Nhìn lại
thảm họa sóng thần tại Nam Á và Đông Phi
MƯỜNG GIANG
Biển muôn đời vạn kiếp, vẫn là kho
tàng khổng lồ và vô giá nuôi sống con người. Nhưng chính con người lại là thủ
phạm làm cho biển ô nhiễm nặng nề và trên hết tạo cho biển sự giận dữ trả thù,
khi bị xúc phạm, qua các cơn động đất ngầm, bảo gió và tàn khốc nhất là những đợt
sóng thần, hay TSUNAMI theo cách gọi của người Nhật. Ðây mới chính là cơn ác mộng
của nhân loại, vì nó vừa hung hãn, tàn bạo lại khó biết trước , dù nhân loại hiện
nay đã có một nên khoa học kỹ thuật thượng đẳng hơn bao giờ hết. Tuy vậy, người
ta vẫn chưa biết hết bí mật của sóng. Ðiều này đã khiến các kỹ sư khi xây dựng đê
điền , đôi lúc cũng khựng điếng cùng cực, vì các thay đổi chớp nhoáng của sóng
hay những đụn cát biển bồi cao, làm sai lệch những công trình đang thực hiện.
Trong số 11 quốc gia bị nạn sóng thần, Thái Lan là nước duy nhất, nằm trong Hệ
Thống Báo Ðộng Sóng, do Hoa Kỳ thành lập năm 1965, sau trận động đất và sóng thần
tàn phá Alaska năm 1964. Cơ quan này có tên “ National Oceanic and Atmospheric
Administration “, trụ sở đặt tại Honolulu, nhưng bao gồm các quốc gia Á Châu
Thái Bình Dương, Thái Lan, Mỹ Châu, Úc, Tân Tây Lan, Nga và các Ðảo thuộc địa của
Pháp trong vùng. Do trên,Thái Lan đã biết trước một giờ, về cơn Sóng Thần sẽ tới,
sau trận Ðộng Ðất 9.2 ngoài khơi Ấn Ðộ Dương. Nhưng vì chỉ nghĩ tới tư lợi,kinh
tế, sợ nói lên sự thật, du khách sẽ di tản hết, giống như thời gian đã xảy ra bệnh
cúm gà, gây tổn hại kỹ nghệ du lịch, đang hốt bạc. Kết quả không có một tín hiệu
báo động nào được phổ biến, khiến cho thành phố du lịch nối tiếng Phuket và Ðảo
Phi Phi bị tàn phá nặng nề, hằng ngàn người bị chết thảm cũng như mất tích, khi
đang vô tình giỡn mặt với tử thần. Tóm lại tính tới ngày 31-12-04, theo tin của
Evening Standars, nạn nhân Sóng Thần ngày 26-12-2004 tại các nước Nam Á và Ðông
Phi đã lên tới 125.000 người chết, đó là chưa kể nhiều ngàn người mất tích
không tìm thấy thi thể. Indonesia là quốc gia bị thiệt hại nặng nhất.
Tại Thiên Ðàng Xã Nghĩa VN may mắn
không bị tai trời lần này nhưng suốt năm 2004, cũng đã chịu nhiều lần thiên tai
tàn pha nặng nề như bảo tố, mưa lớn, lụt và nhất là nạn hạn hán kéo dài từ
tháng 4-2004 tới cuối năm, tại các tỉnh miền nam Trung Việt, từ Bình Ðịnh vào,
mà thiệt hại nặng nề nhất vẫn là tỉnh Bình Thuận, với nguy cơ hằng trăm ngàn người
phải chết đói.
Mỗi năm mỗi tuổi như đuổi xuân đi.
Trước thềm năm mới sắp tới, nhân loại ngoài cái sự buồn rầu đón thêm một chiếc
lá vàng rơi xuống bờ vai của cuộc đời, còn bồn chồn trước những tai trời, ách nước
không báo trước như vụ sóng thần vừa xảy ra, được coi như là những bi kịch tàn
khốc cuối năm, dù mới cảm nhận qua tin tức, cũng đã thấy vị đắng của phận người
trong thời loạn.
1-Từ Ðộng Ðất tới
Sóng Thần, những bi kịch tàn khốc không hề báo trước
Trong lịch sử Nhân Loại, đã xảy ra
không biết bao nhiêu lần động đất nhưng trong số trên, trận động đất vào ngày
1-11-1755 tại thủ đô Lisbone của Bồ Ðào Nha, coi như được ghi chép lại rất tỉ mỉ
và đầy đủ nhất.
Khắp Châu Âu, từ tháng 5-1755, đã xảy
ra nhiều trận động đất và núi lửa phun, như báo trước một bi kịch tàn khốc sắp
tới cho nhân loại. Tại Ý và Hy Lạp có hai trận động đất nhỏ, này 11-9 nuí Hecla
phun lửa, làm cả vùng Groenland phải rung chuyển dữ dội. Tháng 10-1755, Pháp và
Thụy Sĩ thường có những trận mưa máu (nước mưa bị phù sa nhuộm màu đỏ ). Ngày
14-10, hơi nóng của nuí lửa Locarno bốc cao lên nghịt trời, làm thành những đám
mưa mây màu đỏ, nhuộm hồng cả tuyết ở Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ. Ðiềm trời quái dị làm
ai cũng lo sợ và tiên đoán một tai họa ghê gớm nào đó sắp ập tới. Bồ Ðào Nha
lúc đó là một cường quốc, nên thủ đô vô cùng cực thịnh và ăn chơi xa xi nhất tại
Âu Châu. Theo sử liệu, một tuần trước khi xảy ra trận động đất, tại Lisbone
cũng như các vùng lân cận , đã có rất nhiều hiện tượng quái lạ từ loài sâu bọ,
bò sát và chuột. Nói chung cả người và súc vật lúc đó đều mang một tâm trạng lo
sợ , như hình có điều gì thảm khốc đang chờ đợi.
Rồi mọi sự cũng đã tới vào lúc 9.30
sáng ngày 1-11-1755 bắt đầu bằng 3 tiếng nổ làm rung chuyển cả trời, đất và thủ
đô. Tuy thời gian xảy ra thật ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm sụp đổ hầu hết các
lâu đài và biến một thành phố sầm uất nhất Châu Âu lúc đó, thành một đống gạch
ngổn ngang, còn nước sông Tage thì dâng cao, tràn lấp hết hải cảng. Sau đó một
trận hỏa hoạn lớn nhất trong lịch sử nhân loại vào sáng ngày 2-11 làm xóa tên
Lisbone trên bản đồ nước Bồ. Theo nhân chứng cũng là sử gia Sayfarht, thì chỉ
trong tiếng nổ đầu tiên, khiến mặt đất bể một mảng lớn , chớp nhoáng ùa ngay
4000 căn nhà xuống, rồi cũng nhanh chóng khép kín lại, chôn sống vĩnh viễn người
và vật. Tại bến tàu, hậu chấn của trận động đất, gây nên một con Sóng Thần cao
như núi, giết ngay 800 lính thủy và ngư dân tại đó. Sóng thần tiếp tục tiến vào
thủ dô, xoáy cuốn tất cả nhà cửa, người vật và ngay cả nước sông Tage cũng bị
sóng rút hết, khi lùi về biển. Thống kê cho biết có 60.000 người chết và mất
tích. Ngoài ra động đất và sóng thần, cũng đã tàn phá nặng nề các nước Pháp, Ðức
và xa hơn về phía bên kia bờ Ðịa Trung Hải, tại Maroc, Algérie, ngay cả bờ biển
phía đông Châu Mỹ cũng bị địa chấn kéo dài tới năm 1756 mới chấm dứt.
Hơn ba thế kỷ sau, vào ngày chủ nhật
26-12-2004, một thảm kịch tương tự cũng đã xảy ra. Lần này là Sóng Thần mang tới,
do hậu chấn của trận động đất dữ dội, mạnh tới 9.2, ngoài khơi Ðảo Sumatra,
trong Ấn Ðộ Dương. Lần trước nhân loại chưa có trình độ khoa học kỹ thuật, nên
chỉ cảm nhận qua tâm linh và những kinh nghiêm sống từ thú vật quanh mình. Còn
lần này trái lại đã biết trước nhưng vì thiếu thiết bị báo động tại các nước
Nam Á và nhất là sự cố ý giấu nhẹm tin tức sóng thần của Thái Lan, nên đã khiến
cho hằng trăm ngàn người phải chết hay bị mất tích, một cách tức tười bi thảm
nhất trong lịch sử của nhân loại.
Theo các nhà khoa học, hiện nay con
người nhờ máy móc, nên có thể biết trước được các thiên tai như động đất, bảo tố,
sóng thần và nhờ đó có thể tránh được phần nào sự thiệt hại vật chất và nhân mạng.
Trong thiên tai thảm khốc vừa qua, hệ thống báo động Sóng của National Oceanic
and Atmospheric Administration “ tại Honolulu đã nhận được tín hiệu động đất mạnh
vào chúa nhật. Sự kiện này các nước Nam Á và Ðông Phi cũng biết nhưng ngoại trừ
Thái Lan, nằm trong hệ thống báo Sóng của Hoa Kỳ, nên biết trước được hướng di
chuyển của Tsunami. Trong lúc đó hầu hết các nước Nam Á, trong Ấn Ðộ Dương,( trừ
một trạm duy nhất của Úc , có khả năng ghi nhận được sự chuyển động của sóng nhưng
cũng không cao quá 2 feet.), đều không có thiết bị cảm nhận sóng biển
(wavesensors) và thiết bị cảm nhận sóng trên phao nổi.
Theo tin của Evening Standard, số nạn
nhân động đất và sóng thần tại Nam Á và các nước Ðông Phi đã lên tới 150.000 người,
qua sự khám phá thi thể của các cư dân, tại làng mạc ven bờ biển phía tây Ðảo
Sumatra, thuộc tỉnh Aceh. Quân đội Nam Dương và Hoa Kỳ cũng đã tới đây, để lo
chôn cất các nạn nhân, vì có nhiều thôn xóm, Sóng Thần giết hết mọi người.
Thành phố Banda Aceh vì nằm gần trung tâm động đất nên bị tàn phá tơí 60%,
trong lúc các vùng lân cận trên bờ biển thì bị sóng thần. Tính chung Indonesia
bị nặng nhất với số nạn nhân lên tới gần 100.000 người. Kế đó là Sri Lanka, Ân
Ðộ, Maldives , Miến Ðiện, Bangadesh, Mã Lai. Somalia, Tanzania, Keynia,
Seychelles cũng có nhiều người chết .. Riêng Thái Lan, theo thủ tướng
Shivanatra cho biết, số người chết có thể lên tới 7000 người, phần lớn là du khách
phương tây tại các nước Bắc Âu, Châu Mỷ, Pháp, Anh, Hồng Kông, Nhật..
Thế giới dù đã tưng bừng đón năm mới
2005 nhưng đồng thời cũng không quên chuyện cứu trợ và giúp đỡ các nước bị
thiên tai tàn phá ở Nam Á và Ðông Phi, trong số trên Hoa Kỳ vẫn là quốc gia dẫn
đầu về tiền trợ cấp cũng như thực phẩm, thuốc men và số thiện nguyện viên làm
việc trong vùng bị nạn. Tuy nhiên vì có quá nhiều công việc phải làm cùng một
lúc như chôn người, phát thực phẩm, cũng như trị bệnh và chích ngừa, trong lúc đó
nhiều nước như Nam Dương, phương tiện chuyên chở thiếu thốn, đường sá xấu và hư
hỏng nhiều, nên hàng cứu trợ của các nước cứ chất cao như núi tại phi trường,
trong khi nạn nhân thì è cổ đợi tại chỗ. Chính Jan Egaland, nhân viên cứu trợ của
Liên Hiệp Quốc cũng đã tuyên bố tại New York về sự trở ngại và thất vọng trên, đối
với các điều phối viên cứu trợ. Nhưng dù gì chăng nửa, thì công cuộc cứu trợ nạn
nhân động đất và sóng thần ngày chủ nhật 26-12-2004, được coi là lớn nhất của
nhân loại với 60 nước tham gia, số tiền mặt lên tới 1 tỷ 150 triệu đô la, trong
khi Tổng Thống W.Bush vừa tuyên bố sẽ cố gắng tăng cứu trợ lên 10 lần, tức 350
triệu đô la. Nhưng sự lo lắng nhất của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, như Bác Sỹ David
Nabarro đã tuyên bố, đó là bệnh dịch sẽ bùng phát sau sóng thần, mà sự đau khổ
cũng không kém gì nổi thương tâm vừa qua. Một điều lạ lùng đã xảy ra tại Tích
Lan, là trong cơn sóng thần vừa qua, chỉ có người và nhà cửa bị thảm họa, còn
các tượng Phật lớn nhỏ, tạc bằng đất đá vẫn được nguyên vẹn. Ðiều này đã chứng
tỏ trời có mắt, quả báo luôn luôn chờ sẵn những kẻ bất lương vô hạnh, đang gây
khổ đau cho đồng bào.
Sau thảm họa Tsunami ở Nam Á, tại
Hoa Kỳ hầu hết các nhà khoa học như Richard Eisner, giám đốc California Office
of Emergency, cũng như Bruce Jaffe thuộc US.Geologial Survey tại Santa Cruz,
cùng đồng thuận về lời cảnh báo rằng, miền duyên hải phía tây Hoa kỳ, từ Mũi
Mendocino tới Puget Sound,qua các tiểu bang California, Oregon và Washington, sẽ
xảy ra thảm họa Sóng Thần như vừa qua tại các nước Nam Á trong Ấn Ðộ Dương.
Nguyên do vì tầng địa chất Cascadia Sudduction Zone, từ 14 năm về trước đã có
hiện tượng chuyển dịch tầng địa chất, sau trận động đất 7,1 trong vùng Humboldt
vào ngày 25-4-1992. Tuy nhiên nhiều năm nay, tại các tiểu bang CA,WAS, OR cũng
như Alaska và Hawaii đã xây dựng một hệ thống báo động Tsunami, bằng các thiết
bị chìm dưới đáy biển và các phao nổi, luôn theo sát đường đi của sóng, với hy
vọng tránh được phần nào thảm họa vô hình, tuy biết trước nhưng không làm sao
ngăn cản được.
2-Sóng Thần, Cơn Thịnh
Nộ Của Ðại Dương :
Muôn đời sự chuyển động của các đợt
sóng, vẫn là những điệu luân vũ không bao giờ chấm dứt, giữa không gian và biển
cả, do gió và mặt trăng điều khiển, khi thì thầm mơ mộng như lời ru của thơ nhạc.
Nhưng rồi chỉ trong một giờ, một đêm , sự tuyệt vời kia sẽ biến thành thảm họa
thiên nhiên, có sức tàn phá không thua gì bom nguyên tử. Quả vậy sóng biển vô
hình vạn trạng, từ gợn nhẹ đìu hiu như gió, cho tới núi sóng Tsunami, chúa tể
hung tàn , không một ai có thể ngăn cản nổi. Theo các khoa học gia, thì hiện tượng
Sóng Thần , chẳng có ăn nhập gì tới thủy triều, mà nguyên nhân phát sinh ra nó
là các trận động đất hay đất chùi dưới đáy biển. Ðể vượt qua khoảng cách mênh
mông, Tsunami có vận tốc tới 800 km/giờ và tàn phá tất cả mọi vật khi tiến vào
bờ. Năm 1964 động đất ở Anchorage và tiếp theo là sóng thần, tàn phá nặng nề
thành phố biển Valdez. Cơn sóng dữ còn tiếp tục ập tới bờ biển California, tàn
phá và làm chết nhiều người tại thành phố Crescent City. Vì tính chất phức tạp,
nên ngay cả toán học, cũng phải khó khăn khi tìm hiểu từ khối lượng nước tới
cho tới hình dạng của sóng, qua đủ dạng rún biển, sóng bạc, bọt sóng, mưa biển,
sương biển.. Thời đệ nhị thế chiến, sự nghiên cứu về sóng biển , được coi như
là một bí mật quân sự, được bảo vệ cẩn mật, coi như là một yếu tố chiến lược
quyết định, trong các lần đổ bộ từ tàu lên bờ biển, tại các mặt trận ở Thái
Bình Dương, Âu Châu, Bắc Phi. Trước khi một triệu quân Ðồng Minh đổ bộ lên bờ
biển Normandie của nước Pháp, thì Tổng Tư Lệnh Mặt Trận là Tướng Eisenhower đã được
các Khoa Học Gia báo cho biết, Ngày N đổ bộ, sẽ có sóng to gió lớn. Nhưng vì yếu
tố bất ngờ, cuộc đổ quân lớn nhất trong lịch sử chiến tranh đã thành công, làm
cho Phe Trục trở tay không kịp, vì đã không tin Ðồng Minh dám đổ bộ trong khi
biển có sóng lớn.
Trong các loại thiên tai thường xảy
ra như nuí lửa, động đất, gíó bão,,thì sóng cũng được xem như là một hung thần
tàn bạo đáng nể sợ. Tại bờ biển Scotland trong mùa đông chướng, các đợt sóng lớn
có thể làm xê dịch những tảng đá có trọng lượng trên 500 tấn, một cách nhẹ
nhàng. Ngoài biển, khi gió lớn tới cấp 14, sóng có thể đánh tung các con tàu trọng
tải từ 10.000 tấn trở lên, vào bờ là chuyện rất thường. Tại HoaKỳ, tiểu bang
Florida là vùng đất suốt 60 năm qua, từng chịu nhiều thảm cảnh Cyclone, qua các
cơn bão lớn tàn pha như Hugo năm 1989, Andrew năm 1992 và năm 2004, cũng bị mưa
bão lớn , gây sóng cao hất nhiều du thuyền lên mái nhà trong bờ.
Bờ biển Waimea Bay ở Ðảo Big Island
của Tiểu Bang Hawaii, có sóng to nhất trên thế giới, còn những con sóng cao từ
9-10m, được coi là chuyện bình thường. Ngày 3-4-1968 tại dây có một con sóng
cao tới 16,50m. Nhưng sóng dài nhất lại thường xảy ra trong Vịnh Matanchen của
Mễ Tây Cơ, thường có chiều dài từ 2-3km khi ập vào bờ. Ngày 24-4-1771, có một
ngọn sóng thần cao tới 93m, từ ngoài khơi Ðảo Isigaki, khi đập vào bờ đá, đã bứng
một rặng San Hô nặng 828 tấn, văng xa tới 2 km. Ngày 4-12-1984, các nhà địa chất
học, đã tìm lại được dấu vết của ngọn Sóng Thần cao 340m, mà 100.000 năm trước,
đã đập vào bờ biển Lanai của Tiểu Bang Hawaii, nguyên do từ một Vẫn Thạch khổng
lồ rớt xuống biển, khiến núi lửa bị nức chảy nham thạch, làm lở đáy đại dương.
Theo sự giải thích của Nhà Hải Dương Học Williart Bascom, chính phần cuộn lỏm của
sóng, mới là nguyên nhân làm nhiều tàu thuyền bị chìm.
Theo Walter Munk, một chuyên gia khí
tượng, thì sau thập niên 50 của Thế kỷ XX tới ngày nay, người ta đã theo dõi được
đường đi của sóng, dễ dàng hơn nhờ các Vệ Tinh bay ở trên cao, có thể nhìn
xuyên các tầng mây mù che kín phía dưới. Bài học sóng thần ngày chủ nhật
26-12-2004, đã được biết trước nhưng vì các nước Nam Á thiếu thiết bị cảm nhận
hay không chịu tin vào khoa học kỹ thuật, nên đã hứng chịu một thảm kịch chưa từng
có trong lịch sử nhân loại.
Nhưng đối với những cơn sóng
Tsunami, khổng lồ và hung hãn, thì thật khó biết trước đường đi của chúng. Sáng
sớm ngày 1-4-1946, trong quần đảo Aléoutiennes ở Alaska, bị một cơn động đất
7.3 và 45 phút sau đó, ngọn Hải Ðăng tại Mũi Scotch, cách mặt nước 10m, bị một
sóng thần cao 30m, phá hủy hoàn toàn.. Cùng ngày, lúc 7 giờ sáng, cơn sóng thần
trên từ Alaska kéo tới thành phố Hilo, trên Ðảo Hawaii, giết chết 159 người và
làm sập đổ nhiều nhà cửa tại đây.
Sóng Thần theo tiếng Nhật là
Tsunami, thường rất ít xảy ra nhưng nếu có, chúng sẽ tung hoành không sao cản nổi.
Tới nay, danh từ Sóng Thần vẫn không được các nhà khoa học chấp nhận, vì hiện tượng
Tsunami không có liên quan gì tới sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng, mà hoàn
toan do những cơn chấn động dử dôi của võ trái đất. Sự lạ lùng nhất của Tsunami
là tại sao, một đợt sóng bình thường nhìn thấy ngoài biển, lại trở thành
Tsunami có sức tàn phá khủng khiếp, khi tiến vào bờ . Sức mạnh của Tsunami là sự
cấu thành của cột nước, không bị lệ thuộc vào chiều sâu của biển. Còn tốc độ
trái lại rất khủng khiếp, lên tới 800 km/giờ. Sóng thần khi vào tới bờ, bị dồn
ép trong địa hình giới hạn, làm nó phải vươn cao lên và đổ ập vào bờ. Vì không
ý thức được hiểm họa trên nhiều người đã phải chết thảm vì Tsunami.
Từ năm 1948, một Trung Tâm Báo Ðộng
Sóng Thần đã được thành lập tại Honolulu, để bảo vệ Hawaii và 25 quốc gia ven
biển Thái Bình Dương. Trong 10 năm đầu, Trung Tâm đã báo động được hai lần có
Sóng Thần nhỏ nhưng năm 1960, một Tsunami khổng lồ xuất hiện, gây nhiều thươg
vong tại Chili, Hawaii và Nhật, thì máy móc của Trung Tâm lại im re, không hề
phát hiện một tín hiệu bao động nào hết. Theo các nhà Khoa Học, sở dĩ có tình
trạng trên vì máy móc sẽ trỡ thành bất khiển dụng, trong trường hợp động đất xảy
ra ở dưới đáy biển, tạo thành sự sụt lở của bùn, đá hoặc băng , một cách chớp
nhoáng. Do trên, năm 1958 tại Alaska có một Tsunami lớn nhất nhưng máy móc
không ghi nhận được. Tóm lại không phải Tsunami chỉ diễn ra một lần, trong một
chu kỳ 10-20 năm như Bruce Turner, một chuyên gia địa chất từng nhận xét, mà nó
có thể xuất hiện bất chợt và bất cứ nơi nào trên thế giới, vì cho tới nay, chưa
có ai ngăn cản nổi.
3-Tai Trời, Ách Người
Tại Xã Nghĩa trong năm 2004 :
Sau khi xảy ra động đất và sóng
thần tại Nam Á, Nguyễn Ngọc Thủy viện trưởng viện khoa học của VC, trong lúc được
phỏng vấn , đã khoe là VN nhờ không nằm trong vòng cung đông đất của vùng Thái
Bình Dương, nên đã tránh được thảm họa Sóng Thần vào ngày chủ nhật 26-12-2004
như các nước Nam Á và Ðông Phi. Nhưng có điều VC lại quên nói tới, là suốt năm
2004, đồng bào VN cũng đã chịu nhiều tai trời như Lũ Lụt, Bảo Tố tại các tỉnh
Miền Bắc , Miền Nam nhưng đau khổ nhất vẫn là Nạn Hạn Hán, đã xảy ra từ tháng
4-2004 tới cuối năm , tại các tỉnh Nam Trung Phần, từ Phú Yên vào, mà khô hạn
nhất vẫn là tỉnh Bình Thuận. Từ bao đời, vùng Tam Phan (Phan Rang, Phan Rí và
Phan Thiết) đã nổi tiếng nhất trong nước là vùng khô hạn và mưa ít. Trong năm
2004, từ tháng tư đang trong mùa mưa, nhưng
suốt mấy tháng trời chỉ nắng chan chan, khiến cho hầu hết sông, suối, lạch, hồ
gần như khô tới đáy. Thêm vào đó, nước mặn từ biển , xâm nhập vào các con sông
khô nước tại các quận Tuy Phong, Hòa Ða, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân, khiến cho hơn
50.000 mẫu ruộng trong tỉnh khô cháy. Trong lúc đó, các hồ Cà Giây, Ðá Bạc
không còn nước, riêng Hồ Sông Quao-Ða Mi chỉ còn chưa tới 19 triệu lít nước.
Tóm lại khô hạn chẳng những làm cho ruộng đồng khô cháy, mà còn không đủ nước uống
cho đàn gia súc, nguy cơ làm cho 16.430 gia đình - 75.778 người chết đói, nếu
tình trạng nắng hạn vẫn không thay đổi. Trong lúc đó, tình trạng khô cháy tại
các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Ðịnh cũng chẳng có gì hơn Bình
Thuận. Các hồ chứa nước nổi tiếng Ninh Giang, Ða Nhim (Ninh Thuận), Ðồng Cam,
Tam Giang, Phú Xuân (Phú Yên), Núi Một, Hội Sơn, Thuận Ninh (Bình Ðịnh), cũng
khô cạn nước.
Trong lúc cả thế giới cùng đau khổ
trước thảm họa động đất và sóng thần vừa qua, khiến cho cả trăm ngàn nạn nhân bị
chết thê thảm, làm cho 5 triệu người trong vùng lâm cảnh tay trắng, sống đời
màn trời chiếu đất, thì tại Xã Nghĩa , Công An VN lại khoe, tính tới cuối năm
2004, đảng VC cùng Trung Cộng, đã cùng cấm được hằng ngàn cọc biên giới Việt-
Hoa. Hỡi ơi, qua mấy ngàn năm lịch sử, chưa có triều đại nào, mà con cháu Lạc Hồng
lại bị nhục nhả, hèn kém như Triều Ðại Hồ Chí Minh. Tai trời tuy có làm cho đồng
bào khổ đau, chết người và mất mát vật chất nhưng con người có thể tạo lại được
những mất mát đã mất. Còn VC đem bán nhượng đất đai, lãnh hải cho Trung Cộng,
thì biết tới bao giờ, chúng ta và con cháu mới thu hồi lại được ? Chẳng nhưng
thế VC còn bán nhượng lãnh hải phía nam, cho cả Nam Dương và Thái Lan, để đổi lấy
tiền, chuẩn bị chạy. Ngày nay, Trung Cộng qua những văn kiện bán nước của VC,
do chính Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng ký từ năm 1958 (Hoàng Sa, Trường Sa), Nguyễn
Văn Linh, Đổ Mười, Phạm Đồng (cam kết Thành Đô 1990) tới nay, đã coi biển Ðông
Hải của VN là lãnh hải của Tàu. Chúng ỷ sức mạnh và văn kiến bán nước, ngang ngươc
muốn làm gì thì làm, từ sự đem giàn khoan dầu KanTan 3 vào hoạt động trong Vịnh
Bắc Việt,giàn khoan HĐ81 năm 2014, cho tới việc xảy ra cơm bữa trên biển Ðông,
bắt cướp, tông tàu , rượt đuổi ngư dân VN, bất chấp công pháp quốc tế, cũng như
sự hiện diện của các chóp bu đảng bù nhìn, chỉ biết đàn áp đồng bào trong nước
mà thôi.
VN may mắn không bị thiên tai sóng
thần vừa qua, nhưng ách người thì thê thảm không sao kể xiết. Tính tới cuối năm
2004, VC đã qua mặt quan thầy Nga So-Trung Cộng , về sự tham nhũng đứng đầu thế
giới. Người VC cũng được xếp hạng là có nhiều tỷ ohú đô la nhiều nhất ..
Thảm họa cũng đã tới miền đông bắc nước
Nhật với động đất lẫn sóng thần vào ngày 26-3-2011, làm hơn 9000 người thiệt mang
nhưng đau khổ nhất vẵn là việc các nhà máy điện nguyển tử bị hư hỏng, làm thất thoát
chất phóng xạ trong không khí lẫn nước biển, khiến cho nước Nhật khốn đốn tới nay
vận chưa giải quyết xong..
Cuối
Chạp 2014
Viết
tại Xóm Cồn Hạ Uy Di
MƯỜNG
GIANG
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen