang bị đuổi bắt và đã có
người tử nạn, chị Nguyễn Phú Kim Ngân (779 tỉnh lộ 7, xã Phước Thạnh,
H.Củ Chi, TP.HCM) bàng hoàng kể cho chúng tôi nghe hành trình đau khổ
của mình.
Ngân
sinh năm 1991, tốt nghiệp Cao đẳng Kinh tế đối ngoại gần một năm chưa
xin được việc làm, nên quyết định tìm đường để "đổi đời". Nghe hai người
bạn trong xóm là Trần Thị Thanh Thủy và Đặng Thị Huyền Trang (thường
gọi là Nết, cháu gọi "cò" út Nhị bằng dì ruột - cùng ngụ ở xã Phước
Thạnh) chuẩn bị qua Nga xuất khẩu lao động theo đường dây của út Nhị với
mức lương từ 800 đến cả ngàn USD một tháng, Ngân xin mẹ lo tiền cho
mình đi theo. Bà Đinh Thị Vân, mẹ của Ngân đã chạy vạy lo cho con gái đi
lao động xứ người. Bà nói: "Con trai của bà "cò" đang sống ở Nga, giờ
cháu ruột bà ấy cũng vay mượn tiền đi sang đó, nên tôi cũng yên tâm".
Để
không gặp rủi ro nơi xứ người, người lao động nên tìm đến các công ty
môi giới có uy tín thay vì tự tìm đường đi "xuất khẩu lao động chui...
(Ảnh minh họa).
Ngày
Ngân đi, út Nhị đưa cô ra sân bay Tân Sơn Nhất. Đến khi vào bên trong
làm thủ tục, nghe người làm dịch vụ dặn dò "khi hải quan hỏi đi đâu, nói
đi qua đó tìm hiểu thị trường, buôn bán; ngày về là 31/8/2014" thì Ngân
mới tá hỏa, nhưng lúc đó đã chuẩn bị lên máy bay. Cô nói: "Hai chị kia
vì không biết đọc tiếng Nga lẫn tiếng Anh nên tỉnh queo, chị Nết còn nói
chẳng lẽ dì út Nhị đi gạt cháu của mình. Vào trong sân bay em gọi ngay
cho mẹ hỏi tại sao họ bắt tụi con nói như vậy, và visa của con được cấp
có ba tháng thôi. Mẹ em hốt hoảng nhưng chỉ kịp dặn: nếu con qua tới bên
đó có gì là bay về ngay với mẹ".
Theo
lời thuật của Ngân, cô vừa xuống sân bay Nga, một người đàn ông tự giới
thiệu tên Hồng Kiên, sinh năm 1967, quê ở Thanh Hóa đến đón. Ngân kể:
"ông Kiên hỏi Út Nhị lấy giá đi bao nhiêu, nghe tôi nói 3.500 USD/người,
ổng nói: "Sao bà Út Nhị ăn nhiều quá vậy? Vợ tôi bên đó làm dịch vụ này
chỉ lấy 1.500 USD, đóng "khẩu" 100 USD nữa là 1.600 USD".
Đi
khoảng hơn 100km, Hồng Kiên bỏ mọi người xuống một cánh đồng rau có tên
gọi Bờ-lu-cốp và cho biết nếu muốn làm nông nghiệp thì có thể ở lại
đây. Lúc này, Ngân, Nết và Thủy yêu cầu Hồng Kiên đưa qua xưởng may như
đã thỏa thuận với Út Nhị. Ông này đưa vào một căn phòng nhỏ gần đó rồi
bảo: "Cứ ngủ đi, sáng mai tính tiếp" rồi bỏ đi.
Ngân
kể: "Đêm đó, cả ba chị em đều không ngủ được. Em biết mình bị út Nhị
lừa, hai chị kia điện thoại về cho Út Nhị, không hiểu bà ấy nói gì, họ
quay sang bảo em, thôi lỡ rồi, ráng làm rồi gọi về nhà, kêu người nhà
môi giới thêm người thì út Nhị sẽ trả công để bù lại vốn. Em chưng hửng,
nhưng không dám nói gì với mẹ, chỉ biết khóc".
Ngày
5/7, ba ngày sau khi nhóm của Ngân đến Nga, ông Kiên mới đưa các cô qua
xưởng may theo thỏa thuận. Vào xưởng, Ngân làm việc chung với năm phụ
nữ và hai người đàn ông người Việt, tất cả đều là lao động bất hợp pháp.
Lúc này Ngân gọi điện về cho mẹ. Bà Vân nghe con kể liền chạy qua Nhà
Út Nhị "bắt đền". Ban đầu bà Út Nhị dọa dẫm, sau đó đề nghị bà Vân "bỏ
qua" thì bà sẽ trả lại 1.000 USD gồm tiền dịch vụ và chi phí giấy tờ.
Công
việc của xưởng may không nhiều. Ngân đính nơ, làm nút... với mức lương
15.000 rúp/tháng. Đến ngày 21/7, xưởng mướn một mặt bằng khác cho bảy
người Việt Nam làm riêng (lúc này có ba người đã trốn về nước). Lương
của Ngân chỉ được 8.000-9.000 rúp, trừ tiền ăn, chỉ còn 6.000 rúp. Tháng
10, Ngân lãnh được 80% lương, để dành một ít, còn lại Ngân mua 300 USD
nhờ người gửi về cho mẹ trả nợ, nào ngờ sau đó người này bảo gửi nhầm
địa chỉ nên bị mất.
Visa
của Ngân hết hạn ngày 29/10, thì ngay trong đêm ấy, toàn xưởng may được
báo động ngày mai sẽ có cảnh sát đi bắt. Bà chủ xưởng người Việt nói
”Tụi bây muốn chạy đâu thì chạy đi!". Cả xưởng hoảng loạn. Ngân kể: "Lúc
đó em run quá, đứng không vững. Hôm sau, khoảng hơn bốn giờ sáng, người
của cả xưởng may bị lùa lên xe, đưa đi qua vườn rau trốn".
Hai
hôm sau, mọi người được đưa về xưởng, nhưng chưa kịp làm việc trở lại
thì ngày 3/11, cảnh sát Nga ập vào, mọi người chui vào thùng phụ kiện
của xưởng trốn. Ngân kể: "Thấy em khóc nhiều quá, các chị người miền Bắc
đã lân la làm quen. Biết em bị lừa gạt như vậy, có chị hỏi em muốn về
không, họ có đường dây lo cho em trốn".
Vì
bị Thủy và Nết theo dõi, Ngân phải im lặng làm như bình thường cả tháng
trời, gom đủ 12.000 rúp đưa cho một phụ nữ quê ở Nghệ An mua vé máy bay
giùm. Tới sát ngày bay, Ngân gom hành lý, trốn ra sân bay về nhà.
Người Việt nhập cư tại khu lều tạm ở Nga
Ngày
18/12, khi các nạn nhân tìm đến báo để tố cáo đường dây môi giới xuất
khẩu lao động chui, thì ở Nga, cảnh sát vừa mở một đợt truy quét người
cư trú bất hợp pháp, có đến ba người Việt Nam khi trốn chạy bị lạc rồi
chết cóng giữa đường…
Trốn chui trốn nhủi…để lao động
Trốn
khỏi nước Nga hơn một tuần, nghe tin các bạn đang bị đuổi bắt và đã có
người tử nạn, chị Nguyễn Phú Kim Ngân (779 tỉnh lộ 7, xã Phước Thạnh,
H.Củ Chi, TP.HCM) bàng hoàng kể cho chúng tôi nghe hành trình đau khổ
của mình.
Ngân
sinh năm 1991, tốt nghiệp Cao đẳng Kinh tế đối ngoại gần một năm chưa
xin được việc làm, nên quyết định tìm đường để "đổi đời". Nghe hai người
bạn trong xóm là Trần Thị Thanh Thủy và Đặng Thị Huyền Trang (thường
gọi là Nết, cháu gọi "cò" út Nhị bằng dì ruột - cùng ngụ ở xã Phước
Thạnh) chuẩn bị qua Nga xuất khẩu lao động theo đường dây của út Nhị với
mức lương từ 800 đến cả ngàn USD một tháng, Ngân xin mẹ lo tiền cho
mình đi theo. Bà Đinh Thị Vân, mẹ của Ngân đã chạy vạy lo cho con gái đi
lao động xứ người. Bà nói: "Con trai của bà "cò" đang sống ở Nga, giờ
cháu ruột bà ấy cũng vay mượn tiền đi sang đó, nên tôi cũng yên tâm".
Để
không gặp rủi ro nơi xứ người, người lao động nên tìm đến các công ty
môi giới có uy tín thay vì tự tìm đường đi "xuất khẩu lao động chui...
(Ảnh minh họa).
|
Ngày
Ngân đi, út Nhị đưa cô ra sân bay Tân Sơn Nhất. Đến khi vào bên trong
làm thủ tục, nghe người làm dịch vụ dặn dò "khi hải quan hỏi đi đâu, nói
đi qua đó tìm hiểu thị trường, buôn bán; ngày về là 31/8/2014" thì Ngân
mới tá hỏa, nhưng lúc đó đã chuẩn bị lên máy bay. Cô nói: "Hai chị kia
vì không biết đọc tiếng Nga lẫn tiếng Anh nên tỉnh queo, chị Nết còn nói
chẳng lẽ dì út Nhị đi gạt cháu của mình. Vào trong sân bay em gọi ngay
cho mẹ hỏi tại sao họ bắt tụi con nói như vậy, và visa của con được cấp
có ba tháng thôi. Mẹ em hốt hoảng nhưng chỉ kịp dặn: nếu con qua tới bên
đó có gì là bay về ngay với mẹ".
Theo
lời thuật của Ngân, cô vừa xuống sân bay Nga, một người đàn ông tự giới
thiệu tên Hồng Kiên, sinh năm 1967, quê ở Thanh Hóa đến đón. Ngân kể:
"ông Kiên hỏi Út Nhị lấy giá đi bao nhiêu, nghe tôi nói 3.500 USD/người,
ổng nói: "Sao bà Út Nhị ăn nhiều quá vậy? Vợ tôi bên đó làm dịch vụ này
chỉ lấy 1.500 USD, đóng "khẩu" 100 USD nữa là 1.600 USD".
Đi
khoảng hơn 100km, Hồng Kiên bỏ mọi người xuống một cánh đồng rau có tên
gọi Bờ-lu-cốp và cho biết nếu muốn làm nông nghiệp thì có thể ở lại
đây. Lúc này, Ngân, Nết và Thủy yêu cầu Hồng Kiên đưa qua xưởng may như
đã thỏa thuận với Út Nhị. Ông này đưa vào một căn phòng nhỏ gần đó rồi
bảo: "Cứ ngủ đi, sáng mai tính tiếp" rồi bỏ đi.
Ngân
kể: "Đêm đó, cả ba chị em đều không ngủ được. Em biết mình bị út Nhị
lừa, hai chị kia điện thoại về cho Út Nhị, không hiểu bà ấy nói gì, họ
quay sang bảo em, thôi lỡ rồi, ráng làm rồi gọi về nhà, kêu người nhà
môi giới thêm người thì út Nhị sẽ trả công để bù lại vốn. Em chưng hửng,
nhưng không dám nói gì với mẹ, chỉ biết khóc".
Ngày
5/7, ba ngày sau khi nhóm của Ngân đến Nga, ông Kiên mới đưa các cô qua
xưởng may theo thỏa thuận. Vào xưởng, Ngân làm việc chung với năm phụ
nữ và hai người đàn ông người Việt, tất cả đều là lao động bất hợp pháp.
Lúc này Ngân gọi điện về cho mẹ. Bà Vân nghe con kể liền chạy qua Nhà
Út Nhị "bắt đền". Ban đầu bà Út Nhị dọa dẫm, sau đó đề nghị bà Vân "bỏ
qua" thì bà sẽ trả lại 1.000 USD gồm tiền dịch vụ và chi phí giấy tờ.
Công
việc của xưởng may không nhiều. Ngân đính nơ, làm nút... với mức lương
15.000 rúp/tháng. Đến ngày 21/7, xưởng mướn một mặt bằng khác cho bảy
người Việt Nam làm riêng (lúc này có ba người đã trốn về nước). Lương
của Ngân chỉ được 8.000-9.000 rúp, trừ tiền ăn, chỉ còn 6.000 rúp. Tháng
10, Ngân lãnh được 80% lương, để dành một ít, còn lại Ngân mua 300 USD
nhờ người gửi về cho mẹ trả nợ, nào ngờ sau đó người này bảo gửi nhầm
địa chỉ nên bị mất.
Visa
của Ngân hết hạn ngày 29/10, thì ngay trong đêm ấy, toàn xưởng may được
báo động ngày mai sẽ có cảnh sát đi bắt. Bà chủ xưởng người Việt nói
”Tụi bây muốn chạy đâu thì chạy đi!". Cả xưởng hoảng loạn. Ngân kể: "Lúc
đó em run quá, đứng không vững. Hôm sau, khoảng hơn bốn giờ sáng, người
của cả xưởng may bị lùa lên xe, đưa đi qua vườn rau trốn".
Hai
hôm sau, mọi người được đưa về xưởng, nhưng chưa kịp làm việc trở lại
thì ngày 3/11, cảnh sát Nga ập vào, mọi người chui vào thùng phụ kiện
của xưởng trốn. Ngân kể: "Thấy em khóc nhiều quá, các chị người miền Bắc
đã lân la làm quen. Biết em bị lừa gạt như vậy, có chị hỏi em muốn về
không, họ có đường dây lo cho em trốn".
Vì
bị Thủy và Nết theo dõi, Ngân phải im lặng làm như bình thường cả tháng
trời, gom đủ 12.000 rúp đưa cho một phụ nữ quê ở Nghệ An mua vé máy bay
giùm. Tới sát ngày bay, Ngân gom hành lý, trốn ra sân bay về nhà.
Người Việt nhập cư tại khu lều tạm ở Nga
|
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen