Nhóm phóng viên tường trình từ VN
Thịt chim nướng tại một quán nhậu. RFA PHOTO
Thời
gian gần đây, các quán nhậu thịt rừng và quán chuyên bán về chim ở các
thành phố miền Trung đã phát triển một cách khác thường do nhu cầu ăn
nhậu sạch của các khách hàng có tiền và vô hình trung, nhậu thịt rừng,
chim trời trở thành một cái mốt thời thượng của dân nhậu. Mà qua đó,
cũng tạo ra hàng trăm mối kiếm tiền cho nhiều người cũng như tạo ra mối
di hoạ cho hàng triệu người về lâu về dài. Thiên nhiên đang ngày càng
khô khóc, trơ trọi, khách nhậu đang ngày càng đông đúc và lượng bia rượu
tiêu thụ ngày càng mạnh lên.
Tàn sát chim trời
Một bác sĩ tên Hòa ở Tuy Hoà, Phú Yên, chia sẻ: “Thịt
rừng nói về cấu tạo hóa học với thịt thường thì giống nhau thôi. Nhưng
thịt rừng được cái là cơ nó săn hơn nên thích hơn. Thứ hai nữa là thịt
rừng có một ưu thế nữa là nó không bị tồn dư chất kháng sinh, những chất
gây béo phì…mấy hoạt chất khoa học rất nguy hiểm cho cơ thể. Nó tốt hơn
rõ ràng đó, chứ về mặt bổ dưỡng thì như nhau. Chứ đồ nuôi thì nào là
thuốc tăng trọng, thuốc kháng sinh, chất để giữ nước làm mập con vật
lên, những thứ đó thì thịt rừng không có”.
Theo
bác sĩ Hòa, hiện tại, mỗi chiều thứ bảy hằng tuần ông đều đưa vợ con ra
một quán thịt rừng hoặc một quán thịt chim nào đó để ăn uống, xả
stress. Vì theo ông, thịt chim hoặc thịt rừng dù sao cũng sạch sẽ, an
toàn và không vướng phải những thứ bột cám siêu nạc, siệu thịt như thịt
của các con vật nuôi. Tiêu chuẩn của gia đình ông là hằng ngày phải ăn
cá, thịt bò và rau mua từ siêu thị, chỉ có như vậy mới an toàn.
Và
không riêng gì gia đình ông, tất cả những người có tiền, biết lo cho
sức khoẻ đều nghĩ đến những nguồn thực phẩm nguyên sơ, không qua chăn
nuôi của con người bởi vì một khi thực phẩm Trung Quốc đã tràn lan trên
thị trường thì chuyện phân biệt đâu là thực phẩm của Việt Nam, đâu là
của Trung Quốc cũng hết sức khó khăn, nan giải.
Bác
sĩ Hoà cho biết thêm là ngay gần nơi ông sống, có cả một cửa hàng
chuyên cung cấp thịt rừng và thịt chim, đặc biệt, các loại chim thường
gặp ở đồng ruộng như chim quốc quốc, tức đỗ quyên, gà nước, bìm bịp, cu
gáy, chim mía, chim sẻ… Các loại chim này có thể mua bất kì giờ nào. Bởi
chủ cửa hàng này có riêng một đội ngũ chuyên săn bắt, đánh bẫy chim
trời về bán cho ông ta. Thường thì một con chim sẻ được mua vào với giá
từ năm ngàn đồng đến bảy ngàn đồng, tuỳ vào mùa tiêu thụ nhiều hay ít,
các loại chim khác cũng có giá xấp xỉ từ ba chục ngàn đồng đến năm chục
ngàn đồng, nguồn lúc nào cũng dồi dào.
Bẫy chim trời phục vụ các quán nhậu. RFA PHOTO.
Những
người đi săn chim, trung bình mỗi ngày có thể kiếm được từ năm trăm
ngàn đồng đến một triệu đồng, nếu đi săn thú rừng thì số tiền kiếm được
nhiều hơn, chính vì vậy, các cánh rừng ở Ba Tơ, Nghĩa Hành luôn có nhiều
thợ săn hoành hành. Gần đây, thịt chim bắt đầu tăng giá vì mùa Tết đang
đến, hơn nữa hàng hoá cũng khan hiếm do thợ đánh bắt quá nhiều, chim
trời, thú rừng ngày càng vắng bóng, đã có loài bị tuyệt chủng.
Khi
nghe chúng tôi hỏi liệu thói quen ăn nguồn thịt tự nhiên của các gia
đình có nhiều tiền có phải là nguyên nhân dẫn đến một số loài tuyệt
chủng. Vị bác sĩ này gật đầu, đồng ý như vậy, ông cho rằng chính gia
đình ông cũng góp phần làm tuyệt chủng một số loài. Nhưng có một sự thật
mà ông thấy đắng cay là nếu tiếp tục dùng thực phẩm trôi nổi trên thị
trường, một ngày nào đó dòng họ ông không chừng cũng tuyệt chủng.
Những sát thủ chim trời
Ông Sĩ, một tay thợ săn được mệnh danh là sát thủ chim trời ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, chia sẻ: “Heo
rừng bữa nay không còn để mà săn. Người ta săn, bẫy hết rồi. Khái niệm
săn ở đây là bẫy đó, không có bắn gì hết, vì súng bị cấm lấy đâu mà săn.
Cho nên người ta đi săn người ta bẫy, người ta lấy dây thừng làm bẫy,
con thú đi ngang qua nó mắc lại thì người ta bắt. Nó quá nhiều bẫy,
không kiểm soát được, thú rừng luôn luôn có, như thịt nai thì vô tư.”
Theo
ông Sĩ, hiện tại, thu nhập của ông thuộc vào diện khá nhất trong làng,
điều này giúp cho gia đình ông thoát khỏi cái nghèo một cách dễ dàng. Vì
trên quê hương ông, nếu không làm quan chức thì phải có vốn thật nhiều,
hoặc là làm lâm tặc, làm sát thủ chim trời, sát thủ rừng mới hy vọng có
tiền cho con ăn học, đến khi chúng ra trường lại có vốn để đút lót cho
con có chỗ làm việc. Mọi thứ đã xếp đặt ổn định đâu vào đó rồi, khó mà
thoát ra được thứ luật chơi quái gở này.
Chính
vì thế, mặc dù là môt người có tôn giáo, một Phật Tử, nhưng ông Sĩ
không còn lựa chọn nào khác, ông phải chấp nhận sát sanh để đổi đời.
Nghèo quá, khi đến chùa cũng có thể bị người ta khinh, nhưng khi giàu
có, dù có làm việc gì ác ôn ngoài đời vẫn được trọng vọng. Bài học chua
xót này đã khiến ông quyết định không đến chùa nữa, bằng mọi giá phải
làm giàu. Cơ hội hiện tại của gia đình ông là bẫy chim, làm sát thủ chim
trời, ông không thể bỏ qua.
Cũng
theo ông Sĩ, bất kì nghề nào cũng có luật chơi của nó, không phải tự
dưng mà có thể mang bẫy đi bắt từng lồng chim lớn để rồi đi nghênh ngang
ngoài đường được, phải có chung chi, phải biết trên dưới mới bền. Đương
nhiên, một thợ bẫy chim quèn như ông thì không thể dùng bì thư tiền
triệu để nộp cho cán bộ có liên quan, công an, nhưng những bữa nhậu thịt
chim loại xịn, cộng với rượu ngon diễn ra hàng tuần với cán bộ cũng đủ
làm họ vui lòng, mát ruột để cho ông tha hồ đi bẫy, đi săn mà không gây
khó khăn.
Cũng
theo ông, một khi cá đã cắn câu, cán bộ đã bén mùi thịt sẻ nướng lá
chanh thơm lựng, tiết sẻ pha rượu rừng vừa ngọt vừa tanh lại vừa cay,
cháo chim cu gáy béo ngậy để lót bụng, thịt đỗ quyên rô ti béo ngậy,
thịt gà rừng nướng giữ nguyên hương vị núi rừng, cỏ cây… thì họ càng
trông cho ông bẫy được nhiều để có cái mà nhậu, dại gì họ bắt ông hay
cấm ông. Đó là luật chơi.
Cũng
theo ông Sĩ, nếu ông không bẫy thì người khác cũng bẫy, người ta thi
nhau bẫy, săn bắt, thậm chí cán bộ còn mang cả súng vào rừng để bắn hạ
con nai, con hoẵng, con lợn rừng và nhiều động vật quí hiếm khác về ăn
thịt. Một người nghèo khổ như ông nếu nghĩ đến lương tri thì sẽ mãi
nghèo trong đất nước này. Chính vì vậy, ông bất chấp.
Câu
chuyện đến đây tạm dừng, chúng tôi không thể bình luận gì thêm, cũng
không thể thông cảm cho những người như bác sĩ Hoà, ông Sĩ thợ săn.
Nhưng, thiết nghĩ, còn một nguyên nhân sâu xa khác, đó mới chính là ung
nhọt dẫn đến thiên nhiên ngày càng trở nên khô héo, trơ trọi.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen