Trọng Nghĩa
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đồng nhiệm Ấn Pranab Mukherjee - REUTERS /Ahmad Masood
Trong
những vấn đề này, chắc chắn có quyết định của Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác
với Việt Nam trong việc thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông, vừa
được chính thức hóa vào tuần trước, một quyết định được so sánh với một
nước cờ dùng để cảnh cáo Trung Quốc.
Thỏa thuận hợp tác dưới dạng
một ý định thư giữa hai tập đoàn dầu khí Nhà nước ONGC Videsh Limited
(OVL) và Petro Việt Nam ký kết hôm 15/09/2014 nhân chuyến công du Việt
Nam của Tổng thống Pranab Mukherjee đã chính thức hóa việc Ấn Độ mở rộng
hoạt động thăm dò dầu và khí đốt ngoài khơi Việt Nam, cụ thể là tại
Biển Đông.
Theo báo chí Ấn Độ, vào tháng 11 năm 2013, Việt Nam đã
đề nghị cho Ấn Độ quyền khai thác 5 lô mới tại Biển Đông – mang ký hiệu
17, 41, 43, 10 và 11-1 và 102 & 106/10 – đều nằm ngoài các vùng bị
Trung Quốc tranh chấp. Trong số năm lô này, ONGC Videsh sẽ thăm dò từ 2
đến 3 lô.
Điểm đáng chú ý là quyết định tăng cường hợp tác Ấn-Việt
tại Biển Đông lần này đã được loan báo một cách công khai và rộng rãi,
trái với thái độ tương đối kín đáo trong những lần trước đây. Tín hiệu
đầu tiên chẳng hạn đã được tung ra vài ngày trước lúc Ngoại trưởng Ấn Độ
ghé Việt Nam vào cuối tháng 8, khi hai nước xác nhận là hợp đồng thăm
dò của ONGC tại một lô dầu tại một vùng bị Trung Quốc tranh chấp được
triển hạn thêm một năm.
Theo giới quan sát, trái với chính quyền
tiền nhiệm tại New Delhi, đương kim Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và
chính phủ của ông có một quyết tâm mạnh mẽ hơn trong việc không để cho
Bắc Kinh lấn lướt, mặc dù vẫn cần đến Trung Quốc về mặt kinh tế.
Khi
công khai hóa quyết định dấn thân sâu hơn vào Biển Đông, một khu vực mà
Trung Quốc cho là vùng ảnh hưởng của họ, chính quyền Modi như muốn nhắn
nhủ chế độ Bắc Kinh là tình hình đã thay đổi, và Trung Quốc không thể
tự tung tự tác như họ thường làm.
Lời nhắn nhủ này lại càng rõ
ràng và kiên quyết hơn nữa khi việc ký kết thỏa thuận tăng cường hợp tác
dầu khí với Việt Nam tại vùng Biển Đông được thực hiện vài ngày trước
chuyến công du Ấn Độ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo
giới phân tích, việc New Delhi tiến sâu hơn vào Biển Đông nằm trong kế
sách đối phó lại chiến lược vây hãm Ấn Độ mà Bắc Kinh đang đẩy mạnh.
Ngoài việc không ngần ngại củng cố sự hiện diện tại vùng biên giới đang
tranh chấp với New Delhi, trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã vung tiền
chiêu dụ các quốc gia láng giềng của Ấn Độ như Pakistan – đối thủ trực
tiếp của New Delhi - hoặc Nepal, Sri Lanka, Maldives, ba nước nằm trong
vùng ảnh hưởng của Ấn.
Việc dấn thân sâu hơn vào khu vực sát cạnh
Trung Quốc như Biển Đông, cũng như việc tăng cường quan hệ quốc phòng
với Việt Nam do đó mang ý nghĩa chiến lược rất quan trọng, cho phép Ấn
Độ hiện diện thường xuyên hơn và một cách chính đáng trong vùng.
Bên
cạnh đó, chính quyền Ấn Độ hiện nay cũng mở rộng tầm với của mình đến
một nước láng giềng khác của Trung Quốc là Nhật Bản, với kết quả rõ nét
nhất là mới đây, hai Thủ tướng Modi và Abe đã đồng ý nâng cao quan hệ
quốc phòng và chiến lược.
Tại Nhật Bản, thông điệp của Ấn Độ đối với Trung Quốc đã bộc lộ rõ ràng trong phát biểu «
Một số nền dân chủ như Ấn Độ và Nhật Bản tin tưởng vào hướng phát triển
theo con đường của hòa bình, của Đức Phật. Nhưng vẫn còn một số quốc
gia khác vẫn đang theo đuổi các chính sách bành trướng của thế kỷ 18,
lấn chiếm đất đai và vùng
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen